MỤC LỤC
Trong quá trình xây dựng chiến lược, các mục tiêu dài hạn có thể do ban quản trị cấp cao đề ra một cách tập trung thống nhất (phương pháp đi từ trên xuống) hoặc có thể dựa vào các mục tiêu bộ phận do các nhà quản trị cấp thấp hơn xây dựng cho đơn vị mình, từ đó mà hình thành nên các mục tiêu chung (phương pháp đi từ dưới lên). Tuy nhiên, nó có khá nhiều hạn chế như (1) nó khó áp dụng cho những doanh nghiệp mới vì không biết bắt đầu từ đâu; (2) nó không cho phép đề xuất một chiến lược cụ thể; (3) tầm quan trọng của thị phần được thể hiện trên ma trận không tương ứng với bản thân thị phần đó; (4) nếu không có cơ hội tăng trưởng thì ma trận này không phù hợp.
Lựa chọn phương án chiến lược phù hợp với môi trường
Phương pháp ma trận được sử dụng phổ biến ở những môi trường kinh doanh mà cỏc yếu tố liờn quan đến hoạch định chiến lược cú thể nhận dạng tương đối rừ. Bên cạnh đó, một yếu tố cũng quan trọng là doanh nghiệp phải có hệ thống quản trị tương đối đồng bộ, trình độ của các nhà hoạch định phải đạt mức tiên tiến.
Vì vậy, nếu các cơ quan nhà nước can thiệp quá sâu vào tiến trình hoạch định chiến lược của doanh nghiệp thì sẽ làm cho tiến trình hoạch định mang tính hình thức và chủ quan, ngược lại, nhà nước cần ban hành chính sách khuyến khích tính tự giác trong việc hoạch định của các doanh nghiệp hướng tới lợi ích lâu dài. Trên thế giới, hiện nay đã hình thành nhiều liên minh kinh tế như: Liên hiệp các nước Châu Âu EU, Liên hiệp các nước Đông Nam Á ASEAN, Tổ chức thương mại thế giới WTO..xu hướng hội nhập ngày càng mở ra nhiều cơ hội kinh doanh như thị trường rộng lớn hơn, giảm chi phí sản xuất và kinh doanh do dỡ bỏ hàng rào thuế quan..nhưng bên cạnh đó cũng đem lại rất nhiều thách thức như sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, nhiều tệ nạn và tội phạm kinh tế hơn.
Chính vì vậy, doanh nghiệp phải không ngừng hoàn thiện công tác quản trị của mình và áp dụng các thành tựu mới của khoa học quản lý, có như vậy mới bắt kịp với thời đại và không bị tụt hậu so với các đối thủ cạnh tranh của mình. Trong công tác hoạch định chiến lược kinh doanh cũng vậy, các doanh nghiệp cần phải không ngừng hoàn thiện với việc sử dụng nhiều công cụ hoạch định chiến lược hiệu quả nhằm giảm thời gian và chi phí để tạo ra lợi thế cạnh tranh so với đối thủ của mình.
Với đặc điểm của môi trường kinh doanh hiện đại, những thủ pháp hoạch định chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ trở nên lỗi thời và không còn phù hợp với môi trường một cách nhanh chóng. Điều đó đòi hỏi các nhà quản trị doanh nghiệp phải không ngừng hoàn thiện, sáng tạo, đổi mới trong công tác hoạch định chiến lược kinh doanh nhằm dành thế chủ động, dẫn đầu.
Năm 1979 được nhà nước cho phép sáp nhập Liên hiệp các xí nghiệp chè (thuộc Bộ Lương thực và Thực phẩm) với Công ty Chè Trung Ương thuộc Bộ Nông nghiệp, thành lập liên hiệp các xí nghiệp công nông nghiệp Chè Việt Nam theo quyết định số 75/CP ngày 2/3/1979 của Hội đồng Chính phủ, đồng thời Nhà nước cho sáp nhập phần lớn những nông trường chuyên trồng chè của địa phương vào liên hiệp, nhằm gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến, gắn quốc doanh với tập thể, để hợp tác tương trợ nhau trong sản xuất kinh doanh, thực hiện một bước sự thống nhất kinh doanh theo ngành kinh tế kỹ thuật. Nhận và cung ứng vốn cho tất cả các đối tượng được đầu tư, là chủ đầu tư, nghiên cứu cải tạo giống chè, trồng trọt, chế biến tiêu thụ, xuất nhập khẩu sản phẩm chè, vật tư thiết bị ngành chè, tiến hành các hoạt động kinh doanh khác đúng pháp luật, cùng với chính quyền địa phương chăm lo phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng trồng chè, đặc biệt đối với vùng đồng bào dân tộc ít người, vùng kinh tế mới, vùng sâu vùng xa có nhiều khó khăn, xây dựng các mối quan hệ kinh tế và hợp tác đầu tư, để phát triển trồng chè góp phần thực hiện xóa đói giảm nghèo, phủ xanh đất trống đồi núi trọc và cải thiện môi sinh.
Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu đem lại doanh thu cho Tổng công ty góp phần thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước. Năm 2003 là năm kinh doanh chè có lãi, năm 2004 sản lượng dồi dào nhưng lại bị ép giá, chi phí kinh doanh tăng nên cuối cùng Tổng công ty vẫn thua lỗ nặng, sang năm 2005, tình hình sản xuất kinh doanh ngày một khó khăn, đa số các đơn vị thuộc Tổng công ty chè đều thua lỗ.
Cụ thể, chiến lược sản xuất và kinh doanh của Tổng công ty bao gồm 3 nội dung: (1) Đánh giá hiện trạng về tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ; (2 ) Định hướng phát triển; (3) Kiến nghị với nhà nước. Sự gắn kết về quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ giữa Tổng công ty và các đơn vị chưa rừ ràng, chưa tập trung được sức mạnh về vốn và thị trường để hỗ trợ sự phỏt triển chung trong toàn công ty.
Tổng công ty định hướng cho viện nghiên cứu chè tập trung vào công tác nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu giống chè mới theo hướng tăng tỉ lệ diện tích chè giống mới có năng suất, chất lượng cao. Chú trọng công tác về trao đổi thông tin khoa học kỹ thuật, về giống chè và đào tạo ngắn hạn với các viện nghiên cứu chè Trung Quốc, hợp tác và học tập quy trình thâm canh và cơ giới hóa sản xuất với viện nghiên cứu chè Nhật Bản, Srilanka, Đài Loan.
Thực hiện chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu chè, từ năm 2001 sản lượng xuất khẩu chè của Tổng công ty luôn đứng đầu trong 163 đơn vị tham gia xuất khẩu, chiếm hơn 34%. Tính đến nay sản phẩm chè của Tổng công ty đã có mặt tại hơn 40 nước, trong đó có các thị trường khó tính như Anh, Pháp, Mỹ, Nhật..điều đó thể hiện một thành công rất lớn trên trong việc thiết lập và mở rộng thị trường của Tổng công ty.
Việc sản xuất và tiêu thụ chè nội tiêu của Tổng công ty nói chung còn hết sức khó khăn mặc dù Tổng công ty đã cố gắng đa dạng hóa về bao bì, chất lượng giá cả nhưng vẫn không cạnh tranh nổi với chè sao sấy thủ công giá rẻ và tập quán tiêu dùng của người dân hay mua chè của cơ sở sản xuất tư nhân. Từ năm 2001 trở lại đây, tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty gặp rất nhiều khó khăn do thiếu vốn lưu động, giá chè xuất khẩu giảm, giá thu mua nguyên liệu cao, thị trường bấp bênh.
Trong quá trình hoạch định đã thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà khoa học thuộc viện nghiên cứu và phát triển cây chè cùng toàn thể các phòng ban trực thuộc Tổng công ty như phòng thị trường, phòng tổng hợp, phòng tài chính..Về nguyên tắc liên tục và kế thừa, Tổng công ty chè thường thực hiện điều chỉnh chiến lược sau khoảng 2- 3 năm, đồng thời hàng năm đều có báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh và đề ra phương hướng sản xuất trong năm tới. Đối với việc thực hiện các yêu cầu hoạch định, dù Tổng công ty mang tinh thần cầu thị lớn, luôn sử dụng những con số và nhận định rất khách quan, đồng thời lôi kéo được đội ngũ những nhà khoa học trong viện nghiên cứu chè và các nhà khoa học liên quan, nhưng công tác hoạch định chiến lược vẫn chưa sử dụng được các công cụ hiện đại như đã nói ở trên mà phần nhiều dựa vào cảm quan hoạch định để đưa ra con số, vì vậy các kế hoạch thường không chính xác dẫn đến không hoàn thành được kế hoạch.
Phương án chiến lược của Tổng công ty mang nặng tính chủ quan, nó không thể hiện được các luận cứ so sánh một cách khoa học với đối thủ cạnh tranh.Việc lựa chọn chiến lược của Tổng công ty diễn ra nhanh chóng và tốn ít thời gian, bởi vì công ty không có nhiều chiến lược để lựa chọn, Tổng công ty thường chỉ có một chiến lược duy nhất được xây dựng để giải quyết các vấn đề còn tồn tại ở các lĩnh vực sản xuất và kinh doanh như nông nghiệp, công nghiệp, xuất khẩu, nội tiêu….Chính vì thế mà Tổng công ty cũng không cần sử dụng những công cụ hiện đại để tiến hành lựa chọn một trong các chiến lược tối ưu nhất phù hợp với thị trường. • Do từ cơ chế cũ chuyển sang, còn nhiều hệ lụy và tác phong cũ của thời bao cấp, với văn hóa bảo thủ, tự ti, không chịu thừa nhận sai lầm và tiếp thu cái mới, nặng về giải thích lý do, khó khăn, đồng thời phải đối mặt với nhiều thách thức từ thị trường và những đổi mới về luật pháp, các vấn đề không ngừng nảy sinh, do vậy, việc tiếp thu một phương thức quản trị mới cũng như những cách làm mới để giải quyết những vấn đề mới là một vấn đề khó bởi họ sẽ dùng kinh nghiệm để giải quyết.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA TỔNG
Chuyển cơ chế hoạt động và quản lý của Tổng công ty sang mô hình đầu tư tài chính, phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tính chủ động trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thành viên, gắn với quản lý và điều hành tập trung của Tổng công ty tạo ra mối liên kết chặt chẽ bền vững về tài chính, công nghệ và thị trường…nâng cao sức mạnh và khả năng cạnh tranh của tổ hợp mẹ - con trên thị trường thế giới và trong nước. Mục tiêu phát triển chè Việt Nam trong những năm tiếp theo là củng cố và phát triển thương hiệu Vinatea bằng cách nâng cao chất lượng, sản lượng và tính cạnh tranh của sản phẩm, giảm thiểu chi phí giá thành và giá chè hợp lý, tiêu thụ chè ổn định, chiếm được tín nhiệm lâu dài trên thị trường trong nước và ngoài nước, để tăng kim ngạch xuất khẩu, làm nghĩa vụ với nhà nước, tích lũy tái sản xuất mở rộng và nâng cao thu nhập cho người lao động.
Sử dụng phương pháp Delphi, Tổng công ty có thể huy động được sự đóng góp, giúp đỡ của các chuyên gia quản trị chiến lược, hoạch định, các việc nghiên cứu chè, các trung tâm khoa học của đất nước..do vậy, phương pháp Delphi là rất khả thi cho Tổng công ty, vừa có đựơc những đánh giá khách quan, độc lập vừa tiết kiệm chi phí cho dự báo đồng thời tăng thêm độ tin cậy do sử dụng nhiều nguồn. Tuy Tổng công ty Chè đã có Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp đảm nhận chức năng phân tích và xử lý thông tin chiến lược nhưng Ban đổi mới doanh nghiệp của Tổng công ty vẫn chưa tập hợp được các chuyên gia và nhà phân tích giỏi, làm việc chưa chuyên nghiệp và mang tính thụ động cao, do vậy, công việc của Tổng công ty là thu hút và tìm nguồn nhân lực chuyên nghiệp, có năng lực trong công việc tập hợp và phân tích thông tin.