MỤC LỤC
Các ngành nghề kinh doanh được chia thành: các ngành nghề bị cấm kinh doanh- là 16 các ngành nghề cả nhà đầu tư trong và ngoài nước, bất kể hình thức sở hữu, đều bị cấm kinh doanh vì các lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, đạo đức xã hội, bảo vệ sức khoẻ con người, truyền thống, môi trường, bảo vệ thực vật và các lý do khác phù hợp Hiệp định WTO; các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, là các ngành doanh nghiệp được phép kinh doanh nếu đáp ứng một số các điều kiện do pháp luật quy định; các ngành nghề kinh doanh đòi hỏi phải có vốn pháp định; các ngành nghề kinh doanh đòi hỏi phải có chứng chỉ hành nghề; các ngành nghề dành riêng cho doanh nghiệp hợp danh hoặc doanh nghiệp tư nhân;. Nhà đầu tư nước ngoài được tự do lựa chọn (các) lĩnh vực mà mình mong muốn đầu tư, hình thức đầu tư, các biện pháp huy động vốn, vị trí địa lý và quy mô đầu tư, đối tác đầu tư và thời hạn đầu tư theo đúng các luật lệ của Việt Nam và các cam kết của Việt Nam tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành. Luật này bảo đảm các nhà đầu tư được tiếp cận một cách bình đẳng với nguồn vốn, ngoại tệ, đất đai, tài nguyên thiên nhiên, các công cụ pháp lý, các dữ liệu về nền kinh tế quốc dân, các các cơ hội đầu tư và bảo đảm nhà đầu tư có quyền khiếu nại, tố cáo hay khởi kiện. Luật có quy định về nguyên tắc không hồi tố trong trường hợp có thay đổi chính sách và đưa ra một cơ chế giải quyết tranh chấp và thực thi phán quyết của toà án phù hợp với các thông lệ quốc tế nhằm tăng cường lòng tin của nhà đầu tư. Luật cũng loại bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử về giá và phí áp dụng với các nhà đầu tư. Ngoài ra, theo Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp mới cũng như theo Nghị định của Chính phủ số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư năm 2005, các thủ tục đăng ký đầu tư/kinh doanh áp dụng với các nhà đầu tư nước ngoài đã được hài hoà hóa; giấy chứng nhận đầu tư cũng đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Do vậy, các công ty nước ngoài có dự án đầu tư không cần phải tiến hành đăng ký kinh doanh riêng theo Luật Doanh nghiệp. Thêm vào đó, bất kỳ thay đổi nào với hoạt động đầu tư, kể cả với các dự án dưới 300 tỷ đồng và không nằm trong danh mục đầu tư có điều kiện hay bị cấm, cũng phải được đăng ký lại. Yêu cầu này nhằm mục tiêu đảm bảo các quyền lợi và lợi ích chính đáng của nhà đầu tư. Các dự án đầu tư trong nước có giá trị dưới 15 tỷ đồng và không nằm trong danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện sẽ không phải đăng ký. Tuy nhiên, đăng ký đầu tư là cần thiết với các dự án đầu tư trong nước có giá trị trong khoảng từ 15 tới 300 tỷ đồng và không nằm trong danh mục đầu tư có điều kiện, và dự án đầu tư nước ngoài có giá trị dưới 300 tỷ đồng và không nằm trong danh mục đầu tư có điều kiện. Trong trường hợp thứ nhất, sẽ không cần cấp giấy chứng nhận đầu tư; trong trường hợp thứ hai, giấy chứng nhận đầu tư sẽ được. cấp trong vòng 15 ngày. Thẩm tra đầu tư là cần thiết với cả dự án đầu tư trong nước và nước ngoài có giá trị từ 300 tỷ đồng trở lên, và các dự án đầu tư trong nước và nước ngoài trong các lĩnh vực có điều kiện. Công tác thẩm tra tập trung vào i) sự phù hợp với quy hoạch kết cấu hạ tầng-kỹ thuật, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, và quy hoạch sử dụng khoáng sản và các nguồn tài nguyên khác, ii) sự phù hợp với các quy định về sử dụng đất, iii) tiến độ thực hiện dự án, và iv) các điều kiện môi trường.
Dự thảo Điều lệ công ty phải có đầy đủ chữ ký (và được ký từng trang) của chủ sở hữu công ty, người đại diện theo pháp luật của công ty đối với công ty TNHH 1 thành viên; của người đại diện theo pháp luật, của các thành viên hoặc người đại diện theo uỷ quyền đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên; của người đại diện theo pháp luật, của các cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần; Danh sách thành viên tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp – theo mẫu I-8 hoặc I-9 của Quyết định 1088/2006/QĐ-BKH ngày 21/9/2006 hoặc mẫu II-4 của Thông tư 03/2006/TT- BKH ngày 19/10/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của các thành viên sáng lập (Đối với thành viên sáng lập là pháp nhân: Bản sao hợp lệ có hợp pháp hóa lãnh sự (không quá 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ) Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác (Khoản 3 Điều 15 Nghị định 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ). Bộ hồ sơ gồm: Bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư (Theo mẫu tại Phụ lục I-3 Quyết định 1088/2006/QĐ-BKH); Hợp đồng liên doanh đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh; Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm); Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp, bao gồm: Danh sách thành viên đối với công ty TNHH có hai thành viên trở lên (Phụ lục I-8), Danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần (Phụ lục I-9), Danh sách thành viên sáng lập đối với công ty hợp danh (Phụ lục I-10), Dự thảo điều lệ doanh nghiệp (có nội dung theo quy định tại Điều 22 Luật Doanh nghiệp), Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư: bản sao quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các tài liệu tương đương khác đối với nhà đầu tư là tổ chức; bản sao hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân đối với nhà đầu tư là cá nhân, Giải trình kinh tế-kỹ thuật của dự án.
Xúc tiến đầu tư có ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc cấp giấy chứng nhận đầu tư: xúc tiến đầu tư tốt sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư vào đầu tư, tăng tỷ lệ cấp giấy chứng nhận đầu tư và ngược lại. Tuy nhiên, hiện nay đội ngũ thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận đầu tư còn yếu, trình độ Anh văn và Pháp luật được cải thiện nhưng chưa cao, thái độ khi thực hiện công việc đôi khi còn chưa tốt.
Ngoài ra, các thị trấn trung tâm huyện lỵ của các huyện Phong Điền, A Lưới; các thị trấn Sịa, Phú Đa, Phú Lộc, Khe Tre cũng sẽ đầu tư, đồng thời xây dựng các thị trấn trung tâm tiểu vùng: Điền Hải, An Lỗ, Vinh Thanh, Vinh Hiền, La Sơn, Nam Đông, A Đớt, Hồng Vân,…sẽ góp phần làm cho quá trình đô thị hoá của Thừa Thiên Huế diễn ra trên diện rộng. Vì vậy, trong những phiên họp thường kì gần đây, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và Sở kế hoạch đầu tư nói chung đã đề ra nhiều biện pháp nhằm đưa Thừa Thiên Huế thành một trong những tỉnh thành có cơ chế hành lang pháp lý thủ tục hành chính cấp giấy chứng nhận đầu tư hoàn chỉnh, hợp lý và thông thoáng nhất, nhằm thu hút các nhà đầu tư về địa bàn tỉnh đầu tư.
Tỉnh đã phối hợp với tổ chức tài chính quốc tế (IFC) xây dựng quy định, trình tự thủ tục và cơ chế phối hợp giải quyết các thủ tục hành chính về đầu tư, xây dựng, đất đai nhằm công khai hoá các qui trình thủ tục, rút ngắn thời gian cho thuê đất, giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp; đẩy nhanh tiến độ đền bù, giải phóng mặt bằng,…Nâng cao hiệu quả quản lý về cơ chế phối hợp trong đầu tư, xây dựng, đất đai tỉnh đang tìm nguồn vốn hỗ trợ xây dựng phần mềm quản lý.Tăng cường đi cơ sở, nắm bắt tình hình thực tế, giúp doanh nghiệp, nhà đầu tư tháo gỡ các khó khăn vướng mắc. Chủ động liên hệ để giới thiệu Khu kinh tế trên các báo, tạp chí có uy tín (như Vietnam Economic Times, Vietnam News, Vietnam Investment News, Tạp chí khu công nghiệp và khu chế xuất…), phối hợp với các đài phát thanh và truyền hình của trung ương và địa phương để đưa tin và thực hiện các chuyên đề về hoạt động của Khu kinh tế nhằm quảng bá và kêu gọi đầu tư.