MỤC LỤC
Bảo đảm cung cấp đủ và an toàn năng lượng (điện, dầu khí, than); đáp ứng đủ nhu cầu về thép xây dựng, phân lân, một phần phân đạm; cơ khí chế tạo đáp ứng 40% nhu cầu trong nước, tỷ lệ nội địa hóa trong sản xuất xe cơ giới, máy và thiết bị đạt 60 - 70%; công nghiệp điện tử - thông tin trở thành ngành mũi nhọn; chế biến hầu hết nông sản xuất khẩu; công nghiệp hàng tiêu dùng đáp ứng được nhu cầu trong nước và tăng nhanh xuất khẩu. Phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa, lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực.
Để định hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn ở một số vùng, Chính phủ đã ban hành các Quyết định về phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên, về phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long và về phát triển kinh tế - xã hội 6 tỉnh đặc biệt khó khăn miền núi phía Bắc, định hướng phát triển một số cây con thời kỳ 2000 đến 2005 và 2010: cây chè, cây điều, cây rau quả, hoa, lợn xuất khẩu, bò sữa, muối và Chương trình nuôi trồng thuỷ sản. Cùng với Quyết định về chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các quyết định có liên quan phục vụ chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn: về kiên cố hoá kênh mương (dành 1.500 tỷ đồng cho các địa phương vay lãi suất bằng 0%); về cơ chế tài chính thực hiện chương trình đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn (dành một khoản ngân sách cho các tỉnh vay theo dự án với lãi suất bằng 0%).
Tín phiếu kho bạc là một công cụ tài chính rất được ưa chuộng giao dịch trên thị trường tiền tệ; tuy nhiên, hiện nay việc phát hành tín phiếu kho bạc chủ yếu với mục đích bù đắp thiếu hụt của Ngân sách Nhà nước mà chưa chú trọng đến vai trò thúc đẩy thị trường tiền tệ phát triển của nó, cho nên hiện nay, Bộ Tài chính chỉ phát hành một loại kỳ hạn 364 ngày là chủ yếu (ở nhiều quốc gia, ví dụ Singapore, mặc dù Ngân sách luôn bội thu nhưng Trái phiếu Chính phủ vẫn được phát hành với khối lượng lớn, thời hạn đa dạng để phục vụ cho hoạt động của thị trường tiền tệ). Thứ nhất, Nhà nước điều tiết thị trường thông qua luật pháp, chính sách và các công cụ điều tiết khác, bao gồm: quan điểm, chiến lược phát triển, pháp luật, kế hoạch và quy hoạch phát triển, chính sách, bộ máy và cán bộ quản lý, các nguồn lực quốc gia như: dự trữ quốc gia, tài nguyên thiên nhiên,… Để thúc đẩy sự ra đời, phát triển, hoàn thiện hệ thống thị trường, thương mại nội địa, Nhà nước trước hết phải có sự nhất quán từ lý luận đến thực tiễn về chiến lược phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng XHCN. - Hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia; cải cách hệ thống thuế để vừa đảm bảo chống thất thu thuế vừa có tác dụng nuôi dưỡng nguồn thu, vừa kích thích sự phát triển của các chủ thể tham gia thị trường; Sử dụng linh hoạt, có hiệu quả, các công cụ chính sách tiền tệ như: tỷ giá, lãi suất, nghiệp vụ thị trường mở theo các nguyên tắc của thị trường; đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, cho vay, cung ứng các dịch vụ ngân hàng tiện lợi, thông thoáng đến các doanh nghiệp và mọi người dân có nhu cầu về vốn cho sản xuất, kinh doanh, chú trọng khu vực nông nghiệp và nông thôn, đồng thời có những biện pháp hạn chế và khắc phục những rủi ro trong kinh doanh.
Ngoài ra, theo ông Long, trong tình hình giá cả có chiều hướng diễn biến phức tạp không nên điều chỉnh tăng giá đối với các hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá. Tuy nhiên, về mục tiêu tăng trưởng 8,5%, các chuyên gia kinh tế của IMF cho rằng: VN không nên làm mọi giá để đạt được mục tiêu này mà chỉ nên xác định đó là mục tiêu định hướng. Ngoài ra, để kiềm chế được lạm phát trong điều kiện hiện nay, VN cần giảm thiểu các khoản chi tiêu bằng ngân sách Nhà nước, không nên tăng thêm danh sách các mặt hàng sẽ bị Nhà nước áp đặt giá mà cần phải sử dụng linh hoạt hơn các chính sách về tiền tệ.
Khi nhìn lại quá khứ thì mới thấy hiện tượng chuyển vốn ra nước ngoài, trong nhiều trường hợp, chỉ là triệu chứng của những nguyên nhân căn bản hơn nhiều xuất phát từ việc phân bổ sai lầm các nguồn vốn trước đây thường được thực hiện dưới ảnh hưởng của nhà nước (ví dụ, chính sách tỷ giá cố định của Thái Lan bất chấp tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai ngày càng tăng; việc cố tình cho các tập đoàn Chaebol đang gặp khó khăn ở Hàn Quốc tiếp tục vay vốn; ảnh hưởng của gia đình trị ở Indonesia đối với các khoản đầu tư cho thương mại.v.v). Thực tế, kể từ khi nổ ra cuộc khủng hoảng khu vực đến nay, đã có một loạt các chủ trương chính sách và chương trình mới theo hướng cải cỏch nhận thức rừ sự cần thiết phải đạt được những tiến bộ lớn hơn về những biện phỏp cải cách cụ thể (như chương trình 5 năm của Thủ Tướng Phan Văn Khải được thông báo tháng 10/1997, Nghị quyết 4 của Trung Ương Đảng tháng 12/1997, chính thức kêu gọi đẩy nhanh tốc độ cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, thái độ thận trọng hơn của nhà nước khi bảo lãnh vay nợ của các doanh nghiệp, những cải tiến trong quy định về đầu tư nước ngoài trực tiếp.v.v.). Điều đó đòi hỏi phải có biện pháp cụ thể để hợp lý hoá các doanh nghiệp nhà nước, nhằm giải phóng các nguồn lực cho khu vực ngoài quốc doanh, cải cách và phát triển khu vực tài chính, thiết lập một hệ thống thuế thu nhập hợp lý hơn không hạn chế hay kìm hãm sản xuất của khu vực ngoài quốc doanh, xây dựng một hệ thống pháp lý và điều tiết quy định rừ ràng về việc đảm bảo tớnh toàn vẹn cỏc quyền về tài sản và sở hữu của cải vật chất cũng như quyền tự do sử dụng các tài sản đó cho mục đích thế chấp, và tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn thông tin đáng tin cậy và bổ ích.
Trong bối cảnh này, các biện pháp tốt nhất để giữ vững sự ổn định về kinh tế-xã hội là: sự quản lý kinh tế và tài chính đúng đắn, bao gồm việc điều chỉnh thường xuyên và có trật tự các biến số tài chính phù hợp với sự thay đổi của tình hình; đa dạng hoá sự phát triển nói chung, nhưng đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu; giảm thiểu mức độ lệ thuộc vào các khoản nợ nước ngoài ngắn hạn (và có thể là đầu tư ngắn hạn trên thị trường tài chính) để giảm đến mức thấp nhất tính rủi ro trong các vấn đề thanh khoản hay của các dòng vốn đầu tư mang tính chất đầu cơ xuất phát từ các yếu tố bên ngoài; và sự phân bổ công bằng các phí tổn cũng như thành quả của quá trình phát triển, bao gồm cả trong các thời kỳ điều chỉnh về cơ cấu và tài chính. Về phương diện này, nhà nước giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựng và duy trì một môi trường cho phép những người gửi tiết kiệm hoàn toàn yên tâm là nhà nước sẽ đảm bảo giữ nguyên vẹn quyền và sở hữu tài sản lâu dài cho họ; một đồng tiền mà người gửi tiết kiệm có thể yên tâm về giá trị lâu dài của nó; duy trì tỷ lệ lãi suất thực dương; một hệ thống ngân hàng lành mạnh và an toàn mà người gửi tiết kiệm có thể yên tâm lâu dài; và một tỷ giá hối đoái hợp lý nhằm hạn chế tình trạng vay vốn nước ngoài quá nhiều với những ngoại tệ đã bị mất giá.