Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và APEC: Thúc đẩy hợp tác, tạo môi trường quốc tế thuận lợi

MỤC LỤC

Cấp làm việc

Hiện nay, Uỷ ban Kinh tế đang xúc tiến nghiên cứu một số vấn đề kinh tế và hợp tác kinh tế, trong đó bao gồm triển vọng kinh tế khu vực hàng năm và vai trò của các thể chế tài chính; thuận lợi và khó khăn cũng như lợi ích của việc cơ cấu lại nền kinh tế; các vấn đề liên quan đến Kinh tế mới và Kinh tế tri thức; và một số chương trình hỗ trợ quá trình Tự do hoá, Thuận lợi hóa Thương mại và Đầu tư trong APEC. Hội nghị Bộ trưởng APEC lần thứ tư ở Băng Cốc năm 1992 nhận thấy cần phải có một cơ chế giúp việc hiệu quả để hỗ trợ và phối hợp các hoạt động trong APEC nhằm tăng cường vai trò và hiệu quả của APEC trong xúc tiến hợp tác kinh tế khu vực, đã nhất trí thành lập Ban Thư ký APEC, đặt trụ sở tại Xinh-ga- po, và lập một quỹ chung của APEC.

PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC APEC

Sự cần thiết hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và APEC

    Để tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phải tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, tranh thủ tối đa mặt tương đồng, hạn chế mặt bất đồng trong quan hệ với các nước, phải thấy rừ khú khăn và thỏch thức cũng như thuận lợi và cơ hội, theo dừi sự diễn biến phức tạp trong quan hệ quốc tế, để có chủ trương thích hợp, giữ vững nguyên tắc năng động, linh hoạt. Đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực, hợp tác bình đẳng cùng có lợi, giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng thương lượng hoà bình; lấy lợi ích quốc gia, dân tộc là cao nhất, xác định đúng đối tác, đối tượng, kiên định về chiến lược, linh hoạt về sách lược, ưu tiên cho việc củng cố quan hệ với các nước láng giềng, tránh bị rơi vào thế đối đầu, bị cô lập hay lệ thuộc. Tham gia APEC, Việt Nam có cơ hội đối thoại chính sách với các nền kinh tế phát triển hơn, tận dụng cơ hội to lớn này để tham gia vào chuỗi giá trị khu vực và mạng sản xuất toàn cầu, để thúc đẩy khả năng hội nhập thực tế từ bên trong đất nước, nâng cao năng lực và hiệu quả cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới theo cách tham gia tích cực vào hệ thống phân công lao động khu vực, không đối đầu và “phối hợp” hiệu quả hơn với các nước lớn, các nước phát triển và các nước láng giềng.

    Hợp tác kinh tế giữa Việt Nam các nước APEC

    • Hợp tác kinh tế -thương mại giữa Việt Nam và các nước APEC
      • Hợp tác kinh tế - đầu tư giữa Việt Nam và các nước APEC

        Các công ty Việt Nam đã ký kết được ba hợp đồng thương mại lớn với các công ty và tập đoàn lớn của Hoa Kỳ: Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) ký hợp đồng mua 4 máy bay Boeing 787; Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) cùng hai tập đoàn năng lượng và thiết bị năng lượng lớn của Hoa Kỳ (Fluor Corporation và Unocal International Corporation) ký hợp đồng bổ sung triển khai nghiên cứu khả thi dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt ở miền Nam Việt Nam; Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam và Tập đoàn Motorola ký hợp đồng về cung cấp trang thiết bị cải tạo mạng di động tại 8 tỉnh miền Nam. Mặc dù vậy, trong thực tiễn pháp luật Việt Nam, theo Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài, Việt Nam vẫn duy trì biện pháp cấm nhập khẩu đối với một số sản phẩm như: vũ khí, quân trang quân dụng, vật liệu nổ (trừ chất nổ công nghiệp), thiết bị kỹ thuật quân sự … nhưng vẫn phù hợp với thông lệ quốc tế và cam kết trong khuôn khổ WTO. Việt Nam cam kết hài hòa các thủ tục hải quan phù hợp với quy định và thông lệ quốc tế, tham gia nhiều công ước quốc tế liên quan đến thủ tục hải quan như: Hiệp định về trị giá tính thuế hải quan( ngày 29/12/2003), Hải quan Việt Nam bắt đầu thực hiện việc xác định trị giá hải quan theo Hiệp định GATT của Tổ chức thương mại thế giới, “Những yêu càu thực hiện nghĩa vụ pháp lý trong các đầu tư quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia về đơn giản hóa thủ tục hải quan, đòi hỏi phải đổi mới và hoàn thiện pháp luật hải quan”.

        Việt Nam cam kết thực hiện các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ trong khuôn khổ WIPO và WTO nhằm tạo điều kiện thuạn lợi cho tự do hóa thương mại và đầu tư được theerr hiện như việc luật hóa bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Luật dân sự và đặc biệt Việt Nam đã ban hành Luật sở hữu trí tuệ (2005) có hiệu lực ngày 1/7/2006 cùng một số văn bản hướng dẫn thi hành cụ thể đã thúc đẩy hoạt động sáng tạo, hoạt động thương mại liên quan đến các đối tượng của sở hữu trí tuệ, về cơ bản đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam cung tích cực tổ chức đoàn tham gia các diễn đàn thanh niên, doanh nghiệp trẻ, nghười khuyết tật và các hoạt động hội nghị, hội thao, trao đổi thông tin, đối ngoại chính sách, hợp tác nghiên cứu trong APEC nhằm tăng cường phổ biên sthoong tin và kết quả hợp tác APEC cho các đối tượng có liên quan trực tiếp như các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các cơ quan quản lý ở các cấp trung ương và địa phương cũng như các đối tượng xã hội khác nhau, ủng hộ đối với tiến trình hợp tác APEC.

        Bảng 3: Top 10 mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ năm 2012
        Bảng 3: Top 10 mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ năm 2012

        Phương hướng hoạt động của tổ chức trong thời gian tới

          Tuy nhiên, sự mở rộng phạm vi nội dung hợp tác của APEC trong những năm gần đây cho thấy APEC đang hướng đến một cộng đồng gần hơn là một “cộng đồng kinh tế” thông thường.Với mục tiêu phát huy tối đa ưu điểm của nguyên tắc tự nguyện và giảm thiểu nhược điểm và tính cứng nhắc của nguyên tắc đồng thuận, thời gian qua, APEC đã áp dụng cơ chế “Người tìm đường” (path-finder) mà một số học giả còn gọi là "liên minh tự nguyện”. Một phương thức khác mà APEC áp dụng ngày càng nhiều là xây dựng các bộ “thông lệ/thực tiễn tốt nhất” (best practices) trong các lĩnh vực khó đạt được ý kiến thống nhất, vừa để các thành viên đi tiên phong chia sẻ kinh nghiệm với thành viên khác, vừa tạo ra những mô hình kiểu mẫu để tăng tính thống nhất, đồng bộ và hội tụ trong quá trình thực thi của các thành viên. Khi điều kiện để hình thành một FTA chung của APEC còn chưa chín muồi thì việc xây dựng bộ “best practices” của APEC về FTA/RTA và khuyến khích các FTA/RTA có điều khoản mở để các thành viên khác có thể tham gia sau là những nỗ lực kịp thời nhằm phát huy mặt tích cực và giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực của làn sóng FTA/RTA mới đối với APEC, làm tăng tính cộng đồng giữa 21 nền kinh tế thành viên.

          Về hợp tác tài chính

          Tổ chức APEC đã nghe WB, ADB (Ngân hàng phát triển Châu Á) và OECD ( Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) trình bày về các giải pháp huy động nguồn lực tài chính cho CSHT, đặc biệt là mô hình quan hệ đối tác công – tư (PPP), cùng những kinh nghiệm trong việc quản lý các nguồn vốn này, và những tác động của việc sử dụng các nguồn lực ngoài ngân sách tới chính sách tài khoá. Thể hiện vai trò trong việc giải quyết vấn đề chung của cộng đồng, đặc biệt là các vấn đề kinh tế của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, vì từ rất sớm, các nhà lãnh đạo APEC đã nhìn thấy triển vọng của một cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương, ngay trong tuyên bố Xiatơn năm 1993 đã lần đầu tiên chính thức đề cập đến một Cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương. Để APEC ngày càng được củng cố và phát triển, nâng cao hơn nữa sức sống, sự năng động, uy tín của APEC và khu vực châu Á Thái Bình Dương “an toàn, ổn định và thịnh vượng”, Việt Nam cùng với các nước thành viên tích cực hợp tác, hỗ trợ nhau về mọi mặt về những quyền lợi chung, vì an ninh, hợp tác và phát triển, trong đó Việt Nam luôn luôn mong muốn và sẽ có những đóng góp xứng đáng vào những thành công chung của APEC, đồng thời thể hiện uy tín, vị thế và sẵn sàng tham gia hội nhập quốc tế của Việt Nam.