MỤC LỤC
Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học ở cấp trung học cơ sở. Người giáo viên tiểu học vừa dạy các bộ môn, vừa là giáo viên chủ nhiệm, quản lý trực tiếp, toàn diện học sinh của lớp mình phụ trách, chịu trách nhiệm về chương trình giảng dạy, phối hợp với các giáo viên năng khiếu, giáo viên tổng phụ trách đội để hoàn thành kế hoạch giáo dục.
Ông Nguyễn Ngọc Quang: Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất. - Mặc dù những định nghĩa trên có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng đều nêu lên bản chất của quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có tính định hướng của chủ thể quản lý lên các thành tố tham gia vào quá trình hoạt động giáo dục nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục trong một môi trường luôn biến động.
Các giải pháp để quản lý, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ đối với đội. Tổ chức thực hiện tốt các trường, khoa sư phạm các cơ sở đào tạo bồi dưỡng nhà giáo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn tới. Tập trung thực hiện một số giải pháp nhằm bổ sung đội ngũ giáo viên cho các vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Về chuyên môn tập trung đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, bồi dưỡng các trường và khoa sư phạm, bám sát yêu cầu đổi mới chương trình phổ thông. Xây dựng kế hoạch bảo đảm về cơ bản ĐNGV phổ thông đạt chuẩn đào tạo theo quy định và nâng dần số có trình độ đào tạo trên chuẩn để xây dựng ĐNGV cho một số lĩnh vực ngành nghề mới, tăng tỷ lệ giảng viên đại học có trình độ thạc sĩ lên 40%, trình độ tiến sĩ lên 25% vào năm 2010. + Nâng cao chất lượng, đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD. Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý; xây dựng và chăm lo đào tạo đội ngũ giáo viên chuyên ngành về quản lý giáo dục để họ có đủ trình độ đáp ứng yêu cầu đào tạo đội ngũ CBQLGD cho toàn ngành. Trong qui trình bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo các cơ quan giáo dục và nhà trường sẽ thực hiện nghiêm túc yêu cầu phải qua bồi dưỡng về quản lý trước khi bổ nhiệm. Bổ sung số lượng, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ thanh tra giáo dục các cấp, nhất là thanh tra chuyên môn và hoàn chỉnh cơ chế thanh tra giáo dục, xử lý các sai phạm một cách hiệu quả hơn. + Hoàn thiện cơ chế quản lý, chế độ chính sách đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý. Hoàn thiện cơ chế quản lý theo hướng tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động dạy học của nhà giáo, nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức công vụ, phân công, phân cấp hợp lý giữa các cấp, các ngành trong trách nhiệm, quyền hạn quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý. Về việc thu hút các nhà khoa học đầu ngành, giảng viên giỏi trong và ngoài nước tham gia giảng dạy và hướng dẫn nghiên cứu khoa học trong các trường Đại học cần có cơ chế, chính sách đãi ngộ, sử dụng. + Tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý. Ưu tiên vốn vay, tài trợ hợp tác quốc tế về giáo dục cho xây dựng các trường sư phạm, nhất là các trường sư phạm trọng điểm, xây dựng chuẩn đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, CBQL giáo dục. Tạo điều kiện để nhà giáo và cán bộ quản lý được tăng cường trao đổi, giao lưu, hợp tác quốc tế, có cơ chế mời giảng viên nước ngoài về làm việc, giảng dạy trong các cơ sở giáo dục. trong nước, trước hết ở các trường đại học tiếp tục tăng cường đầu tư và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Đề án đào tạo cán bộ khoa học, công nghệ ở nước ngoài từ nguồn ngân sách nhà nước, trong đó ưu tiên đào tạo cho đội ngũ nhà giáo trong các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, các chỉ tiêu cho đào tạo CBQLGD. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở các mô hình đào tạo liên doanh liên kết hoặc 100%. vốn nước ngoài tại Việt Nam đồng thời có những quy định chặt chẽ, hợp lý để đảm bảo thực hiện tốt chủ trương này. + Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng , sự chỉ đạo của các cấp chính quyền và sự tham gia của toàn xã hội trong công tác xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý. Việc xây dựng quy hoạch và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cần có sự quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và sự lãnh đạo trực tiếp, có hiệu quả của các cấp chính quyền. Trong quá trình xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, cần thực hiện tốt chỉ thị 34 của Bộ Chính trị về củng cố, xây dựng tổ chức Đảng trong nhà trường và phát triển Đảng trong đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. * Chính sách cụ thể. Quy định nhà giáo chưa đạt trình độ chuẩn gồm:. 1) Giáo viên mầm non, tiểu học chưa có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm. 2) Giáo viên THCS chưa có bằng tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm hoặc bằng tốt nghiệp Cao đẳng và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. 3) Giáo viên THPT chưa có bằng tốt nghiệp Đại học sư phạm hoặc bằng tốt nghiệp Đại học và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. 4) Giáo viên giảng dạy Trung cấp chuyên nghiệp chưa có bằng tốt nghiệp Đại học sư phạm hoặc bằng tốt nghiệp Đại học sư phạm và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. 5) Giảng viên dạy cao đẳng, đại học chưa có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Uy tín kiểu truyền thống của giáo viên với học sinh và cha mẹ học sinh cũng phải có sự thay đổi, cần nhanh chóng khắc phục bệnh thành tích trong thi cử và tiêu cực trong giáo dục, định hướng về tư tưởng của phụ huynh học sinh là không nên quá tập trung ép học sinh phải có điểm cao trong học tập mà quên đi tính sáng tạo của học sinh (học sinh cần chủ động trao đổi, thảo luận, hỏi giáo viên nhiều câu hỏi có ý nghĩa thiết thực trong việc xây dựng bài học hơn là học sinh chỉ biết nghe, chép, học thuộc và làm bài một cách thụ động, song yêu cầu về trách nhiệm phải cao, nặng nề hơn, yêu cầu phát huy dân chủ tốt hơn. Trước những yêu cầu trên đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá theo yêu cầu tất yếu của giai đoạn lịch sử. - Sử dụng nhà giáo chưa đạt trình độ chuẩn. * Những nhà giáo còn trong độ tuổi đào tạo theo quy định hiện hành của nhà nước, cụ thể. Từ 55 tuổi trở xuống đối với nam; từ 50 tuổi trở xuống đối với nữ nếu có đủ sức khỏe, có trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ đạt loại khá trở lên theo quy định hiện hành về đánh giá, xếp loại giáo viên thì được bố trí bồi dưỡng để đạt trình độ chuẩn. * Những nhà giáo đã quá tuổi đào tạo theo quy định của nhà nước, cụ thể:. Nam trên 55 tuổi, nữ trên 50 tuổi, nếu còn đủ sức khỏe, trình độ chuyên môn nghiệp vụ đạt trung bình theo quy định hiện hành về đánh giá, xếp loại giáo viên, thì không bố trí trực tiếp giảng dạy và được xếp cho đi bồi dưỡng nghiệp vụ để bố trí làm việc khác. * Những nhà giáo đã quá tuổi đào tạo theo quy định hiện hành của nhà nước, cụ thể. Nam trên 55 tuổi, nữ trên 50 tuổi nếu còn đủ sức khoẻ, có tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ đạt loại khá trở lên theo quy định hiện hành về đánh giá, xếp loại giáo viên thì được tiếp tục bố trí công tác giảng dạy và phục vụ giảng dạy cho đến khi đủ tuổi về hưu. 6) Những nhà giáo có tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ kém hoặc sức khoẻ yếu thì được thực hiện giải quyết chế độ chính sách theo quy định hiện hành.
Nam trên 55 tuổi, nữ trên 50 tuổi, nếu còn đủ sức khỏe, trình độ chuyên môn nghiệp vụ đạt trung bình theo quy định hiện hành về đánh giá, xếp loại giáo viên, thì không bố trí trực tiếp giảng dạy và được xếp cho đi bồi dưỡng nghiệp vụ để bố trí làm việc khác. * Những nhà giáo đã quá tuổi đào tạo theo quy định hiện hành của nhà nước, cụ thể. Nam trên 55 tuổi, nữ trên 50 tuổi nếu còn đủ sức khoẻ, có tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ đạt loại khá trở lên theo quy định hiện hành về đánh giá, xếp loại giáo viên thì được tiếp tục bố trí công tác giảng dạy và phục vụ giảng dạy cho đến khi đủ tuổi về hưu. 6) Những nhà giáo có tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ kém hoặc sức khoẻ yếu thì được thực hiện giải quyết chế độ chính sách theo quy định hiện hành.
Do huyện mới được tái lập năm 1999 tình hình di dân tự do còn phổ biến nên số trường, lớp và học sinh luôn có sự biến động hàng năm. Song nhờ sự lãnh đạo của Đảng, sử quản lý có hiệu quả chính quyền các cấp, ngành giáo dục huyện nhà đang từng bước phát triển theo hướng ngày càng đi vào ổn định.
Qua bảng 1.2 chúng ta thấy đội ngũ giáo viên tiểu học của huyện đến năm 2006 đã đủ so với định mức quy định của Chính phủ hiện nay. Nếu trường dạy 2buổi/ngày thì có thể bố trí đến 1,5 giáo viên/lớp là tương đối hợp lý.
- Yêu cầu của việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên tiểu học - Các thuận lợi của việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên tiểu học. - Nhu cầu của việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên tiểu học - Đề xuất về việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên tiểu học - Đánh giá việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên tiểu học.
Việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ là rất cần thiết (thứ bậc 1); Giáo viên mong muốn được học đạt chuẩn và trên chuẩn (thứ bậc 2); đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để giáo viên phát huy được tốt phương pháp giảng dạy mới (thứ bậc 3); Liên kết với trường Cao đẳng sư phạm mở lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên tại huyện (thứ bậc 4); Bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy mới (thứ bậc 5); Mở thêm nhiều lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên (thứ bậc 6); Giúp giáo viên Tiểu học được học chuẩn hóa và trên chuẩn, nâng cao chất lượng giảng dạy (thứ bậc 7); Quan tâm tốt đối với giáo viên ở vùng sâu, vùng xa (tạo điều kiện về kinh phí và thời gian học tập) (thứ bậc 8); Chú trọng thực chất hơn là chạy theo số lượng, thành tích (thứ bậc 9); Cần mở nhiều lớp bồi dưỡng kiến thức và phương pháp giảng dạy môn Tin học (thứ bậc 10). Giáo viên có ý thức việc học tập nâng cao trình độ thể hiện sự đồng tình của đa số CBQL,GV tiểu học ở huyện (thứ bậc 11); và do vị trí của nhà giáo đang được xã hội khẳng định là động lực thúc đẩy giáo viên học tập bồi dưỡng nhiều hơn (thứ bậc 12); để thực hiện tốt công tác đào tạo bồi dưỡng giáo viên có sự phối hợp chặt chẽ với trường CĐSP Bình Dương và ĐHSP TP.HCM trong công tác đào tạo bồi dưỡng đạt chuẩn, trên chuẩn (thứ bậc 13); song song đó nhà nước nên xây dựng chế độ tiền lương phù hợp trình độ đào tạo của giáo viên, đây cũng là một trong những động lực giúp giáo viên phấn đấu học tập nâng cao trình độ (thứ bậc 14); ý kiến về phong trào thi đua dạy tốt, học tốt đã được nhiều giáo viên phấn khởi tham gia học tập nâng cao trình độ (thứ bậc 15); điều đó phù hợp với xu thế phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện (thứ bậc 16); ý kiến về thời gian đi học đã phản ảnh những khó khăn mà giáo viên cần được tạo điều kiện thuận lợi về thời gian và kinh phí cho giáo viên đi học (thứ bậc 17); Một biện pháp có ý nghĩa tích cực là ưu tiên giáo viên dạy học, giáo dục hiệu quả đi học đào tạo bồi dưỡng, nhằm tạo động lực phấn đấu cho nhiều giáo viên khác (thứ bậc 18); để giúp các khóa bồi dưỡng đạt kết quả tốt cần tăng cường công tác kiểm tra đánh giá chất lượng dạy và học ở các lớp (nhất là các lớp học từ xa) (thứ bậc 19); ý kiến về phát triển nguồn nhân lực cho huyện thể hiện sự chú ý vấn đề này của giáo viên chưa nhiều (thứ bậc 20).
Mặt khác, những tồn tại nổi bật trong ngành giáo dục trong thời gian qua là chưa đảm bảo đánh giá đúng chất lượng việc dạy và học, hiện tượng chạy theo thành tích của một bộ phận giáo viên đã làm giảm sút uy tín của ngành giáo dục, do vậy nhiều giáo viên đã thể hiện sự nhận thức đúng đắn đối với vấn đề trên qua điểm khảo sát trong 333 CBQLGD và giáo viên đã xếp ở vị trí thứ 9 trung bình 4,455, đây là nhận thức tốt, đáng trân trọng, hy vọng trong thời gian tới từng bước sẽ khắc phục được tồn tại nêu trên. Qua tổng hợp ý kiến đánh giá về yêu cầu được đào tạo bồi dưỡng cho ĐNGV tiểu học ở huyện Phú Giáo, mặc dù giáo viên nữ ít có điều kiện thuận lợi hơn giáo viên nam nhưng mong muốn học tập nâng cao trình độ nhiều hơn, điều đó phản ảnh đúng thực tế về sự ổn định nghề nghiệp, an tâm công tác, giảng dạy và sự phấn đấu đạt thành tích cao trong công tác giảng dạy, giáo dục của ĐNGV tiểu học nữ ở huyện hàng năm đều đạt cao hơn ĐNGV nam, đồng thời đội ngũ giáo viên tiểu học nữ cũng có nhiều ý kiến đề xuất rất phù hợp nhằm tạo điều kiện thực hiện công tác ĐTBD tiểu học ở huyện ngày càng tốt hơn.
- Chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của nhà giáo, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá- hiện đại hoá. Phải đảm bảo tỷ lệ hợp lý giữa giáo viên dạy lớp chủ nhiệm và giáo viên dạy các môn Nhạc, Hoạ, Thể dục, Tin học, Ngoại ngữ.
- Tăng cường chỉ đạo thực hiện công tác sinh hoạt tổ, họp hội đồng sư phạm, tăng cường việc phê và tự phê ngay từ cơ sở theo yêu cầu của ngành, phát huy dân chủ ngay từ cơ sở nhằm đánh giá đúng thực trạng về trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của đội ngũ giáo viên và phân công luân chuyển, bổ nhiệm những cá nhân vào đúng vị trí sở trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường và ở huyện. - Căn cứ thực trạng đội ngũ giáo viên tiểu học của huyện hiện nay, ngoài việc tiếp tục cử CBQL, giáo viên tham dự học các khoá học đạt chuẩn, trên chuẩn theo chỉ tiêu do Tỉnh giao, song song đó ngành giáo dục huyện còn chú trọng tăng cường tổ chức bồi dưỡng phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực, khắc phục nhanh kiểu giảng dạy truyền thụ một chiều, nặng lý thuyết; bồi dưỡng năng lực thực hành, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy và học cho đội ngũ giáo viên tiểu học.