Phân tích tình hình và giải pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ tín dụng xuất khẩu của nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - Sở giao dịch II giai đoạn 2006 - 2010

MỤC LỤC

Bảo đảm tiền vay

Giai đoạn sau khi gia nhập WTO: từ năm 2007 đến nay

+ Cho vay có bảo đảm: Khách hàng vay vốn có bảo đảm bằng tài sản cầm cố, thế chấp có giá trị tối thiểu bằng 15% số vốn vay hoặc bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam với mức bảo lãnh tương đương 100% số vốn vay. + Khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong nước có hợp đồng xuất khẩu hàng hóa nằm trong Danh mục hàng hóa vay vốn tín dụng xuất khẩu nhưng không vay vốn tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và có nhu cầu bảo lãnh để vay vốn của các tổ chức tín dụng khác.

TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NHÀ NƯỚC TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM -

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NHÀ NƯỚC TẠI SỞ GIAO DICH II

  • Giai đoạn trước khi gia nhập WTO: 2001-2006

    Như vậy có thể thấy kết quả tín dụng HTXK giai đoạn này triển khai chủ yếu dưới 3 hình thức : cho vay ngắn hạn, cho vay trung dài hạn, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư. Đa số các doanh nghiệp xuất khẩu có quy mô vừa và nhỏ, nguồn vốn tự có ban đầu tập trung đầu tư tài sản cố định nên thiếu nguồn vốn ngắn hạn để phục vụ cho sản xuất. Chính vì vậy hình thức cho vay ngắn hạn HTXK của Chính Phủ giai đoạn này rất được doanh nghiệp quan tâm và tận dụng để phát triển hoạt động sản xuất.

    Do vai trò tính chất quan trọng của nghiệp vụ cho vay ngắn hạn HTXK trong bối cảnh kinh tế đất nước trong quá trình hội nhập nên nội dung của bài viết tập trung đi sâu vào phân tích những ưu điểm và hạn chế của hình thức này.

    Bảng 2:  Tỷ lệ cho vay ngắn hạn  HTXK Sở Giao Dịch II trong hệ thống NHPT
    Bảng 2: Tỷ lệ cho vay ngắn hạn HTXK Sở Giao Dịch II trong hệ thống NHPT

    Tỷ trọng cho vay theo mặt hàng giai đoạn trước khi gia nhập WTO

      Sở Giao Dịch II thường xuyên liên hệ với các đầu mối để nắm bắt thông tin về hoạt động xuất khẩu của các khách hàng trên địa bàn như: Hiệp hội ngành nghề, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, các Sở Ban ngành….Tìm kiếm tiếp xúc và thông báo đến khách hàng thuộc đối tượng phục vụ nhưng chưa quan hệ với Ngân hàng về các ưu đãi trong chính sách tín dụng ngắn hạn HTXK cũng như các điều kiện vay vốn. Thứ nhất, mặc dù các quy định về cơ chế chính sách, quy trình cho vay đã có những thay đổi tích cực nhưng những thay đổi đó vẫn chưa đủ mạnh, chưa theo kịp với xu hướng phát triển kinh tế, vẫn còn đó những quy định không phù hợp với thực tế đã vô tình tạo ra những rào cản cho khách hàng, làm mất dần tính “Hỗ trợ” của chính sách này. Về xác định thời hạn trả nợ: Thời hạn trả nợ gốc cho mỗi khoản rút vốn vay được xác định trên cơ sở thời gian giao hàng, thanh toán HĐXK; L/C hoặc bộ chứng từ hàng xuất và chu kỳ SXKD của khách hàng, tối đa là 12 tháng và không quá thời hạn hiệu lực của hạn mức cho vay.

      Tuy nhiên trong thực tế, một số khách hàng xuất khẩu có sẵn ngoại tệ trong tài khoản nhưng lại thiếu tiền đồng để chi tiêu nội địa, nên việc vay tiền đồng từ NHPT sau đó ký hợp đồng mua ngoại tệ thanh toán tiền nhập khẩu, rồi lại bán ngoại tệ trong tài khoản để chi tiêu nội địa đã gây ra tổn thất cho khách hàng do chênh lệch tỷ giá mua bán.

      Năm 6 tháng đầu 2006

      • ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THỰC HIỆN, QUẢN LÝ NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NHÀ NƯỚC TẠI SỞ GIAO DỊCH II

        - TDXK của Nhà Nước mặc dù đã đa dạng hơn với nhiều hình thức: cho vay nhà xuất khẩu, cho vay nhà nhập khẩu, bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng nhưng thực tế hầu hết các khách hàng xuất khẩu chỉ biết TDXK của Nhà nước dưới một hình thức duy nhất là cho vay ngắn hạn đối với nhà xuất khaồu. Khi khách hàng có nhu cầu vay ngoại tệ để thanh toán trực tiếp cho nhà cung cấp ở nước ngoài khách hàng phải chuyển ngoại tệ về tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng thứ ba rồi từ đó chuyển tiền thanh toán cho nhà cung cấp, điều này làm khách hàng phải tốn thêm chi phí trong khi lãi suất cho vay ngoại tệ tại NHPT không thực sự hấp dẫn hơn so với lãi suất tại Ngân hàng thương mại. Có thể thấy việc thiếu bộ phận thanh toán quốc tế là hạn chế rất lớn đối với hoạt động của một Ngân hàng có nghiệp vụ tín dụng xuất khẩu, bởi vì nó vừa giúp Ngân hàng giám sát mục đích sử dụng vốn, kiểm soát luồng tiền nhà nhập khẩu thanh toán, đảm bảo thu hồi nợ kịp thời, vừa tăng cường dịch vụ hỗ trợ khách hàng.

        - Đối tượng mặt hàng cho vay hiện tại Sở Giao Dịch II không đồng đều, doanh số và dư nợ cho vay không bao gồm mặt hàng bóng đèn cho vay theo chỉ định của Chính Phủ thường xuyên tập trung ở một số mặt hàng như: cà phê, thủy sản (thường xuyên chiếm gần trên 90% doanh số, dư nợ cho vay cả năm).

        GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NGHIÊP VỤ TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NHÀ NƯỚC

        Chỉ tiêu phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 – 2010

          Trên cơ sở tổng kết tình hình xuất khẩu giai đoạn 2001-2005 và dự báo khả năng tác động các nhân tố mới trong giai đoạn 5 năm tới, đề án cho rằng công tác phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 -2010 không dừng lại ở mức đạt các mục tiêu của chiến lược 10 năm mà còn phải phấn đấu cao hơn, tạo ra bước phát triển mạnh mẽ để góp phần và sự phát triển chung kinh tế đất nước. Tiếp tục thu hút sự tham gia mạnh mẽ đầu tư của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để nâng cao năng lực sản xuất và chuyển giao công nghệ cho các ngành sản xuất hàng hoá xuất khẩu trong nước, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục nâng dần tỷ trọng đóng góp trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010. Trong thời gian tới, cùng với nhiệm vụ đẩy mạnh xuất khẩu cần phải có cơ chế kiểm soát nhập siêu hiệu quả, tiến tới cải thiện cán cân thương mại và nâng cao mức dự trữ ngoại tệ nhằm duy trì sự lành mạnh của các chỉ tiêu kinh tế vi mô.

          Theo phương án này, bắt đầu từ năm 2009 cùng với kim ngạch xuất khẩu của nhóm nhiên liệu, khoáng sản (chủ yếu là dầu thô và than đá) giảm thì kim ngạch nhập khẩu cũng sẽ giảm do lượng xăng dầu nhập khẩu giảm được bù đắp từ sản phẩm của các nhà máy lọc dầu trong nước.

          Bảng 7: Cơ cấu thị trường xuất khẩu giai đoạn 2006 – 2010
          Bảng 7: Cơ cấu thị trường xuất khẩu giai đoạn 2006 – 2010

          MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ XUẤT KHẨU TPHCM ĐẾN NĂM 2010

            Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố sang những ngành kỹ thuật cao, giá trị gia tăng cao như điện tử - tin học-viễn thông, cơ khí chế tạo, vật liệu mới, hóa dược, công nghệ sinh học, thì tỷ trọng các ngành truyền thống trên sẽ giảm xuống. Theo đó các ngành công nghiệp truyền thống của thành phố như chế biến thực phẩm, dệt-may, cao su-nhựa, chất tẩy rửa-hóa chất tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn so với cả nước và đi vào giai đoạn phát triển chiều sâu với hàm lượng giá trị gia tăng tăng dần, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tăng nhanh của thị trường nội địa. Trong đó, thành phố nhanh chóng giảm tối đa hoạt động sản xuất xuất khẩu đối với những mặt hàng thâm dụng lao động như dệt may, da giày, thủ công mỹ nghệ và ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghệ cao.

            Dự kiến kim ngạch xuất khẩu nhóm sản phẩm này và năm 2014 sẽ đạt 6,8 tỷ USD và tập trung phát triển mảng dịch vụ xuất khẩu để đến năm 2020 chiếm tỷ trọng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu chung của TPHCM.

            CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NHÀ NƯỚC TẠI SỞ GIAO DỊCH II

            • Các giải pháp ở cấp vĩ mô Chính phủ, Bộ ngành trung ương (kiến nghị thông qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam)
              • Các giải pháp ở cấp vi mô

                - Thứ ba, đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho ngành xuất khẩu: xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo nghề, giải quyết vấn đề thiếu hụt và nâng cao chất lượng nguồn lao động trong một số ngành sản xuất hàng xuất khẩu đang gặp khó khăn về nguồn lao động. - Thứ hai, hoàn thành đề án và triển khai nhanh nghiệp vụ thanh toán quốc tế trong toàn hệ thống nhằm tăng cường dịch vụ hỗ trợ khách hàng trong thanh toán quốc tế, đồng thời tăng cường công tác giám sát hoạt động xuất khẩu của khách hàng đảm bảo nguồn tiền ngoại tệ về được dùng trả nợ vay TDXK của Nhà nước. + Xây dựng hoàn thiện các chỉ tiêu xếp hạng tín dụng khách hàng trên cơ sở phân tích thông qua các chỉ tiêu tài chính (Báo cáo tài chính, luồng tiền, các chỉ số cơ bản, quy mô doanh nghiệp…) và phân tích thông qua các chỉ tiêu phi tài chính (Rủi ro ngành, môi trường kinh doanh, rủi ro quản lý,…).

                Hiện nay cơ chế tiền lương tại Sở Giao Dịch II được xây dựng trên 2 chỉ tiêu chính là lương V1 (lương ổn định tính trên hệ số lương thâm niên với mức lương tối thiểu Nhà nước quy định) và lương V2 (lương gia tăng tính trên hệ số lương thâm niên và kết quả công việc Sở Giao Dịch thực hiện).