MỤC LỤC
Trong điều kiện cạnh tranh hiện nay, chất lượng là yêu cầu hàng đầu, vì vậy chất lượng tín dụng là sự đáp ứng yêu cầu hợp lý của khách hàng, lãi suất hợp lý, thủ tục đơn giản không phiền hà, thu hút được khách hàng nhưng vẫn đảm bảo đúng nguyên tắc và quy định của tín dụng phù hợp với tốc độ phát triển của xã hội, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của NH, góp phần làm lành mạnh tài chính khách hàng. Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn; Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại; Các khoản nợ của DN trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo kỳ hạn đã được cơ cấu lại tối thiểu trong vòng 01 năm đối với các khoản nợ trung và dài hạn, 03 tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn và các kỳ hạn tiếp theo được đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc, lãi đúng hạn theo thời hạn đã được cơ cấu lại thì phân loại vào nợ nhóm 1.
Vì vậy khi hoạch định chính sách tín dụng, các nhà hoạch định luôn coi trọng việc đảm bảo mục tiêu phải đạt được, nên ta có thể nói rằng: Chất lượng tín dụng của một NH có tốt hay không còn phụ thuộc vào việc xây dựng một chính sách tín dụng NH có đúng đắn, phù hợp không. Công việc này không chỉ được thực hiện đối với khách hàng (như kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay) mà còn được thực hiện đối với bản thân NH (như quy trình thực hiện cho vay, quá trình quản lý vốn vay, loại trừ cán bộ mất phẩm chất có hiện tượng tham ô, tham nhũng gây thất thoát tài sản làm mất uy tín của NH đối với khách hàng.
Năm 2008, số quỹ trích lập dự phòng của Chi Nhánh tăng đột biến so với năm 2007 (tăng 213,51 %), nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng này là Ngân hàng Nhà Nước quy định mức trích lập dự phòng cao hạn chế dòng tiền phát vay của ngân hàng ra thị trường nhằm khắc phục lạm phát, bên cạnh đó việc trích lập dự phòng để đảm bảo cho hoạt động tín dụng của chi nhánh, việc trích lập dự phòng được chỉ thị theo văn bản của uỷ ban quản lý rủi ro tín dụng của Techcombank thuộc khối vận hành của ngân hàng. Đồng thời lãi suất phát vay mang tính cạnh tranh, có thể thu hút được những DNVVN đến quan hệ giao dịch với Chi nhánh Chợ Lớn, so với mặt bằng chung về lãi suất cho vay đối với các DNVVN của một số Ngân hàng thương mại khác như: Á Châu, Sacombank, Eximbank, BIDV,Vietinbank, Incombank thì lãi suất phát vay các ngân hàng này giao động từ (15,00%-20,00%) nhưng biên độ điều chỉnh lãi không linh hoạt so với Techcombank, trung bình biên độ điều chỉnh lãi của Techcombank khá rộng từ ( 2,00%-cận 4,00%), so với các ngân hàng khác thì biện độ điều chỉnh lãi vay chỉ khoảng từ (2,00%-3,00%), lãi suất cho vay của Techcombank Chợ lớn linh động theo từng nhóm khách hàng và xếp hạng của DNVVN, đồng thời lãi suất thỏa thuận giữa khách hàng và Chi nhánh trên khế ước nhận nợ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: doanh số phát vay, doanh số giao dịch qua tài khoản, sự uy tín trong trả nợ, trả lãi vay của khách hàng…. Bên cạnh đó, Techcombank Chợ Lớn còn ấn định biểu lãi vay USD khá hấp dẫn, thu hút sự quan tâm từ các SMEs, với ưu thế có nguồn USD ổn định từ nhà cung cấp USD chuyên nghiệp Treasury, Chi Nhánh đã đẩy mạnh việc cho vay USD đối với các doanh nghiệp, trong khi đó một số ngân hàng khác trong địa bàn lân cận việc cho vay ngoại tệ rất khó khăn, thủ tục dài dòng nên Techcombank Chợ Lớn đã lôi kéo được những doanh nghiệp xuất nhập khẩu giao dịch với Chi nhánh như: mở L/C, chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu, cho vay thanh toán L/C, ký hậu Bill, cho vay thanh toán D/P, chuyển tiền Quốc Tế..Đây chính là thế mạnh vượt trội giúp Chi nhánh có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác như: Á Châu, Sacombank, Eximbank, HD Bank, Oceanbank…Đồng thời định kỳ hàng quý Giám đốc khối SMEs (Khối DNVVN) phối hợp cùng Khối CIB (Khối Doanh nghiệp lớn) trình Tổng Giám Đốc Techcombank ban hành chương trình “ cho vay ưu đãi ưu đãi” kích thích tăng trưởng tín dụng.
CVQHKH cần thu thập những tài liệu sau, để tiến hành lập hồ sơ tín dụng (giấy phép thành lập, đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề, điều lệ công ty, quyết định bổ nhiệm Giám đốc, quy chế quản lý tài chính, biên bản họp Hội đồng thành viên, catalog hoặc giới thiệu về khách hàng nếu có, báo cáo tài chính 2 năm gần nhất của khách hàng, một số hợp đồng tiêu biểu, đã và đang thực hiện, danh sách khách hàng truyền thống, giấy đề nghị vay vốn, phương án kinh doanh, các hợp. đồng đầu ra, đầu vào ,bảng báo giá,…có liên quan đến khoản vay, và hồ sơ tài sản đảm bảo cầm cố). - Chuyên viên ban thẩm định và quản lý rủi ro tín dụng cứ định kì 5 tháng/ lần hoặc theo yêu cầu của ban Tổng giám đốc rà soát lại các khoản vay, đánh giá tổng thể tình hình hoạt động, khả năng tài chính của một nhóm khách hàng đang có dư nợ tại đơn vị theo một số tiêu chí ví dụ theo từng ngành, nhóm khách hàng có dư nợ lớn, nhóm khách hàng vay trung hạn đầu tư dự án khởi sự doanh nghiệp, đánh giá định kì hoạt động theo yêu cầu của Hội đồng tín dụng… để kịp thời phát hiện những biến động ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng cũng như có những kiến nghị để xây dựng và sữa đổi những chính sách cho phù hợp. Nguyên nhân chủ yếu do Chi Nhánh thực hiện chỉ đạo ưu tiên ngành nghề cấp tín dụng của hệ thống Techcombank là chuyển dịch sang ngành dịch vụ nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất độ rủi ro cho toàn hệ thống và chi nhánh vì ngành nghề này ít bị tác động bởi những biến động khó khăn của nền kinh tế hơn so với những ngành khác, thêm nữa do hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngành dịch vụ ngày càng mạnh nên thời gian thẩm định và phê duyệt đối với những khoản vay trong ngành này (bao gồm cả vay hạn mức và vay món) cũng nhanh hơn so với ngành Nông, lâm nghiệp – thủy sản và ngành Công nghiệp – xây dựng.
Khỏch hàng đến tất toỏn khoản vay ngắn hạn của doanh nghiệp ặ Giao dịch viờn tớnh gốc cộng lói và phớ phạt (đối với cỏc khế ước trả nợ trước hạn ) ặ sau đú Giao dịch viên phải tìm hiểu tài sản đảm bảo khoản vay này là gì bằng các cách như cỏch 1: Liờn hệ khỏch hàng, cỏch 2: Liờn hệ chuyờn viờn khỏch hàng ặ sau khi liờn hệ được mới lập phiếu thu tiền ặ và hạch toỏn đẩy lệnh iner (lệnh thu nợ) cho CCA Miền Nam (Trung tâm kiểm soát tín dụng và quản lý chứng từ Techcombank Miền Nam) trong đú phải ghi rừ phần tài sản đảm bảo của mún thu nợ là gỡ.
- Các DNVVN cần có mối quan hệ tốt, hợp tác chặt chẽ và thường xuyên với Ngân hàng, đáp ứng các yêu cầu của Ngân hàng (như: thông tin về Doanh nghiệp, các bảng Báo cáo tài chính, phương án sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp…) đưa ra nhanh chóng và chính xác với phương châm hợp tác đôi bên cùng có lợi: các DNVVN sẽ được tiếp cận với nguồn vốn Ngân hàng nhanh hơn, đồng thời Ngân hàng sẽ tiến hành phân tích, thẩm định tình hình Doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận lợi. Vì vậy Chi nhánh phải đẩy mạnh cho vay trung dài hạn để giúp các DNVVN có thể đầu tư tài sản cố định, máy móc thiết bị hiện đại để sản xuất những sản phẩm tăng tính năng công dụng phù hợp với yêu cầu thị trường, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp (Chỉ nhận cầm cố các dây chuyền công nghệ hiện đại chưa qua sử dụng, và phụ thuộc hoàn toàn vào uy tín và lịch sử giao dịch của khách hàng, và chỉ áp dụng đối với khách hàng xếp hạng B2, B1, A1, A2, A3). Ngân hàng có thể mở rộng các hoạt động tư vấn cho DNVVN tư vấn không chỉ dừng lại ở mức độ giải thích các quy định và thể lệ cho khách hàng mà là cùng với họ xem xét tính hiệu quả của dự án trên cơ sở đó giúp họ lập phương án sản xuất kinh doanh, điểm yếu nhất của các DNVVN hiện nay là họ không có khả năng xây dựng những dự án có tính khả thi, hơn nữa thói quen sử dụng tư vấn chuyên nghiệp chưa hình thành trong đại bộ phận các doanh nghiệp Việt Nam.