MỤC LỤC
Hội đồng hàng tỉnh ở Thái Nguyên có trách nhiệm góp ý kiến với chính quyền các vấn đề như: chi phí các vấn đề có tính chất kinh tế, xã hội về việc phân chia các khu vực hành chính của cấp phủ, huyện, châu, xã…song mọi “thỉnh nguyện” có tính chất chính trị đều tuyệt đối cấm. Điều này chứng tỏ Thái Nguyên là tỉnh có số lượng đồn lính khố xanh vào loại nhiều nhất và lớn nhất Bắc Kì tại đây, Pháp cũng cử những tướng giỏi để nắm giữ trách nhiệm chỉ huy những trại lính khố xanh này. Trước đây, phụ trách về mặt quân sự trong tỉnh là những Lãnh binh do người Việt đứng đầu (như Nguyễn Văn Các, Lê Tuân, Nguyễn Cáp, Nguyễn Hạp.), nhưng trong thời kì Pháp thống trị thì chức Lãnh binh lại do người Pháp nắm, đồng thời cử thêm những quan chức Pháp giữ vai trò là Tham tá và Thanh tra cho những hoạt động quân sự của Pháp, người Việt chỉ nắm chức phó Lãnh binh.
Tại những trung tâm hành chính như Phương Độ, Chợ Chu, Hùng Sơn, do vị trí quan trọng của các trung tâm này Pháp đã đặt ở đây những quan chức có quyền đại diện cho Công sứ, đó là những vị Đại lý có quyền thay mặt cho Công sứ điều hành mọi công việc. Ở Phương Độ, ông Gernard nắm quyền kiểm soát chính trị ở huyện Tư Nông, sau thành phủ Phú Bình; Ở Chợ Chu, ông Metaireau nắm quyền kiểm soát chính trị châu Định Hoá, lãnh địa của Lương Tam Kì và một số tổng thuộc huyện Phú Lương, tổng Chợ Mới, ít lâu sau chuyển sang Bắc Kạn; Ở Hùng Sơn, ông Leger nắm quyền kiểm soát chính trị các huyện Đại Từ và Văn Lãng, sau thành huyện Đại Từ. Pháp chia ra những trung tâm hành chính để dễ bề cai trị, đồng thời Pháp cũng muốn tăng cường sự có mặt của mình tại những cấp độ hành chính dưới tỉnh ở những địa bàn quan trọng về mặt chiến lược, từ đây có thể dễ dàng cai quản hay mở rộng quyền kiểm soát trực tiếp ở Thái Nguyên cũng như các vùng xung quanh.
20 Theo như tài liệu mà chúng tôi sưu tầm đựoc do Echinard, Công sứ Pháp ỏ Thái Nguyên viết thì dưới thời kì của quan Công sứ Emmerich, hệ thống chính quyền ở Thái Nguyên có quan Công sứ, dưới quyền có tất cả các vị cầm đầu các công sở và tổ chức cai trị bản xứ gồm 1 tuần phủ, một án sát, một phó lãnh binh và 8 tri huyện, tri châu. Từ bộ máy quan lại của người Việt ở Thái Nguyên cho thấy, đứng đầu tỉnh và chịu trách nhiệm chung không phải là quan Tổng đốc mà là một Tuần phủ (giai đoạn 1901 đầu 1902) hoặc là một Án sát mang hàm Tuần phủ (giai đoạn những năm 20 của thế kỉ XX). Hệ thống quan lại người Việt so với trước khi bị thực dân Pháp thiết lập ách cai trị thì hầu như không thay đổi về hình thức nhưng bổ sung thêm về số lượng quan cai trị qua từng thời kì hay thay đổi trong cơ cấu số lượng để cai quản tỉnh chặt chẽ hơn.
Việc lựa chọn những nhân viên hàng tổng hay hàng xã được lựa chọn y theo nghị định ngày 3/7/1930 đối với những làng xóm thuần nhất xã An Nam, đối với những làng pha trộn các dân tộc hay đơn thuần gồm dân bản địa thì việc này được làm theo tập quán địa phương, dân tự chọn lấy đại diện của họ, lập một biên bản, cử và trình lên nhà chức trách những người được lựa chọn tiến cử vào chức vụ còn khuyết21. Các lô cốt và đồn binh Pháp đặt ra có sự thay đổi và điều chỉnh cho phù hợp từng thời kì và tuỳ thuộc vào tình hình chính trị quân sự của tỉnh mà Pháp tiến hành bổ sung hay thủ tiêu những đồn bốt hay lô cốt này23. Năm 1930, riêng vùng nông thôn 7 châu, huyện phía Nam, chưa kể hàng chục đồn trại có chính quyền đóng, đã có 372 điếm canh26, Thanh niên là những lực lượng chủ yếu trong tỉnh bị thực dân Pháp bắt phải cầm súng đi đánh thuê.
Vì vậy công việc quan trọng hàng đầu của thực dân trong quá trình xâm lược và nô dịch nhân dân tỉnh là ráo riết xây dựng và thường xuyên tăng cường bộ máy đàn áp thành chỗ dựa chế độ thuộc địa của chúng. Do vậy, thông qua việc siết chặt hoạt động quân sự ở đây, Pháp muốn đàn áp những hoạt động chống Pháp của những người yêu nước mà chúng biết là quy mô và địa bàn hoạt động của những nghĩa quân này không chỉ giới hạn ở địa phận tỉnh Thái Nguyên. Hệ thống đồn bốt và xây dựng lực lượng quân sự gồm cả lính cơ, lính dừng, lớnh khố xanh, khố đỏ, lớnh lờ dương, dưới sự chỉ huy của cỏc giỏm binh và lãnh binh người Pháp… là công cụ đắc lực mà Pháp sử dụng để đàn áp các cuộc khởi nghĩa và nổi dậy của nhân dân Thái Nguyên.
Đồng thời bằng cách huy động quân từ Thái Nguyên, Pháp có thể ứng phó với những biến cố xảy ra giữa hai vùng trung du và đồng bằng, hỗ trợ hay tiếp viện cho công cuộc đàn áp sự chống đối của nhân dân ở các tỉnh lân cận khi cần thiết. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân dân ta đã nổi dậy, giành và làm chủ được một tỉnh lỵ trong một tuần lễ, long trọng tuyên bố những tuyên tuyên ngôn cho dư luận trong nước biết việc thành lập chính quyền cách mạng với quốc hiệu Đại Hùng và đã gây cho bọn thực dân bao nỗi kinh hoàng khiếp sợ.