Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH Thiết bị bán dẫn và đo lường điều biến độ rộng xung Phát Minh chi nhánh Hà Nội

MỤC LỤC

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ

    Trong qúa trình sản xuất kinh doanh, tất cả các công ty đều phải tuân thủ Luật về thuế, môi trường, Luật Lao Động… Sự kém linh hoạt, những thủ tục rườm rà trong Luật Doanh Nghiệp sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của những nhà đầu tư tại thị trường Việt Nam. Lạm phát cao trong thời gian qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Việt Nam( trong năm 2007, mức lạm phát là 12.3% đây là mức lạm phát cao trong những năm gần đây ). Giá tiêu dùng tăng mạnh tại các mặt hàng tiêu dùng khiến người dân( đặc biệt là những người có mức thu nhập trung bình thấp ) gặp rất nhiều khó khăn. Đối với ngành xây dựng, một số lĩnh vực khác cũng gặp nhiều khó khăn khi mà giá sắt, thép, xi măng… liên tục tăng trong khi đó đồng đôla liên tục mất giá khiến cho nhiều dự án đầu tư phải bỏ dở hoặc chậm. đồng giao hàng không được ký đúng thời gian, số lượng hàng tồn kho sẽ tăng mạnh ).

    Sự phát triển của khoa học công nghệ khiến cho sản phẩm hiện đang dùng trở nên lỗi thời trong thời gian ngắn( chu kỳ sống của sản phẩm bị ngắn lại ) đồng thời cũng tạo ra những sản phẩm mới có nhiều tính năng hơn nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng cuộc sống( đối với các doanh nghiệp sự phát triển của khoa học công nghệ giống như một con dao hai lưỡi ). Chính điều đó buộc doanh nghiệp thường xuyên nghiên cứu, đưa vào thị trường những ứng dụng mới nhằm tạo ra sự khác biệt giữa sản phẩm của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh khác. Cái mà khách hàng mong đợi ở sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp là công dụng, tính năng vượt trội của nó so với sản phẩm khác, độ bền trong quá trình sử dụng( một điều bất lợi đối với doanh nghiệp là giá bán sản phẩm của doanh nghiệp là khá cao. Dưới sự tác động của khoa học công nghệ, doanh nghiệp khác có thể rất dễ dàng bắt chước những sản phẩm của công ty với mức giá bán thấp hơn). Sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp còn rất đa dạng về chủng loại và mẫu mã. Hà Nội, TP Đồng Nai ), khách hàng của doanh nghiệp rộng khắp trong cả nước.

    Công ty đã đề ra phương hướng kinh doanh của mình trong thời gian tới(2008-2010) là phấn đấu trở thành nhà phân phối lớn nhất trong ngành cung cấp thiết bị bán dẫn và đo lường tại thị trường Việt Nam( mức thị phần mà doanh nghiệp đạt ra trong thời gian tới là 20% ) Hiện tại, doanh nghiệp đang nắm giữ 14% thị phần trong ngành cung cấp thiết bị bán dẫn và đo lường( sau hai nhà phân phối là công ty TNHH Sa Giang và công ty TNHH Nguyễn Đức Thịnh). Doanh nghiệp sẽ tiến hành mở rộng kênh phân phối của mình, mở rộng hoạt động kinh doanh của mình( không chỉ là nhà phân phối các thiết bị công nghiệp này tại thị trường phía Bắc mà còn mở rộng ra tại khu vực Miền Trung). Nhà phân phối sẽ giúp doanh nghiệp YASKAWA ELECTRIC và TDK-LAMBDA đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng Việt Nam( bởi nhà phân phối sẽ nâng cao hiệu quả của các giao dịch nhờ khả năng chuyên môn hóa, kinh nghiệm, thông tin thị trường, vốn tiếng.

    Do sản phẩm của ngành không như những hàng hóa thông thường khác( lương thực thực phẩm…) nên hình thức phân phối mà công ty TNHH thiết bị bán dẫn và điều biến độ rộng Phát Minh lựa chọn là thông qua các cửa hàng của mình để trưng bày, bán sản phẩm hay đưa trực tiếp đến khách hàng( nếu khách hàng nằm ở Khu vực Hà Nội hay các tỉnh phụ cận). Các cửa hàng bán sản phẩm của công ty được bố trí khắp các tỉnh thành( Hải Phòng, Vĩnh Phúc…).Trong thời gian tới, chi nhánh sẽ tận dụng tối đa ưu thế bán lẻ của mình tại các cửa hàng của mình nhằm mở rộng thị phần đã có. Một trong những giải pháp được doanh nghiệp sử dụng là coi những cửa hàng này như những khách hàng quan trọng của doanh nghiệp( bởi những cửa hàng này ngoài bán những sản phẩm của chi nhánh cung cấp họ còn bán sản phẩm của nhiều hang khác) và có chính sách hỗ trợ, đầu tư và ưu đãi đối với họ.

    Trước khi đưa ra một bản kế hoạch bán hàng hoàn chỉnh, chi nhánh đã tham khảo ý kiến của khách hàng , của chính các thành viên làm công tác xúc tiến bán hàng, của các chuyên gia (các chuyên gia sẽ giúp doanh nghiệp dự báo được sự biến động của môi trường kinh doanh trong một giai đoạn nào đó ). Tiến tới doanh nghiệp sẽ đưa vào thị trường Việt Nam nhiều sản phẩm mới nhằm tiến hành đa dạng hoá chủng loại sản phẩm và nhằm nâng cấp sản phẩm với nhiều tính năng vượt trội và phần mềm dễ sử dụng. Quan hệ công chúng sẽ đưa hình ảnh của doanh nghiệp đến với người tiêu dùng một cách sâu sắc và lâu dài hơn( rất nhiều hãng đã làm được điều này một cách rất tốt như hãng xe máy Honda, hãng nước ngọt Cocacola, hãng điện tử Sony, hãng xe máy Yamaha…). Hiện tại, công tác PR của doanh nghiệp còn rất hạn chế. Doanh nghiệp dự định sẽ chi một khoản ngân sách cho công tác này nhằm tạo ra hình ảnh lớn trong lòng công chúng. Công tác quan hệ công chúng chưa được chú trọng nhiều 3.4.3.3.Chiết khấu thương mại:. Chiết khấu thương mại được hiểu là khoản mà doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do việc người mua hàng đã mua hàng sản phẩm hàng hóa ), dịch vụ với khối lượng lớn và theo thoả thuận bên bán sẽ giành cho bên mua một khoản chiết khấu thương mại( đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc cam kết mua bán hàng ).