MỤC LỤC
Để tìm hiểu các quy định cuả Việt Nam về công nhận và thi hành quyết định trọng tài tại Việt Nam, khắc phục những hạn chế hướng tới hoàn thiện các quy định về công nhận và cho thi hành quyết định trọng tài nước ngoài tại Việt Nam, người viết chọn đề tài: “Vấn đề công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài tại Việt Nam” để làm đề tài cho niên luận của mình. Trong quá trình nghiên cứu, do thời gian và trình độ nghiên cứu có giới hạn người viết chỉ nghiên cứu xoay quanh những vấn đề về “công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài tại Việt Nam” trong khuôn khổ những quy đinh cơ bản của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan để hoàn thành đề tài “công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài tại Việt Nam”.
Có thể hiêu rằng, trọng tài là thể thức giải quyết tranh chấp, theo đó các bên thỏa thuận đưa các tranh chấp ra trước một trọng tài viên hoặc ủy ban trọng tài để giải quyết và trọng tài sau khi xem xét vụ việc sẽ đưa ra một phán quyết ràng buộc các bên tranh chấp theo một trình tự tố tụng nhất định. - Về quy tắc tố tụng: Trọng tài thường trực có quy tắc tố tụng riêng của mình (đối với một số tổ chức trọng tài thường trực, khi các bên lựa chọn các tổ chức này thì có nghĩa là các bên chọn quy tắc tố tụng của tổ chức đó, đối với một số tổ chức khác, các bên có thể lựa chọn các quy tắc tố tụng của tổ chức trọng tài thường trực khác) trong khi đó trọng tài sự việc không có quy tắc tố tụng định sẵn mà các bên phải thỏa thuận xây dựng (có thể thỏa thuận chọn quy tắc tố tụng của trọng tài thường trực nào đó để áp dụng thay cho việc xây dựng).
Trong một số văn bản pháp luật hiện hành như: Luật đầng đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật hàng không dân dụng Việt Nam và một số văn bản pháp luật khác có ghi nhận quyền của các bên lựa chọn trọng tai sự việc để giải quyết tranh chấp kinh tế quốc tế và giải quyết tranh chấp kinh tế trong nước bằng trọng tài vụ việc. Nếu việc công nhận và cho thi hành quyết địng trọng tài thương mại trong nước là hành vi của các cơ quan có thẩm quyền của quốc gia sở tại thì việc công nhận và cho thi hành quyết định trọng tài thương mại nước ngoài còn được hiểu ở nghĩa là hành vi của chính quốc gia sở tại (trên cơ sở hoạt động tư pháp).
- Một số hiệp định thương mại song phương được ký giữa Việt Nam với các nước có điều khoản quy định về việc các bên được phép chọn trọng tài nước ngoài…Ví dụ, Hiệp định giữa Việt Nam và Ốt-Trây-li-a về thúc đẩy và bảo hộ đầu tư lẫn nhau ngày 5/3/1993 (mục b điều 13) quy định cho phép các bên tìm các giải pháp theo sự lựa chọn của họ để giải quyết các tranh chấp có liên quan đến đầu tư với các đối tượng có quốc tịch của bên ký kết kia, gồm cả trọng tài của nước thứ ba…. -Một số các văn bản pháp luật về kinh tế đối ngoại, ví dụ, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là văn bản chính điều tiết đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, trong đó quy định các điều khoản về trọng tài:“Tất cả các bên cả các tranh chấp giữa các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh, các bên lien doanh hoặc giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hoặc giữa các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh với một doanh nghiệp Việt Nam, trước tiên phải được xử lý thông qua hòa giải.
Nguyên tắc này được áp dụng rộng rãi trong việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài bởi vì việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài mang tính chất phức tạp và do pháp luật của mỗi nước khác nhau, muốn cho một phán quyết của trọng tài nước ngoài được tuyên ở Việt Nam thì phải thông qua tòa án có thẩm quyền của Việt Nam xem xét xem quyết định đó có phù hợp với pháp luật quốc gia và các điều ước quốc tế có liên quan, cũng như các hinh thức trọng tài mà các bên đã lựa chọn có được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam. Trường hợp trọng tài vi phạm nguyên tắc trên thì quyết định của trọng tài sẽ không được công nhận và thi hành (không có giá trị pháp lý). - Thành phần trọng tài và thủ tục giải quyết phù hợp với thỏa thuận trọng tài. Theo muc đ khoản 1 Điều 370 BLTTDS quy định: “Thành phần của Trọng tài nước ngoài, thủ tục giải quyết tranh chấp của Trọng tài nước ngoài không phù hợp với thoả thuận trọng tài hoặc với pháp luật của nước nơi quyết định của Trọng tài nước ngoài được tuyên, nếu thoả thuận trọng tài không quy định về các vấn đề đó;”. Đây cũng là điều kiện về tố tụng trọng tài. Trên thưc tế, trọng tài chỉ đưa ra quyết định có giá trị pháp lí đối với các bên khi hoạt động của trọng tài phù hợp với yêu cầu của pháp luật. Ngoài ra pháp luật còn quy định các điều kiện tiêu chuẩn trọng tài viên2. vì vậy nếu quyết định trọng tài được đưa ra trong bối cảnh vi phạm các quy định đó thì nó cũng bị từ chối công nhận và thi hành. Sự vi phạm điều trờn từ phớa trọng tài rừ rang là cơ sở để quyết định trọng tài cú giỏ trị phỏp lớ hay không có giá trị pháp lí. - Quyết định trọng tài phải có hiệu lực bắt buộc đối với các bên, quyết định của trọng tài chỉ được công nhận và thi hành khi có hiệu luật pháp luật. Nếu quyết định không có hiệu lực pháp luật thì không phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý đối với các bên. Thời hạn có hiệu lực của quyết định phụ thuộc vào quy tắc tố tụng của trọng tài của các quốc gia nơi quyết định được tuyên hoặc của quốc gia có pháp luật làm cơ sở cho trọng tài thành lập và hoạt động. Nếu quyết định không được tự nguyện thi hành trong thời hạn quy định sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo pháp luật của nước nơi quyết định được yêu cầu thi hành và theo điều ước quốc tế có hiệu lực đối với các vụ kiện này. Như vậy, thời hạn ở đây là thời hạn ghi rừ trong quyết định. Sau thời gian đú, quyết định của trọng tài cú thể được cưỡng chế thi hành. Theo các quy định như vậy, quyết định của trọng tài có hiệu lực với các bên ngay từ thời điểm đưa ra quyết định. Đối với cơ quan có thẩm quyền thi hành cưỡng chế đối với các bên phải thi hành không tự nguyện thì thời điểm đó là thời điểm hết thời hạn cho bên phải thi hành không tự nguyện thực thi. - Trường hợp quyết định trọng tài nước ngoài được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam là quyết định của trọng tài nước ngoài đó không bị cơ quan có thẩm quyền của nước nơi quyết định đã được tuyên hoặc của nước có pháp luật đã được áp dụng hủy bỏ hoặc đình chỉ thi hành. Về mặc pháp luật quyêt định của trọng tài có hiệu lực pháp luật khi nó được hình thành theo trật tự pháp luật của quốc gia có trọng tài ra quyết định ấy. Bởi vậy, các quy đinh pháp luật của quốc gia đó về các trường hợp hủy hoặc đình chỉ thi hành quyết định trọng tài trên cũng là bộ phận cấu thành của hệ thống các quy định pháp luật liên quan đến tính hiệu lực pháp luật của trọng tài. Do vậy, nếu ở quốc gia có trọng tài đưa ra quyết định mà quyết định đó không được coi là co hiệu lực pháp luật thì ở nước ngoài về nguyên tắc không thể tiến hành công nhận và thi hành quyết định ấy. Quy định như vậy phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế cũng như các nguyên tắc chung. của việc công nhận và thi hành quyêt định của trọng tài nói chung và trọng tài nước ngoài nói riêng. 2.4 Trình tự ,thủ tục và các biện pháp bảo đảm để được công nhận, và thi hành quyết đinh Trọng tài nươc ngoài tại Việt Nam. Một quyết đinh của trọng tài nước ngoài muốn được công nhận và thi hành ở một quốc gia khác thi phải được sự cho phép của quốc gia đó. Vì vậy, để được sự chấp thuận của của quốc gia mà có quyết định của trọng tài nước ngoài cần được công nhận và thi hành thì phải trãi qua một trình tự thủ tục xem xét của cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại trong một khoản thời gian nhất định. Do nhận thức đước sự cần thiết của của việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài, các quốc gia đều giải quyết các vấn đề này bằng cách ban hành pháp luật hoặc ký kêt hoặc gia nhập điều ước quốc tế về quy đinh các trình tự thủ tục để xem xét quyết định trọng tài của nước ngoài được công nhận và thi hành hoặc không được công nhận và thi hành. Tuy nhiên, cách thức thực hiên ở các quốc gia khác nhau thì không giống nhau. Đối với Việt Nam thì trình tự thủ tục về vấn đề công nhận và cho thi hành quyết định trọng tài nước ngoài chủ yếu được quy định trong BLTTDS 2004. 2.4.1.1 Trình tự thủ tục xét đơn yêu cầu công nhận và thi hành tại Việt Nam các quyết định của trọng tài nước ngoài. Người được thi hành, người đại diện hợp pháp của họ có quyền gởi đơn yêu cầu công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết đinh của trọng tài nước ngoài đến Bộ tư pháp Việt Nam. Đơn yêu cầu phải có đầy đủ nội dung sau đây:. Họ, tên, địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người được thi hành, người đại diện hợp pháp của người đó; nếu người được thi hành án là cơ quan, tổ chức thì phải ghi đầy đủ tên và địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó;. Họ, tên, địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người phải thi hành; nếu người phải thi hành là cơ quan, tổ chức thì ghi đầy đủ tên và địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp người phải thi hành là cá nhân không có nơi cư trú hoặc nơi làm việc tại Việt Nam, người phải thi hành là cơ quan, tổ chức khụng cú trụ sở chớnh tại Việt Nam thỡ trong đơn yờu cầu cũn phải ghi rừ địa chỉ nơi có tài sản và các loại tài sản liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài tại Việt Nam;. Yêu cầu của người được thi hành; trường hợp bản án, quyết định của Toà ỏn nước ngoài đó được thi hành một phần thỡ người được thi hành phải ghi rừ phần đã được thi hành và phần còn lại có yêu cầu công nhận và cho thi hành tiếp tại Việt Nam. Đơn yêu cầu bằng tiếng nước ngoài phải được gửi kèm theo bản dịch ra tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp. Theo yêu cầu, người nộp đơn phải nộp các giấy tờ sau: Gửi kèm theo đơn yêu cầu là các giấy tờ, tài liệu được quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập. Trong trường hợp điều ước quốc tế không quy định hoặc không có điều ước quốc tế liên quan thì kèm theo đơn yêu cầu phải có bản sao hợp pháp bản án, quyết định của Toà án nước ngoài; văn bản xác nhận bản án,. quyết định đó có hiệu lực pháp luật, chưa hết thời hiệu thi hành và cần được thi hành tại Việt Nam, trừ trường hợp trong bản ỏn, quyết định đú đó thể hiện rừ những điểm này; văn bản xác nhận việc đã gửi cho người phải thi hành bản sao bản án, quyết định đó. Trường hợp người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của người đó vắng mặt tại phiên toà của Toà án nước ngoài thì phải có văn bản xác nhận người đó đã được triệu tập hợp lệ. Các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu bằng tiếng nước ngoài phải được gửi kèm theo bản dịch ra tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu, các giấy tờ, tài liệu kèm theo, Bộ Tư pháp phải chuyển hồ sơ đến Toà án có thẩm quyền theo quy định tại Điều 34 và Điều 35 BLTTDS. Trong trường hợp Bộ tư pháp chuyển hồ sơ cho tòa án mà sau đó lại nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về việc đang xem xét hoặc đã hủy bỏ, đình chỉ thi hành quyết đinh của trọng tài nước ngoài, thì Bô tư pháp thông báo ngay bằng văn bản cho tòa án biết. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Bộ Tư pháp chuyển đến, Toà án có thẩm quyền phải thụ lý và thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết. Toà án có quyền yêu cầu người gửi đơn, Toà án nước ngoài đã ra bản ỏn, quyết định giải thớch những điểm chưa rừ trong hồ sơ. Trong thời hạn hai tháng, kể từ ngày thụ lý, tùy từng trường hợp tòa án ra một trong những quyết định sau đây:. - Tạm đình chỉ việc xét đơn yêu cầu trong trường hợp nhận được thông báo bằng văn bản của Bộ tư pháp về việc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đang xem xét quyết định của trọng tài nước ngoài. - Đình chỉ việc xét đơn yêu cầu, nếu người gửi đơn rút đơn yêu cầu hoặc người phải thi hành đã tự nguyện thi hành hoặc người phải thi hành là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của người đó không được thừa kế hoặc nếu người phải thi hành là cơ quan, tổ chức đã bị giải thể, phá sản mà quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức đó đã được giải quyết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc cá nhân phải thi hành đã chết, mà quyền và nghĩa vụ vua họ không được thừa kế;. - Đình chỉ việc xét đơn yêu cầu và trả lại hồ sơ cho Bộ Tư pháp trong trường hợp không đúng thẩm quyền hoặc không xác định được địa chỉ của cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thi hành không cư trú, làm việc tại Viêt Nam hoặc không xác đinh được nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành;. - Đình chỉ việc xét đơn yêu cầu trong trường hợp nhận được thông báo bằng văn bản của Bộ tư pháp về việc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đã hủy bỏ hoặc đình chỉ thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài;. c) Mở phiên họp xét đơn yêu cầu.
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam va nước Cộng Hòa Liên Bang Nga đều đã tham gia ký kết công ước New York ngày 10/8/1958 về công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài nên công ty cổ phần Energo Novus làm đơn yêu cầu tòa án Viêt Nam xem xét công nhận phán quyết của tòa án trọng tài thương mại quốc tế trực thuộc Phòng thương mại và Công nghiệp Cộng hòa Liên Bang Nga là phù hợp với điều 2 Pháp lệnh công nhận và thi hành phán quyết của trong tài nước ngoài do Ủy ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14/09/1995 (nay là điều 344 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004). Hiến pháp chưa quy định trọng tài như một thực thể trong hệ thống cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài.Việt Nam là Nhà nước pháp quyền nên Hiến pháp là văn bản pháp luật cao nhất nên mọi cá nhân, cơ quan ,tổ chức đều phải tuân theo Hiến pháp .Vì thế, để giúp các cơ quan, tổ chức, công dân, người nước ngoài áp dụng pháp luật một cách phù hợp,và không nhầm lẫn, quy định thêm trong Hiến pháp về mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia là cần thiết, song sẽ tốt hơn nếu chúng ta giải quyết rừ vấn đề này trong Hiến phỏp thỡ sẽ khụng gõy chồng chộo ,và nhầm lẫn về giỏ trị pháp lý của văn bản pháp luật trong nước và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết và gia nhập.