MỤC LỤC
Đề ra một số biện pháp quản lý phối hợp giữa nhà với gia đình và xã hội trong hoạt động giáo dục. Kết quả nghiên cứu giúp các trường THPT biết quản lý, huy động sức mạnh tổng hợp của xã hội nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục của nhà trường.
- Về thực tiễn: Đánh giá thực trạng việc phối hợp và quản lý phối hợp của lãnh đạo trường THPT.
- Đối tượng khảo sát: Giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh, cán bộ QLGD, cán bộ QL xã hội. Chỉ nghiên cứu cách thức quản lý việc phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội tạo ra môi trường giáo dục thống nhất và phát huy tiềm năng xã hội vào các hoạt động giáo dục.
Do những lợi ích lớn lao của quản lý mà sang thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX xuất hiện hàng loạt các công trình nghiên cứu với nhiều cách tiếp cận khác nhau về quản lý như: Tính khoa học và nghệ thuật quản lý, làm thế nào để việc ra quyết định quản lý đạt hiệu lực cao, những động cơ để thúc đẩy một tổ chức phát triển. Nghiên cứu công tác quản lý việc phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Thái Bình là bước tiếp tục làm phong phú thêm lý luận về quản lý giáo dục, đồng thời cũng góp phần đề ra được một số biện pháp có hiệu quả, thiết thực, đáp ứng được đòi hỏi của giáo dục Thái Bình; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, tạo ra bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục theo hướng tiếp cận trình độ thế giới, phục vụ thiết thực cho sự phát triển kinh tế trong thời kỳ hội nhập của đất nước.
Trong cuốn “Cơ sở lý luận của khoa học quản lý giáo dục” thì M.I.Kôndakov viết: “Không đòi hỏi một định nghĩa hoàn chỉnh thì chúng ta không hiểu quản lý nhà trường (công việc nhà trường) là hệ thống xã hội - sư phạm chuyên biệt, hệ thống này đòi hỏi những tác động có ý thức, có khoa học và có hướng chủ thể quản lý trên cơ sở các mặt của đời sống nhà trường để bảo đảm sự vận hành tối ưu xã hội - kinh tế và tổ chức sư phạm của quá trình dạy học và giáo dục thế hệ đang lớn lên” [14, tr94]. Nhưng vì trong nhà trường, hoạt động dạy học là hoạt động cơ bản, đặc trưng cho trường học, do vậy quản lý nhà trường chính là quản lý hoạt động dạy học của nhà trường nhằm đưa nhà trường đạt được hiệu suất cao nhất, chất lượng cao nhất với mục đích cuối cùng là làm sao đáp ứng cao nhất nhu cầu học tập của nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển nhân cách toàn diện cho người học ở mọi cơ sở GD, đào tạo ra những công dân có ích cho xã hội.
Nếp sống văn minh, các phong tục cũ (dòng họ, gia tộc, lễ hội, hội làng..), phong tục mới (kỉ niệm ngày lễ lớn, gia đình văn hóa, các phong trào nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực..) mà được tổ chức tốt sẽ lôi cuốn được gia đình và nhà trường vào sự phối hợp. Để thống nhất và tập hợp được sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong việc giáo dục học sinh, nhà trường một mặt phải làm tốt việc giảng dạy các kiến thức khoa học, giáo dục của toàn thể giáo viên, cán bộ trong nhà trường, mặt khác phải huy động, phối hợp chặt chẽ với gia đình và các tổ chức xã hội khác ở địa phương tham gia vào sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ.
Việc phối hợp các lực lượng giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội tạo ra sự giàng buộc lẫn nhau, tạo động lực cho sự phát triển đúng định hướng, hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực của xã hội, tạo ra môi trường sư phạm lành mạnh là rất cần thiết, để đạt được yêu cầu đó đòi hỏi phải có sự quản lý phối hợp để điểu chỉnh các mối quan hệ phù hợp nhằm đạt được kết quả cao trong quá trình giáo dục và nhà trường phải giữ vai trò chủ đạo. Trong việc quản lý phối hợp đó nhà trường đóng vai trò là vị trí trung tâm là cơ quan chuyên trách về giáo dục phải thực sự là hạt nhân của sự phối hợp là điều kiện bảo đảm cho các chủ thể giáo dục thống nhất với nhau về mục tiêu, nội dung, và phương pháp giáo dục, song đa dạng về biện pháp tác động, hình thức tổ chức và phương tiện giáo dục để phát huy những mặt mạnh, đồng thời hạn chế các mặt yếu của các chủ thể giáo dục nhằm đạt hiệu quả cao trong quá trình giáo dục học sinh.
Thái Bình là tỉnh đầu tiên trong cả nước phổ cập Tiểu học và phổ cập tiểu học đúng độ tuổi; là tỉnh thứ 9 trong cả nước phổ cập THCS; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS và THPT hàng năm đạt 75%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đỗ vào các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp đạt xấp xỉ 35%. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên trước hết là do chưa có cơ chế phối hợp và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của Nhà nước và xã hội, chưa tạo được sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành các cấp, các lực lượng xã hội và ngành giáo dục để phát triển sự nghiệp giáo dục, sự kết hợp gia đình - nhà trường - xã hội chưa được quan tâm đúng mức….
Trong loại nguyên nhân vì quản lý, chúng ta thấy: Chưa có giải pháp phối hợp toàn xã hội là nguyên nhân phổ biến quan trọng nhất (29.79%) rồi mới đến nguyên nhân bộ phận, cục bộ như: Gia đình và xã hội buông lỏng giáo dục, điều hành pháp luật chưa nghiêm, nhiều đoàn thể xã hội chưa quan tâm tới giáo dục, quản lý giáo dục nhà trường chưa chặt chẽ: Điều đáng mừng, xét về nguyên nhân do hoàn cảnh, là nếu trước đây khi điều tra cho rằng do đời sống khó khăn là nguyên nhân trực tiếp quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục thì hiện nay chỉ có một số người (14.38%) coi đây là nguyên nhân phổ biến dẫn đến kết quả GD thấp. Những nguyên nhân khách quan tuy có gây khó khăn, cản trở sự phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, nhưng đó không phải là những nguyên nhân chủ yếu, mà nguyên nhân chủ yếu là những yếu tố chủ quan đó là: các nhà trường chưa thực sự nêu cao vai trò chủ động để chỉ đạo các lực lượng giáo dục trong nhà trường và phối hợp chặt chẽ với lực lượng giáo dục ngoài nhà trường tạo nên sự thống nhất về mục tiêu, nội dung và biện pháp giáo dục học sinh, phát huy thế mạnh của mỗi lực lượng giáo dục tạo nên sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội vào công tác giáo dục thế hệ trẻ.
Ngoài những mục tiêu chung của Đảng, Nhà nước thể hiện trong các văn kiện nghị quyết về chiến lược xây dựng con người Việt Nam, về đào tạo nguồn nhân lực phục vụ CNH-HĐH đất nước và các mục tiêu giáo dục, mục tiêu cụ thể của từng bậc học đã được quy định trong Luật Giáo dục, chúng ta còn phải chú ý tới những mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế, xã hội, phát triển GD-ĐT của địa phương trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo. Công tác giáo dục đào tạo là một quá trình bao gồm nhiều chủ thể khác nhau: BGH, GVCN, GVBM, NV, Đoàn thanh niên, Công đoàn, PHHS, các cơ quan đoàn thể của địa phương, học sinh… Để thực hiện được biện pháp này nhà trường phải dựa vào nguyên tắc cơ bản để xác định với các tổ chức, đoàn thể trong xã hội là phát huy, tận dụng sức mạnh tổng hợp của mọi nguồn lực, thu hút mọi người nhằm biến hoạt động giáo dục học sinh thành nhiệm vụ của toàn dân.
Nhà trường cần chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường về tầm quan trọng của việc phối hợp giáo dục nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục bằng nhiều hình thức như: soạn thảo in ấn tài liệu sổ tay về tầm quan trọng, vai trò, trách nhiệm phối hợp giáo dục, phối hợp với Đài phát thanh, truyền hình địa phương viết tin bài phát trên hệ thống thông tin đại chúng tuyên dương về những gương điển hình trong lao động học tập, về phương pháp giáo dục, quản lý con; phối hợp với các ban ngành đoàn thể liên quan ký. Trên cơ sở đó nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh như tuyên truyền cổ động cho các công tác: Dân số - Kế hoạch hoá gia đình, bảo vệ môi sinh, phòng chống HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội như ma tuý, mãi dâm, rượi chè, cờ bạc..Tham gia các phong trào xây dựng văn hoá xã hội, an toàn giao thông, phụ trách nhi đồng ở địa phương, bảo vệ an ninh, giữ gỡn đường làng ngừ xúm, tham gia cỏc lễ hội truyền thống của địa phương, các hội thi văn nghệ, thể thao, các hoạt động lao động công ích của địa phương, tìm hiểu và nghe nói chuyện về truyền thống đấu tranh cách mạng, truyền thống văn hoá đạo đức, nghề truyền thống ở địa phương, tham quan các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử văn hoá, các cơ sở sản xuất..Đặc biệt tham gia tổ chức giáo dục học sinh trong hè ở địa phương.
Trong các biện pháp nêu trên, biện pháp: “Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường về sự cần thiết phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục học sinh” có ý nghĩa tiên quyết, tạo tiền đề để thực hiện có hiệu quả các biện pháp khác. Các biện pháp: “Xây dựng cơ chế tổ chức phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội nhằm giáo dục cho học sinh THPT thành phố Thái Bình”, “Kế hoạch việc quản lý huy động cơ sở vật chất, trang thiết bị của toàn xã hội”, “Xây dựng mạng lưới cộng tác viên, quản lý huy động lực lượng cộng tác viên một cách khoa học, hợp lý”, “Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra đánh giá việc tổ chức phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội nhằm giáo dục cho học sinh THPT” là những biện pháp then chốt, chủ lực để thực hiện các mục tiêu, kế hoạch của hoạt động giáo dục học sinh.
Tuy nhiên xuất phát từ điều kiện cụ thể của từng địa phương, từng gia đình, từng hoàn cảnh, điều kiện làm việc, phương tiện làm việc, môi trường làm việc, lĩnh vực công tác, mức độ công tác, cường độ làm việc theo không gian cũng như thời gian, nhận thức của các đối tượng khảo nghiệm nên vẫn có bình quân 22% ý kiến lưỡng lự và cho rằng khó thực hiện không khả thi, trong đó có 11% cho là không cần thiết. Xét tính cần thiết và tính khả thi của 6 biện pháp chúng tôi thấy cả 6 biện pháp đều nhận được sự đồng tình nhất trí cao trên 70%, những ý kiến đồng tình chiếm đa số vậy chứng tổ 6 biện pháp chúng tôi xây dựng và đưa ra đều đảm bảo tính khoa học, đúng đắn phù hợp với tình hình thực tế hiện nay trong việc phối hợp, liên kết 3 môi trường giáo dục cho học sinh THPT giữa nhà trường với gia đình và xã hội.
Lựa chọn các biện pháp đó cần dựa vào mục đích nội dung từng hoạt động tổ chức phối hợp, dựa vào đặc điểm nhân cách của các bậc phụ huynh học sinh, từng cá nhân trong cộng đồng, dựa vào trình độ phát triển kinh tế xã hội, phong tục tập quán của từng địa phương, của cộng đồng dân cư dựa vào điều kiện vật chất của nhà trường và khả năng sử dụng biện pháp của người quản lý. Xây dựng kế hoạch nâng cao trình độ nhận thức về tầm quan trọng của việc phối hợp giáo dục cho các lực lượng giáo dục bằng nhiều hình thức như nói chuyện chuyên đề, tập huấn, ký các văn bản nghị quyết liên tịch phối hợp thực hiện; Xây dựng kế hoạch cơ chế phối hợp hoạt động giáo dục; Kế hoạch huy động các nguồn lực phục vụ cho hoat động giáo dục.