MỤC LỤC
Ví dụ về sự tham gia của cộng đồng MSM với sự điều phối bởi nhóm công tác bao gồm: việc xây dựng và triển khai bộ công cụ giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV và MSM, việc xây dựng "Hướng dẫn quốc gia cho các can thiệp HIV toàn diện cho Nam quan hệ tình dục với nam”, sự tham gia vào sáng kiến vận động của Diễn đàn toàn cầu về MSM và HIV và dự án thúc đẩy các can thiệp về MSM cho các thành phố khu vực châu Á, và tổ chức các hoạt động vận động chính sách về MSM nhân ngày Quốc tế chống kỳ thị với người đồng tính và người chuyển giới và ngày thế giới phòng chống AIDS năm 2011. Dự án VUSTA tiếp tục phát triển trên việc xây dựng một sổ tay thực hành hướng dẫn về việc thành lập và đăng ký pháp nhân do UNAIDS và Sáng kiến chính sách Y tế (HPI) USAID hỗ trợ xuất bản năm 2010. Trong năm 2010 và 2011, tập huấn về việc sử dụng sổ tay này đã được thực hiện tại năm tỉnh; đến nay đã có 13 nhóm tự lực thực hiện thành công việc đăng ký tư cách pháp nhân. Các nhóm đoàn thể quần chúng đang đi đầu trong việc nâng cao nhận thức và tôn trọng các quyền liên quan đến HIV được pháp luật Việt Nam và quốc tế bảo vệ. Lãnh đạo các nhóm PLHIV đã làm việc với các tổ chức Liên hợp quốc, các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực pháp lý, và các trường luật trên cả nước để xây dựng cẩm nang tập huấn "Học về quyền của bạn". Cuốn cẩm nang này đã được sử dụng trong chiến dịch quốc gia 'Hiểu biết về quyền của bạn” tổ chức năm 2010, trong đó 75 phụ nữ sống với HIV hoặc chịu ảnh hưởng bởi HIV đến từ hơn 10 tỉnh được dạy kiến thức pháp luật liên quan đến HIV và đào tạo về kỹ năng truyền thông. Những phụ nữ này đã tăng cường nhận thức về quyền của họ, bao gồm quyền của phụ nữ và những chiến lược tốt nhất để bảo vệ mình khỏi bị lạm dụng và vi phạm quyền. Trở về địa phương sau khi lớp học kết thúc, các học viên đã chia sẻ kiến thức của mình và hỗ trợ những phụ nữ cần được trợ giúp pháp lý. Trong lĩnh vực xây dựng chính sách và chiến lược về HIV, các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp và đoàn thể quần chúng đã tham gia vào việc xây dựng Chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS mới, đem lại sự chú ý mạnh mẽ hơn đến các vấn đề giới và nhu cầu của người sống với HIV và các nhóm quần thể chính trong ứng phó với HIV. Đại diện của VNP+ và các nhóm quần thể chính có nguy cơ lây nhiễm HIV cao đã tích cực tham gia vào các cuộc tham vấn do Cục Phòng Chống AIDS tổ chức. VUSTA, đại diện của các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp và đoàn thể quần chúng trong Ủy ban Quốc gia về phòng chống AIDS, phòng chống ma túy và mại dâm, đã tổ chức một hội thảo tham vấn riêng về Dự thảo chiến lược với hơn 100 đại diện những người sống với HIV, người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao, các tổ chức dựa vào cộng đồng, tổ chức dựa vào đức tin và các tổ chức phi chính phủ Việt Nam. Trong giai đoạn báo cáo này, những người sống với HIV, người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao và các tổ chức phi chính phủ trong nước cũng đóng góp vào việc xây dựng một loạt các văn bản luật và chính sách liên quan đến HIV, gồm dự thảo Luật xử lý vi phạm hành chính trong đó có các điều khoản liên quan đến các vấn đề nhạy cảm về mại dâm và sử dụng ma túy. Các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp và đoàn thể quần chúng Việt Nam đã tham gia vào các diễn đàn khu vực và quốc tế quan trọng năm 2010-2011, góp thêm tiếng nói của họ trong nỗ lực toàn cầu nhằm đẩy nhanh tiến độ hướng tới mục tiêu toàn cầu về tiếp cận phổ cập tới các dịch vụ về HIV và thực hiện mục tiêu "Ba Không" – Không người nhiễm mới, Không kỳ thị và phân biệt đối xử, Không người tử vong liên quan đến AIDS. Đại diện PLHIV và những người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao đã tham gia với tư cách thành viên chính thức của đoàn đại biểu Việt Nam tại Hội nghị cấp cao của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về AIDS tổ chức tháng 6 năm 2011. Các diễn đàn quan trọng khác có sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp và đoàn thể quần chúng Việt Nam bao gồm Hội nghị Tham vấn Khu vực về Tiếp cận phổ cập, Hội nghị Thượng đỉnh Thanh niên Thế giới về HIV, Đối thoại khu vực về HIV và Luật, và ICAAP10. Mặc dù đã có những tiến bộ đáng kể về sự tham gia của các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp và đoàn thể quần chúng, vẫn còn những thách thức cần được giải quyết triệt để nhằm đưa các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp và đoàn thể quần chúng trở thành một đối tác bình đẳng trong ứng phó quốc gia với HIV. Một số thách thức lớn gồm:. i) Các rào cản pháp lý. Việt Nam không có một khuôn khổ pháp lý nhất quán cho việc đăng ký và quản lý các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp và đoàn thể quần chúng. Để đăng ký được tư cách pháp nhân, các nhóm đoàn thể quần chúng phải đăng ký là tổ chức công nghệ hoặc doanh nghiệp hộ gia đình. ii) Nguồn tài trợ bền vững: Hầu hết các tổ chức này phụ thuộc vào tài trợ quốc tế. Hiện tại Việt Nam đã đạt vị thế là nước có thu nhập trung bình và bị giảm nguồn tài trợ, các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp và đoàn thể quần chúng phải tìm kinh phí bổ sung từ các nguồn trong nước để duy trì hoạt động của họ. iii) Sự tham gia chưa đồng đều: Trong khi sự tham gia của tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp và đoàn thể quần chúngvào việc lập kế hoạch ở cấp quốc gia và ở một số tỉnh đã tăng lên, nhiều tỉnh vẫn chưa tham vấn các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp và đoàn thể quần chúng một cách thích đáng trong ứng phó với HIV của tỉnh. iv) Năng lực yếu : các nhóm tự lực và các mạng lưới của người sống với HIV và các nhóm quần thể chính có nguy cơ lây nhiễm HIV cao cần được tăng cường năng lực lãnh đạo, quản lý và kỹ thuật nếu họ muốn đóng một vai trò lớn hơn trong ứng phó quốc gia với HIV. v) Sự kỳ thị và phân biệt đối xử : Thái độ đang thay đổi, nhưng nghiên cứu Chỉ số về sự kỳ thị và các nghiên cứu khác đã xác nhận rằng sự kỳ thị và phân biệt đối xử là những rào cản lớn đối với việc cung cấp dịch vụ và sự tham gia có ý nghĩa hơn của người sống với HIV và các nhóm quần thể chính có nguy cơ lây nhiễm HIV cao trong ứng phó quốc gia.
Việc sử dụng khung đầu tư như vậy đặc biệt quan trọng ở Việt Nam, trong bối cảnh cần duy trì tính tự chủ quốc gia mạnh mẽ trong công tác phòng chống HIV trong một môi trường có những nhu cầu ngày càng tăng về các dịch vụ phòng, điều trị, chăm sóc và hỗ trợ, và nguồn cung tài chính bên ngoài đang suy giảm khi các nhà tài trợ rút hoặc giảm tài trợ trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu và Việt Nam đã thành nước có thu nhập trung bình. Để lấp được khoảng cách này sẽ vừa cần phải giảm nhu cầu, bằng cách đạt hiệu quả kinh tế bằng việc mở rộng quy mô và chi phí hiệu quả nhiều hơn trong cung cấp dịch vụ, mở rộng việc chuyển giao nhiệm vụ và thúc đẩy phân cấp cho địa phương , vừa cần phải tăng nguồn lực sẵn có từ Chính phủ (chẳng hạn như cam kết lớn hơn từ các Bộ), từ khu vực dịch vụ tư nhân, các chương trình bảo hiểm, và từ các đối tác phát triển mới và đối tác hiện có.
Những nỗ lực và thành tựu đạt được nhằm vượt qua thử thách và giải quyết khó khăn đề cập trong Báo cáo UNGASS lần thứ 4 (Báo cáo Tháng 1/2010 cho giai đoạn từ năm 2008 đến
Trong khi những người sử dụng ma túy và hành nghề mại dâm là bộ phận dễ bị lây nhiễm HIV nhất thì việc sử dụng ma túy và bán dâm lại bị coi là bất hợp pháp; chính điều này tạo rào cản đối với việc tiếp cận các dịch vụ HIV thiết yếu và khiến HIV bị quy kết là “tệ nạn xã hội” và càng làm tăng sự kỳ thị và phân biệt đối xử đối với những người sống chung với HIV. Báo cáo giai đoạn năm 2010-2011 vẫn tiếp tục cho thấy tình trạng trẻ em bị từ chối nhận vào học, công nhân nhiễm HIV bị cho thôi việc, người sử dụng ma túy và mại dâm trong các môi trường khép kín không được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc và điều trị HIV.
Các biện pháp khắc phục cụ thể
Trong những tháng gần đây, VAAC, với sự hỗ trợ từ Nhóm phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV, đã thực hiện một số cuộc tham vấn với các Bộ, ngành, các tổ chức xã hội dân sự, các tổ chức Liên Hợp Quốc và các nhà tài trợ nhằm thu thập các ý kiến đóng góp của các đối tác và đảm bảo rằng trong 10 năm tiếp theo, ứng phó quốc gia được tập trung vào một số chương trình chính, ưu tiên cho các mô hình cung cấp dịch vụ HIV bền vững,. Trong hai năm qua, các đối tác kỹ thuật và phát triển (bao gồm cả Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ, NIHE, và FHI-360) đã cố gắng thu thập số liệu ước tính trực tiếp kích cỡ và đánh giá tính khả thi của một số phương pháp ước lượng kích cỡ.Ở ba tỉnh khác nhau về mặt địa lý và tình hình dịch là Cần Thơ, Điện Biên và thành phố Hồ Chí Minh đã áp dụng phương pháp ước lượng kích cỡ khác nhau với người TCMT, PNMD và MSM (chỉ ở Cần Thơ): 1) phương pháp bắt thả 3 cách, 2) liệt kê của công an đếm số người tiêm chích ma túy và phụ nữ mại dâm, và 3) phép nhân dùng tỷ lệ điều tra nhân với số liệu chương trình hiện có.
CÁC CAM KẾT QUỐC GIA VÀ CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH (NCPI) PHẦN A