MỤC LỤC
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thuần mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán có thể thấp hơn doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ghi nhận ban đầu do các nguyên nhân: doanh nghiệp chiết khấu thương mại, giảm giá hàng đã bán cho khách hàng hoặc hàng đã bán bị trả lại và doanh nghiệp phải nộp thuế tiêu thụ dặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp được tính trên doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thực tế mà doanh nghiệp đã thực hiện trong một kỳ kế toán. - Giảm giá hàng bán là số tiền doanh nghiệp phải trả lại cho khách hàng trong trường hợp hoá đơn bán hàng đã viết theo giá bình thường, hàng đã được xác định là bán nhưng do chất lượng kém, khách hàng yêu cầu giảm giá và doanh nghiệp đã chấp nhận hoặc do khách hàng mua với khối lượng hàng hoá lớn, doanh nghiệp giảm giá.
- Cuối kỳ kinh doanh, toàn bộ số tiền giảm giá hàng bán và hàng bị trả lại được kết chuyển sang bên Nợ TK 511 hoặc TK 512 để giảm doanh thu bán hàng đã ghi theo hoá đơn ở bên Có của TK này. + Cuối kỳ, kết chuyển giá vốn của thành phẩm, dịch vụ đã được xác định là tiêu thụ vào bên Nợ TK 911 – xác định kết quả kinh doanh.
- Các chi phí phải trả (trích trước) khác tính vào chi phí sản xuất chung trong kỳ (chi phí sửa chữa TSCĐ, …). - Cuối kỳ, tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung theo tiêu thức phù hợp cho các đối tượng chịu chi phí (sản phẩm, nhóm sản phẩm, lao vụ, dịch vụ, …).
Khái niệm chi phí quản lý doanh nghiệp: là những khoản chi phí phục vụ cho quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh và các khoản chi phí chung cho toàn doanh nghiệp. Chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán hàng, ….
Bên Có: + Doanh thu thuần về số sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ.
(4) – Kết chuyển chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp (5) – Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác (6) – Kết chuyển chi phí tài chính và chi phí khác. THỰC TẾ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP THĂNG LONG.
Khởi điểm, các doanh nghiệp sát nhập đều là những đơn vị yếu kém, kinh doanh không hiệu quả, làm ăn thua lỗ nặng nề, quy mô hạn hẹp, tổ chức sản xuất kinh doanh mang tính phân tán nên nợ đọng chồng chất, cơ sở vật chất nghèo nàn, không đồng bộ. Khó khăn lớn nhất đối với doanh nghiệp là thiếu vốn lưu động trầm trọng, tài chính còn hạn chế nên khả năng tạo bước phát triển đột phá nhằm nâng cao kết quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh còn hạn chế.
Công ty thực hiện chế độ tự chủ trong sản xuất kinh doanh và trong phạm vi của luật doanh nghiệp và luật pháp quy định, hoạt động theo phương thức hạch toán kinh doanh, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa lợi ích của nhà nước, lợi ích tập thể và cá nhân người lao động. Xuất phát từ nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế, đồng thời trên cơ sở chính sách chỉ đạo của chính phủ và các cấp lãnh đạo nhà nước, ngay từ khi thành lập công ty đã xác định mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh là đa dạng hoá hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó tập trung vào phát triển ngành du lịch, dịch vụ.
Từ một cơ sở bộ máy gián tiếp cồng kềnh do sự sát nhập nhiều đơn vị tuổi đời cao, nghiệp vụ quản lý yếu kém: 1 giám đốc và 7 phó giám đốc, đời sống CBCNV không được đảm bảo, bình quân thu nhập 300.000đ/người/tháng. Các trưởng ,phó phòng ban, giám đốc các đơn vị là người tham mưu giúp việc và tổ chức thực hiện có hiệu quả các công việc của đơn vị mình theo đúng pháp luật của nhà nước và nội quy, quy chế của công ty.
Căn cứ vào đặc điểm, tính chất và quy mô hoạt động kinh doanh dựa vào sự phân cấp quản lý kinh tế nội bộ, căn cứ vào đội ngũ cán bộ chuyên môn cũng như khối lượng, tính chất công việc kế toán, công ty đã xây dựng theo mô hình vừa tập trung, vừa phân tán. Theo mô hình này, ở công ty Du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long có phòng kế toán tập trung làm nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở văn phòng công ty và các đơn vị hạch toán phụ thuộc, kiểm tra hướng dẫn công tác kế toán toàn công ty, tổng hợp số liệu để lập báo cáo tài chính toàn ngành.
- Kế toán trưởng: là người phụ trách, điều hành toàn phòng, là người tổ chức chỉ đạo bộ máy kế toán trong toàn công ty, thông tin kế toán và hạch toán kinh tế ở đơn vị, tổ chức kiểm tra tài chính kế toán, phê duyệt báo cáo của các đơn vị trong công ty trước khi đưa lên báo cáo với cấp trên. * Hình thức kế toán của công ty là hình thức Nhật ký chứng từ: nhằm hiện đại hoá khâu hạch toán giúp cho lãnh đạo có thông tin kịp thời để xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, công ty đã sử dụng chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính để phục vụ cho công tác kế toán công ty và các đơn vị thành viên.
Công ty luôn thu tiền ngay sau khi đã cung cấp dịch vụ hoặc cho thanh toán chậm nhưng phải có sự ràng buộc, đó chính là hợp đồng mua bán hàng hoá, hợp đồng tổ chức tour, … được ký kết giữa bên cung cấp hàng hoá dịch vụ và bên nhận hàng hoá và dịch vụ. Doanh thu của ngành thương mại, dịch vụ nói chung và của công ty nói riêng có những đặc thù riêng, do đó việc hạch toán đúng, đủ doanh thu được là việc quan trọng đòi hỏi các nhân viên kế toán phải phản ánh trung thực doanh thu thực hiện, tổng hợp các số liệu và lập báo cáo kế toán cần thiết.
Sau khi có bảng kê nộp tiền, kế toán thanh toán sẽ lập phiếu thu và định khoản chính xác từng loại doanh thu.
Em xin trích hai phiếu chi sau, hai phiếu chi đó tương ứng với hai giấy đề nghị thanh toỏn của bộ phận Giảng Vừ gửi lờn cụng ty.
PHIẾU CHI Số: 749
Để hiểu rừ thờm về những chi phớ mà cụng ty bỏ ra trong quỏ trỡnh hoạt động sản xuất kinh doanh, sau đây em xin trình bày về kế toán giá vốn hàng bán, kế toán chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tại công ty Du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long. Căn cứ vào hoá đơn bán hàng, giá bán ở cột thành tiền được ghi vào sổ theo dừi thanh toỏn với khỏch hàng số lượng hàng hoỏ cũng như giỏ bỏn ghi trên hoá đơn và còn được ghi vào sổ chi tiết vật tư nguyên liệu, hàng hoá cùng với đơn giá mua bình quân gia quyền của số lượng hàng hiện có trước khi.
Tập hợp quỹ phân phối tiền lương cho cán bộ công nhân viên trực thuộc lực lượng kinh doanh thương mại, dịch vụ và căn cứ vào quy chế phân phối tiền lương của công ty và kết quả thực hiện sản xuất kinh doanh. * Hạch toán chi phí công cụ, dụng cụ: chi phí công cụ, dụng cụ xuất dùng cho công tác sản xuất thường là các thiết bị điện phục vụ cho sản xuất như bóng đèn, …các thiết bị phục vụ cho kinh doanh dịch vụ ăn uống như bát, đĩa, … các thiết bị đồ gỗ như bàn, ghế, … các thiết bị âm thanh.
PHIẾU NHẬP KHO
Cũng giống như chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp là những khoản chi phí phát sinh có liên quan chung đến toàn bộ hoạt động của cả doanh nghiệp mà không tách ra riêng được cho bất kỳ hoạt động nào. + Yếu tố nguyên liệu, vật liệu: căn cứ vào số phát sinh bên Có của các TK 152, 153 đối ứng Nợ các tài khoản ghi ở mục A phần I Nhật ký chứng từ số 7 sau khi trừ đi phần nhiên liệu xuất dùng vào SXKD để ghi vào các dòng phù hợp phần này.
CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH THEO YẾU TỐ
Tại công ty Du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long áp dụng kế toán trên phần mềm máy tính với phần mềm kế toán riêng biệt nên các chứng từ kế toán phát sinh trong kế toán kết quả kinh doanh chủ yếu là chứng từ tự lập như: chứng từ kết chuyển doanh thu, giá vốn, chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí bán hàng, thu nhập hoạt động tài chính, chi phí tài chính và các phiếu kế toán, …. + Chi phí nhân công: Là những khoản tiền phải trả, phải thanh toán cho công nhân viên trực tiếp sản xuất, khai thác nghiệp vụ như: tiền lương, BHYT, KPCĐ, quỹ khuyến khích tài năng trẻ, quỹ hỗ trợ nhà ở… Chi phí nhân công hạch toán chi tiết như sau: Tiền lương nhân công bao gồm: lương cấp bậc, chức vụ, lương khuyến khích theo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, lương bưu tá, BHXH, BHYT, KPCĐ.