Định hướng nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Thăng Long

MỤC LỤC

Hiệu quả huy động vốn trong hoạt động kinh doanh NHTM

Khái niệm hiệu quả huy động vốn

Tuy nhiên vốn huy động phải được ổn định về mặt thời gian, thường xuyên có một dòng tiền lớn có khả năng bị rút ra thì lượng vốn dành cho vay, cho đầu tư sẽ không lớn, như vậy hiệu quả sử dụng sẽ không cao và Ngân hàng phải thường xuyên đối đầu với vấn đề thanh khoản. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là nếu Ngân hàng thấy có nguồn vốn ổn định thì sẽ huy động hết hay ngược lại không đáp ứng đủ yêu cầu ấy thì Ngân hàng không huy động, mà việc huy động vốn của Ngân hàng phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của Ngân hàng về vốn.

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn

Như vậy để hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng của Ngân hàng có hiệu quả thì Ngân hàng cần phải có một quy mô vốn lớn và không ngừng phát triển, đồng thời phải có một cơ cấu nguồn hợp lý đảm bảo cho sự phát triển ổn định của nguồn vốn. Hoạt động huy động vốn đạt hiệu quả khi lãi suất huy động bình quân thấp hơn lãi suất cho vay hay đầu tư từ nguồn huy động, tức là chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay hay đầu tư phải đủ lớn để bù đắp các khoản chi phí khác liên quan đến huy động, cho vay hay đầu tư và có lãi.

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn

    Khi nền kinh tế phát triển không ổn định, lạm phát cao đồng tiền bị mất giá, tiền gửi của dân cư tại Ngân hàng sẽ không đảm bảo, vì vậy người dân sẽ không thích gửi tiền vào Ngân hàng mà họ muốn tích luỹ bằng các tài sản khác sao cho đảm bảo được giá trị của đồng tiền như tích luỹ bằng vàng, bằng ngoại tệ mạnh. Hiện nay trên các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta thấy tràn ngập các thông tin quảng cáo hàng tiêu dùng, nhưng quảng cáo về Ngân hàng thì rất hiếm, chủ yếu trên các báo và tạp chí chuyên ngành như Thời báo Ngân hàng, tạp chí Ngân hàng, tạp chí thị trường tài chính tiền tệ… nhưng người dân bình thường không phải ai cũng đọc.

    Giới thiệu chung về chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Thăng Long

    Lịch sử hình thành và phát triển

    Sở giao dịch I NHNo&PTNT được thành lập theo quyết định số 15/TCCB ngày 16/03/1991 của Tổng giám đốc NHNo VN với chức năng chủ yếu là đầu mối để quản lý các ngành nông, lâm, ngư nghiệp và thực hiện thí điểm văn bản, chủ trương của ngành trước khi áp dụng cho toàn hệ thống, trực tiếp thực hiện cho vay trên địa bàn Hà Nội, cho vay đối với các công ty lớn về nông nghiệp như: Tổng công ty rau quả, công ty thức ăn gia súc..Ngày 01/04/1991, SGD I chính thức đi vào hoạt động. Ngoài ra SGD I còn làm các dịch vụ tư vấn đầu tư, bảo lãnh, thực hiện chiết khấu các thương phiếu, các nghiệp vụ thanh toán, nhận cầm cố, thế chấp tài sản, mua bán kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc đá quý, tài trợ xuất khẩu… và ngày càng khẳng định tầm quan trọng của mình trong hệ thống NHNN Việt Nam.

    Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long

    Nghiên cứu xây dựng chiến lược kháh hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại kháh hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng. Huy động vốn trong nước cả nội tệ và ngoại tệ (khi được tổng giám đốc cho phép) của mọi tổ chức dân cư, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế theo quy định về các hình thức huy động vốn trong hệ thống ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam ban hành theo quyết định số 404/HĐQT-KHTH ngày 10/10/2001 của chủ tịch hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam.

    Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

    Quy mô nguồn vốn huy động

    Vốn huy động của chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT Thăng long bao gồm: tiền gửi, phát hành các giấy tờ có giá, vốn đi vay các tổ chức tín dụng trong nước. Chính vì vậy, trong năm 2008, quy mô vốn huy động được của chi nhánh là không cao, thấp hơn rất nhiều so với các năm trước đó, ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động khác, tác động đến hoạt động kinh doanh cũng như lợi nhuận của chi nhánh ngân hàng NN&PTNT Thăng Long.

    Bảng 2.4. Kết quả nguồn vốn huy động ba năm 2006, 2007, 2008.
    Bảng 2.4. Kết quả nguồn vốn huy động ba năm 2006, 2007, 2008.

    Cơ cấu nguồn vốn huy động

    Mặc dù là một ngân hàng nông nghiệp, khách hàng chủ yếu là cán bộ nông dân, các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn nhưng với cơ chế thị trường cạnh tranh sôi động hiện nay, chi nhánh ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn Thăng Long đã không chịu bó hẹp trong phạm vi những khách hàng này mà đã nhanh chóng tìm kiếm những khách hàng mới thuộc mọi thành phần kinh tế như các doanh nghiệp Nhà nước, hợp tác xã, các công ty cổ phần, các công ty TNHH hay các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau như nông lâm ngư nghiệp, cung ứng vật tư, giao thông vận tải, bưu điện, xây dựng, dịch vụ thương mại…. Năm 2008, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ tình hình lạm phát và cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra trên phạm vi toàn thế giới, tác động mạnh nhất lên các tổ chức kinh tế, rất nhiều công ty, nhà máy, doanh nghiệp… đã rơi vào tình trạng hoạt động giảm sút thậm chí là phá sản- nhu cầu vốn lớn dẫn tới giảm lượng vốn huy động tại các ngân hàng, công tác huy động vốn trở nên rất khó khăn.

    Bảng 2.6. Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền
    Bảng 2.6. Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền

    Các hình thức huy động vốn 1. Huy động vốn từ tiền gửi

    Chính vì vậy trong thời gian qua Chi nhánh đã có những nỗ lực nhằm phát triển nguồn vốn này và đã đạt được những thành công nhất định nhưng tỷ trọng của nó trong tổng nguồn vẫn còn thấp, điều này đặt ra nhiệm vụ cho chi nhánh trong tương lai để nguồn này dần giữ vai trò chủ đạo trong tổng nguồn vốn huy động của mình. Bởi vì trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt nên để tăng cường nguồn vốn huy động đảm bảo phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn và tăng khả năng thu hút khách hàng mở rộng hoạt động đầu tư tín dụng thì việc tăng lãi suất huy động và giảm lãi suất cho vay dẫn đến chênh lệch lãi suất giảm là điều tất yếu.

    Bảng 2.8: Tiền gửi của khách hàng qua ba năm 2006, 2007, 2008
    Bảng 2.8: Tiền gửi của khách hàng qua ba năm 2006, 2007, 2008

    Khả năng đáp ứng yêu cầu sử dụng vốn của ngân hàng

      Vì vậy, chi nhánh cần cân nhắc việc sử dụng mức lãi suất nào là hợp lý để đảm bảo cân đối giữa mức chi phí huy động với thu lãi cho vay, vừa tạo đà tăng trưởng lợi nhuận cho chi nhánh vừa tạo được sức cạnh tranh đối với các ngân hàng khác. Như vậy xét về khía cạnh huy động vốn, ta thấy rằng, chi nhánh ngân hàng NN&PTNT Thăng Long đã đáp ứng được rất tốt nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng, đảm bảo nguyên liệu ổn định và đầy đủ cho mọi họat động kinh doanh của chi nhánh.

      Bảng 2.12: Tình hình huy  động vốn và sử dụng vốn tại chi nhánh Ngân hàng
      Bảng 2.12: Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại chi nhánh Ngân hàng

      Đánh giá hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long

      Những kết quả đạt được

      Đặc biệt triển khai huy động tiết kiệm bậc thang theo 9 bậc có lợi thế bước nhảy lãi suất linh hoạt cao, khi lãi suất giảm, khách hàng vẫn được hưởng lãi cho đến hết kỳ hạn và với tâm lý ưa chuộng gửi ngắn để kỳ vọng lãi suất các NHTM tăng nên khách hàng thường nghiêng chọn sản phẩm tiết kiệm này. Mặt khác, nguồn vốn ngoại tệ cũng có xu hướng tăng lên và quan trọng hơn là nguồn tiền gửi tiết kiệm dân cư cũng tăng dần - trong khi nguồn vốn dân cư các chi nhánh khác bị giảm thì nguồn vốn dân cư tại chi nhánh Thăng Long đã tăng 455 tỷ VND so với đầu năm 2008-đây là một dấu hiệu tốt mà bất kỳ ngân hàng nào cũng mong muốn đạt được vừa góp phần làm giảm chi phí vừa làm tăng nguồn vốn huy động cho chi nhánh.

      Những tồn tại trong công tác huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long

      Số lượng báo cáo nhiều, các phần mềm hỗ trợ nhặt báo cáo còn chưa đáp ứng kịp thời về thời gian nhặt dữ liệu (conversion, report..), số liệu suất từ IPCAS cũng lệch nhiều so với cân đối nên việc tổng hợp báo cáo gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc tạo và gửi báo cáo. Lượng khách hàng nước ngoài đến với chi nhánh ngày càng tăng nhưng trình độ ngoại ngữ của nhiều nhân viên còn hạn chế, cản trở trong giao tiếp và thực hiện các thủ tục gửi tiền ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn.

      Nguyên nhân của những tồn tại trong công tác huy động vốn

      Trong năm 2008, ngoài những khó khăn chung của hệ thống ngân hàng, chi nhánh Thăng Long phải đối mặt với những khó khăn riêng như: Ba chi nhánh cấp II lớn mạnh đã tách ra, nguồn vốn BHXHVN cũng bị tách phần lớn sang chi nhánh khác,. Chủ yếu chi nhánh sử dụng các hình thức như băngzon, tiếp thị..giới thiệu các hình thức huy động mới nhỏ lẻ và đơn giản mà chưa thực sự đẩy mạnh công tác này, chưa giới thiệu được đầy đủ các thông tin liên quan đến với khách hàng.

      Định hướng phát triển và quan điểm nâng cao hiệu quả huy động vốn

        - Tiết kiệm mua nhà ở: người gửi tiền liên tục, đều đặn trong một thời gian dài, sau khi đạt được đến một số tiền nào đó người gửi được vay của ngân hàng để bổ sung mua nhà hoặc xây nhà mới (nếu số tiền gửi của khách hàng cộng với khoản lãi thu được và các nguồn vốn tự có khác đạt tới 50% giá trị căn hộ được mua hay xây dựng). Như vậy, để đáp ứng nhu cầu của nhóm khách hàng này thì ngân hàng cần thiết phải hiện đại hoá các phương tiện phục vụ để phục vụ nhanh chóng và chính xác, hơn nữa nhân viên phục vụ phải là những người có trình độ chuyên môn cao, tác phong nhanh nhẹn giao tiếp lịch sự và tế nhị với khách hàng.

        Một số kiến nghị

        Đối với chính phủ và ngân hàng Nhà nước

        Muốn thu hút được tiền gửi nói chung và đặc biệt là tiền gửi trung và dài hạn thì vấn đề mấu chốt phải là ổn định tiền tệ: củng cố vững chắc giá trị đồng nội tệ, tiếp tục kiềm chế lạm phát, ổn định sức mua của đồng tiền, bằng cách NHNN phải xử lý một cách linh hoạt các công cụ chính sách tài chính tiền tệ quốc gia và trong điều kiện nước ta hiện nay NHNN nên kiểm soát chặt chẽ các tổ chức tín dụng, các ngân hàng thương mại. Còn nhiều Bộ luật để điều chỉnh các hành vi trong xã hội chẳng hạn như Luật quảng cáo, khuyến mãi, Luật cạnh tranh..cần hoàn thiện hơn nữa.Trong một môi trường pháp luật không ổn định như vậy thì hoạt động của ngân hàng còn chứa đựng nhiều rủi ro, do đó chưa khẳng định lòng tin của dân chúng đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam.

        Đối với ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

        Sản phẩm tiền gửi tiết kiệm bằng vàng và cho vay bằng vàng dần thịnh hành trên thị trường, nhu cầu thị trường rất lớn và rủi ro cũng cao, cần có các văn bản hướng dẫn cụ thể đảm bảo việc thực hiện không vướng mắc và tăng lợi ích đầu ra của sản phẩm. Vì vậy, đề nghị NHNo&PTNT Việt Nam nghiên cứu, xem xét có giải pháp tạo chủ động tối đa cho chi nhánh trong hoạt động kinh doanh cũng như quyết định lãi suất huy động để có thể cạnh tranh với các NHTMCP trong điều kiện hiện nay.