Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

MỤC LỤC

Ý nghĩa khoa học của Luận văn hoặc đóng góp mới của đề tài

Đề tài tổng kết các kinh nghiệm về phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, đánh giá thực trạng phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trong giai đoạn 2005 – 2008, trên cơ sở chiến lƣợc phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhà nước cùng với hệ thống các chính sách ưu đãi đặc biệt nhằm đưa ra một số kiến nghị để phát huy hết thế mạnh và đạt đƣợc hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói riêng và của cả nước nói chung.

Chương 3: Một số giải pháp phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Lý luận chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa

Chẳng hạn việc phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa của các nước nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp này phát triển để thực hiện các mục đích nhƣ huy động mọi tiềm năng vào sản xuất, đáp ứng nhu cầu phong phú và đa dạng của xã hội góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của mỗi nước, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tạo thêm việc làm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đa dạng hoá và tăng thu nhập trong dân cư, giảm bớt dòng người đổ ra thành phố, tăng sự năng động hiệu quả của nền kinh tế giảm đến mức tối đa rủi ro trong kinh doanh, số lƣợng và chủng loại hàng hoá, hình thức cấu trúc nhiều tầng, thiết lập quan hệ kinh doanh giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa với các doanh nghiệp lớn. Mặc dù phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa nông thôn có quy mô lao động nhỏ (trên 90% số doanh nghiệp sử dụng dưới 100 lao động, trung bình mỗi hộ ngành nghề sử dụng từ 3 – 4 lao động thời vụ; mỗi doanh nghiệp sử dụng 26 lao động thường xuyên và 10 – 12 lao động thời vụ), so với hàng chục nghìn doanh nghiệp tƣ nhân, hàng trăm nghìn hộ ngành nghề thì số lao động đƣợc thu hút vào làm việc trong các cơ sở này là rất lớn (hàng năm ở nông thôn nước ta có khoảng gần 1triệu lao động tăng thêm, trong đó khoảng 600 – 700 nghìn người chủ yếu được tiếp nhận vào khu vực nông nghiệp và doanh nghiệp nhỏ và vừa nông thôn.

Một số nét cơ bản về tình hình phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam trong thời gian

Hiện nay, Việt Nam đã ra nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO, sẽ có nhiều cơ hội cho các nhà đầu tƣ vào Việt nam nhƣ các ngân hàng, các nhà máy, các khu công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt nam ngày càng tăng, đó là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp nói chung và những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng thu hút nguồn vốn và mở rộng thị trường. Vai trò vị trí của khu vực kinh tế tƣ nhân qua các giai đoạn đã đƣợc khẳng định là: “ Kinh doanh ổn định" mở rộng và phát triển các chỉ tiêu nhƣ tỷ trọng vốn đầu tư, nộp ngân sách thu hút lao động, tiền lương và phúc lợi cho người lao động đều tăng và có chuyển biến tích cực thông qua các chỉ tiêu khác nhƣ đóng góp vào các hoạt động xã hội các quỹ phúc lợi doanh nghiệp. Hiện nay khu vực này có tới 387 cơ sở chế biến nông lâm sản (chiếm 41,9% tổng số cơ sở công nghiệp ngoài quốc doanh của Tỉnh), thu hút 1698 lao động công nghiệp thường xuyên và hàng ngàn lao động thời vụ, đóng góp 50809 triệu đồng giá trị sản lƣợng, chiếm 64,91% giá trị tổng sản lƣợng công nghiệp chế biến nông lâm sản của toàn Tỉnh.

Bảng 2.2: Phân bổ các doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2008 – Thái Nguyên
Bảng 2.2: Phân bổ các doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2008 – Thái Nguyên

Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tại các doanh nghiệp điều tra

Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay ít quan tâm đến công tác quản trị doanh nghiệp, quản trị công ty, mà tập trung giải quyết các vấn đề về quản lý, cho nên không đƣa ra đƣợc cái nhìn tổng thể về chiến lƣợc phát triển doanh nghiệp, hoặc có cái nhìn sai lầm do bị chính những công việc quản lý thường ngày chi phối cả về thời gian và cách suy nghĩ. Để thực hiện được thành công, thì người điều hành doanh nghiệp phải giỏi về quản trị doanh nghiệp, nhà quản trị doanh nghiệp phải thực hiện nhiệm vụ là xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp, phải nhạy bén với tín hiệu của thị trường, phải kiểm soát đƣợc rủi ro, phải xác định đƣợc mô hình tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh cuả doanh nghiệp và điều hành mọi người thực hiện để đạt đƣợc mục tiêu chiến lƣợc của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực nông nghiệp điều tra thì việc quả lý chất lƣợng sản phẩm hầu nhƣ chƣa đƣợc chú trọng, các doanh nghiệp chỉ tập chung đến số lƣợng, sự phân phối sản phẩm trên thị trường vì một lý do là cũng chưa có cơ quan uy tín nào chứng thực chất lượng sản phẩm của họ nếu họ có tập trung vào chất lƣợng.

Bảng 2.5: Vốn đầu tư và thu nhập của các doanh nghiệp
Bảng 2.5: Vốn đầu tư và thu nhập của các doanh nghiệp

Kết luận rút ra thực trạng phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên

Qua số liệu nghiên cứu trong 3 năm 2006 đến 2008 ta thấy rằng các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp phát triển một cách khá chậm chạp, năm 2007 có tăng hơn năm 2006 về các chỉ tiêu nhƣ doanh thu, lợi nhuận, mức thu nhập cũng tăng, nhƣng đến năm 2008 những con số của các chỉ tiêu này dường như chững lại do tác động của sự suy thoái kinh tế toàn cầu. Hơn thế nữa các doanh nghiệp cũng nhận được những sự hỗ trợ của nhà nước thông qua các chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian qua nhƣ chỉ thị số 40/2005CT-TTG về việc thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển, thông tƣ Số 82/2006/TT-BTC, thông tƣ 01/2006/TT-NHNN .v.v… hứa hẹn một sự phát triển vƣợt bậc sau thời kỳ suy thoái kinh tế này. Về quy mô vốn của doanh nghiệp có chung một đặc thù, đó là các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp thường sử dụng nguồn vốn tự có của mình, tuy hệ số sử dụng vốn cho thấy các doanh nghiệp này tự chủ về vốn nhiều nhƣng nguồn vốn còn ít, nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất, đa phần các doanh nghiệp kinh doanh có nhu cầu vay vốn nhiều hơn các doanh nghiệp sản xuất và chế biến.

Định hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp

- Cải thiện tình trạng thiếu mặt bằng sản xuất, tăng cường bảo vệ môi trường thông qua việc lập và công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; tạo điều kiện để phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp có quy mô hợp lý và giá thuê đất phù hợp với khả năng của doanh nghiệp nhỏ và vừa; hỗ trợ di dời các doanh nghiệp nhỏ và vừa gây ô nhiễm, tác hại đến môi trường tại các khu dân cƣ và đô thị đến các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. - Sửa đổi, bổ sung các quy định để đẩy nhanh việc xây dựng quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tại các địa phương; khuyến khích phát triển các loại hình ngân hàng, ngân hàng thương mại cổ phần chuyên phục vụ các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó bao gồm cả việc phát triển nghiệp vụ cho thuê tài chính và áp dụng biện pháp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản thế chấp đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa này có dự án khả thi, có hiệu quả để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tƣ và kinh doanh. Khuyến khích các tổ chức Hiệp hội thực hiện các dịch vụ phát triển kinh doanh; tích cực triển khai các chương trình trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; tham gia xây dựng thể chế, chính sách và các chương trình trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm tăng cường vai trò hỗ trợ của Hiệp hội và thực sự là đại diện lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

Một số giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới

Trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn tỉnh, thành phố đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các cơ quan ban ngành của tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa có mặt bằng sản xuất phù hợp; chỉ đạo dành quỹ đất và thực hiện các chính sách khuyến khích để xây dựng các khu, cụm công nghiệp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp có mặt bằng xây dựng tập trung cơ sở sản xuất hoặc di dời từ nội thành, nội thị ra, bảo đảm cảnh quan môi trường. Cụ thể là sửa đổi, bổ sung các quy định để đẩy nhanh việc xây dựng quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các địa phương; khuyến khích phát triển các loại hình ngân hàng, ngân hàng thương mại cổ phần chuyên phục vụ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó bao gồm cả việc phát triển nghiệp vụ cho thuê tài chính và áp dụng biện pháp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản thế chấp đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa có dự án khả thi, có hiệu quả để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tƣ và kinh doanh. Chính phủ, các Bộ, ngành và ủy ban nhân dân địa phương cung cấp các thông tin cần thiết qua các ấn phẩm và qua mạng internet cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, thông qua Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, sở nông nghiệp) phối hợp với các cơ quan liên quan và các tổ chức xã hội nghề nghiệp trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.