MỤC LỤC
Công ty cổ phần sông Đà 11 với chức năng xây dựng các công trình, sản xuất lắp đặt các kết cấu xây dựng và kết cấu cơ khí công trình, sản xuất vật liệu, cấu kiện xây dựng, xây lắp các thiết bị công nghệ… Do đó TSCĐ hữu hình của Công ty chủ yếu là máy móc, xe cơ giới, các máy khoan…. Trong thời gian gần đây, do khối lượng các công trình thi công nhiều, công ty phải trang bị các thiết bị máy móc bằng nguồn vốn tự có của mình hoặc vốn tín dụng và nguồn vốn khác. Đồng thời phòng quản lý các thiết bị các công trình do công ty đảm nhiệm thi công để cân đối năng lực thiết bị động lực, thiết bị công tác, phương tiện vận tải…Nhằm điều phối nhịp nhàng giữa các đơn vị thành viên và giữa các công trình thi công.
Thông qua các cách phân loại trên giúp cho Công ty quản lý chặt chẽ TSCĐ của mình một cách rất cụ thể, chi tiết theo đặc trưng kỹ thuật và tình hình sử dụng của TSCĐ từ đó đảm bảo tính hợp lý, hiệu quả phục vụ cho tiến trình sản xuất và thi công của Công ty. Trong công tác hạch toán TSCĐ, Công ty chỉ hạch toán theo giá trị ghi trên sổ sách còn giá trị TSCĐ thực tế kiểm kê và giá trị còn lại của TS khi đánh giá lại Công ty chỉ sử dụng để xem xét đánh giá công tác quản lý và sử dụng TSCĐ là tốt hay không tốt. Do không sử dụng số liệu giá trị còn lại theo đánh giá lại TSCĐ để hạch toán nên Công ty không xác định giá trị hao mòn của TSCĐ sau khi đánh giá lại (giá trị còn lại của TSCĐ khi đánh giá lại chỉ được thể hiện trên báo cáo chi tiết kiểm kê TSCĐ).
Các chứng từ tăng TSCĐ do mua sắm mới mà Công ty sử dụng bao gồm: biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản đánh giá lại TSCĐ, thẻ TSCĐ và các chứng từ liên quan khác: hóa đơn giá trị gia tăng, giấy đề nghị mua hàng…. Sau khi được HĐQT phê duyệt, dư án đó được giao cho Tổng giám đốc thực hiện, tiếp đó TGĐ giao cho Phòng kinh tế kế hoạch tìm kiếm nhà cung cấp, và lập “Biên bản xét chào giá cạnh tranh” trong biên bản đó nêu ra ba nhà cung cấp để lựa chọn một nhà cung cấp có giá sản phẩm, chất lượng hợp lý nhất.
Ở Công ty cổ phần sông Đà 11 giảm TSCĐ do rất nhiều nguyên nhân như: Giảm do thanh lý nhượng bán, giảm do phát hiện thiếu khi kiểm kê, giảm do điều chuyển nội bộ sang đơn vị khác. Tại cơ quan Công ty năm 2007 có một nghiệp vụ giảm TSCĐ do điều chuyển nội bộ sang đơn vị khác. Và trong năm 2007 khi kiểm kê TSCĐ tại xí nghiệp Sông Đà 11.2 phát hiện thiếu một tài sản là máy bơm nước chìm Italia 7.5 Kw do bị nước lũ cuốn trôi cũng làm giảm TSCĐ của toàn Công ty cổ phần sông Đà 11.
TSCĐ của cơ quan Công ty năm 2007 chỉ giảm do điều chuyển nội bộ sang đơn vị khác. NMTĐ Thác Trắng –Công ty cổ phần sông Đà 11, phòng TCHC làm thủ tục giao nhận xe đầy đủ gồm: hồ sơ, lý lịch, dụng cụ đồ nghề và phụ tùng kèm theo xe. Biên bản bàn giao được gửi về các phòng kỹ thuật cơ giới, Tài chính kế toán Công ty để theo dừi.
Công ty cổ phần sông Đà 11 sử dụng các tài khoản sau đây trong phần hành kế toán TSCĐ. Các tài khoản này được sử dụng tới cấp 4, cùng với sự hỗ trợ của phần mềm kế toán SAS (Song Da – Accounting System). Mỗi tài sản được mở chi tiết và mã hóa riêng trên một tài khoản chi tiết.
Tài khoản cấp 2 dụng được mở và quản lý từng loại tài sản, tài khoản cấp 3 được mở cho từng tài sản trong mỗi loại tài sản, tài khoản cấp 4 được mở để theo dừi chi tiết từng chủng loại tài sản trong mỗi tài sản.
Cuối năm 2007 căn cứ số liệu, chứng từ phát sinh tăng, giảm TSCĐ vào sổ năm chi tiết TSCĐ.
Đối với TSCĐ hình thành từ nguồn vay vốn tín dụng và từ nguồn khác thì tỷ lệ khấu hao được xác định căn cứ vào thời gian vay theo hợp đồng và được chia đều cho từng năm, điều này có nghĩa sau khi hết hạn hợp đồng vay thì Công ty phải thu hồi hết số vốn đầu tư cho tài sản khác đó. Cuối tháng, kế toán căn cứ vào kế hoạch khấu hao và tình hình sản xuất kinh doanh, kế toán lập số khấu hao TSCĐ chi tiết cho từng TSCĐ. Từ số khấu hao tổng hợp TSCĐ kế toán căn cứ vào lượng khấu hao từng TSCĐ và đối tượng sử dụng TSCĐ kế toán lập hồ sơ chi tiết và tiến hành phân bổ khấu hao TSCĐ cho từng đối tượng sử dụng.
Vì Công ty cổ phần sông Đà 11 thực hiện công tác kế toán trên máy vi tính với sự hỗ trợ của phần mềm kế toán SAS, số khấu hao được nhập vào cuối mỗi tháng, máy tính sẽ tự động phân bổ số khấu hao này cho từng bộ phận. Kế toán tổng hợp sẽ căn cứ vào số khấu hao này để hạch toán vào cuối tháng và in ra phiếu hạch toán, sổ nhật ký chung, sổ cái tài khoản 214. Từ bảng này sẽ có số liệu về nguyên giá, năm đưa vào sử dụng, số năm tính khấu hao, khấu hao từng tháng, giá trị còn lại….
TK 627: Chi phí sản xuất kinh doanh (mở chi tiết cho từng đối tượng) TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp (mở chi tiết cho từng đối tượng). Trong một doanh nghiệp TSCĐ là cơ sở vật chất có giá trị lớn và có tầm quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Như trên đã trình bày TSCĐ ở Công ty chủ yếu là máy móc, thiết bị, xe cơ giới…phục vụ các công trình xây dựng thủy điện, dân dụng, công nghiệp… hoạt động ngoài trời, phải di chuyển liên tục nên các TSCĐ thường bị hao mòn và hư hỏng.
Để duy trì khả năng hoạt động bình thường của TSCĐ nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì Công ty phải thường xuyên thực hiện công việc bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp TSCĐ. Căn cứ vào quy mô và TSCĐ được sửa chữa, công việc sửa chữa ở Công ty được thực hiện theo hình thức sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn. Trước khi tiến hành sửa chữa, phòng quản lý vật tư cơ giới cùng các chi nhánh, xí nghiệp nơi sử dụng TSCĐ lập biên bản kiểm kê tình trạng kỹ thuật thiết bị để đưa vào sửa chữa, lập dự toán sửa chữa, sau khi sửa chữa xong lập biên bản nghiệm thu kỹ thuật thiết bị và quyết toán sửa chữa lớn.
Hầu hết việc sửa chữa lớn TSCĐ do xưởng sửa chữa của Công ty thực hiện, tuy nhiên với một số trường hợp Công ty vẫn phải thuê ngoài. Khi có TSCĐ cần sửa chữa lớn, phòng kỹ thuật cơ giới lập tờ trình giám đốc kèm theo biên bản kiểm tra tình trạng kỹ thuật xin giám đốc cho sửa chữa lớn TSCĐ. Sau khi giám đốc Công ty đồng ý thì phòng kỹ thuật đã ký hợp đồng kinh tế với bên sửa chữa theo hợp đồng số: 1982 ngày 20 tháng 10 năm.
Số tiền này được phân bổ trong 2 tháng, nên cuối tháng kế toán tiến hành phân bổ như sau: (Xe này là phục vụ cho phó giám đốc Công ty). Các báo cáo về tài sản có thể xem theo tài khoản hoặc theo đơn vị quản lý tài sản bao gồm: Sổ khấu hao chi tiết, sổ khấu hao tổng hợp, số dư đầu kỳ, số dư cuối kỳ, chi tiết phân bổ khấu hao, tổng hợp phân bổ khấu hao, năng lực tài sản, tăng tài sản, giảm tài sản….