Tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ

MỤC LỤC

Kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ

Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ doanh nghiệp sản xuất có qui mô nhỏ, chỉ tiến hành một loại hoạt động. + Tài khoản dùng để tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ là T K 631- Giá thành sản xuất. Giá thực tế Giá thực tế Giá thực tế Giá thực tế Hao hụt vật liệu = nguyên vật + nguyên vật liệu -- nguyên vật -- mất mát xuất dùng liệu tồn đầu kỳ nhập trong kỳ liệu tồn cuối kỳ (nếu có).

+ Theo phương pháp kiểm kê định kỳ để xác định được giá thực tế của nguyên vật liệu xuất dùng cho các nhu cầu: sản xuất, chế tạo sản phẩm,phục vụ quản lý sản xuất, phục vụ bán hàng hay quản lý doanh nghiệp….lại phải căn cứ vào số liệu hạch toán chi tiết mới có thể bóc tách riêng cho từng đối tượng được. Đây là nhược điểm lớn của phương pháp này trong công tác quản lý, khi mà trong kỳ nhìn vào các tài khoản kế toán ta không thể biết cụ thể về tình hình xuất dùng, sử dụng nguyên vật liệu như thế nào. Để tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ, kế toán sử dụng tài khoản 631- Giá thành sản xuất.

Trong trường hợp doanh nghiệp có tổ chức các phân xưởng, bộ phận sản xuất phụ, hoạt động tự chế hay thuê ngoài gia công chế biến thì mọi chi phí liên quan tới các hoạt động tự chế hay thuê ngoài gia công chế biến trên đều được tập hợp vào tài khoản 631. Tài khoản 631 cũng được hạch toán chi tiết cho từng phân xưởng, bộ phận, tổ đội sản xuất và loại nhóm sản phẩm…. Do đặc diểm của phương pháp kiểm kê định kỳ là cuối kỳ tiến hành kiểm kê nguyên vật liệu biết được số lượng tồn cuối kỳ từ đó tính ra giá trị của nguyên vật liệu tồn và xuất.

Giá thực tế giá trị giá trị giá trị vật liệu = vật liệu + vật liệu - vật liệu xuất tồn đầu kỳ nhập trong kỳ tồn cuối kỳ. Chi phí sản phẩm Chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ dở dang cuối kỳ T K 621. Kết chuyển phân bổ Giá thành sản xuất của sản phẩm sản xuất chung sản phẩm hoàn thành.

ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM LÀM DỞ

Đánh giá sản phẩm dở cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp

Theo phương pháp này, chỉ tính cho sản phẩm làm dở cuối kỳ phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp, còn các chi phí khác tính hết cho sản phẩm hoàn thành. Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất khối lượng tính toán ít nhưng vẫn đảm bảo độ chính xác cao. Với lhối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ ít và không biến động nhiều so với đầu kỳ thì áp dụng phương pháp này là tương đối thích hợp.

Trường hợp doanh nghiệp chỉ tính cho sản phẩm làm dở cuối kỳ phần chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp thì cần phải tổ chức hạch toán chi tiết khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thành chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp và các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp khác. Đối với các doanh nghiệp có qui trình công nghệ kỹ thuật sản phẩm kiểu chế biến liên tục, phức tạp, sản phẩm qua nhiều giai đoạn công nghệ chế biến liên tục nhau thì sản phẩm làm dở cuối kỳ các giai đoạn, phân xưởng sau được đánh giá theo nửa thành phẩm của giai đoạn phân xưởng trước.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH

Đối tượng tính giá thành sản phẩm

Xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên trong công tấc tính giá thành sản phẩm. Trong doanh nghiệp sản xuất, đối tượng tính giá thành là kết quả sản xuất thu được: những sản phẩm, công việc, lao vụ nhất định hoàn thành. Việc xác định đối tượng tính giá thành cũng phải căn cứ vào đặc điểm, cơ cấu tổ chức sản xuất, đặc điểm qui trình công nghệ kỹ thuật sản xuất, dựa vào đặc điểm, tính chất của sản phẩm, các đặc điểm sử dụng của hạch toán kinh tế nội bộ của doanh nghiệp và yêu cầu xác định hiệu quả kinh tế của từng loại hình sản phẩm.

Mặt khác còn dựa vào khả năng và trình độ quản lý của doanh nghiệp. Trên cơ sở đối tượng tính giá thành đã xác định được phải căn cứ vào chu kỳ sản xuất sản phẩm, đặc điểm tổ chức sản xuất, tính chất sản phẩm mà xác định kỳ tính giá thành để cung cấp số liệu về giá thành sản phẩm một cách kịp thời để phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp. - Giống nhau về bản chất vì chúng đều là phạm vi giới hạn mà các chi phí sản xuất đã được tập hợp và tính toán.

- Khác nhau: Đối với đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất thì phạm vi có thể là nơi phát sinh chi phí và nơi gánh chịu chi phí. Còn đối tượng tính giá thành chỉ là nơi gánh chịu chi phí (sản phẩm, công việc, lao vụ…). - Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất có thể trùng với đối tượng tính giá thành sản phẩm nếu qui trình công nghệ sản xuất giản đơn, chỉ sản xuất một loại sản phẩm.

- Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất có thể bao gồm nhiều đối tượng tính giá thành sản phẩm nếu qui trình công nghệ sản xuất ra được nhiều loại sản phẩm chính hay một loại sản phẩm có nhiều qui cách phẩm chất khác nhau. - Một đối tượng tính giá thành lại cũng có thể bao gồm nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất.

Các phương pháp tính giá thành

    Phương pháp này thường được áp dụng đới với doanh nghiệp sản xuất theo qui trình công nghệ phức tạp, các giai doạn sản xuất liên tục và nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định. Do đặc điểm sản xuất là: mỗi bước chế biến đều có bán thành phẩm khác nhau và là đối tượng để chế biến của bước sau nên đôí tượng tập hợp chi phí là phân xưởng hay giai đoạn công nghệ. - Điều kiện áp dụng : Cách này áp dụng dối với doanh nghiệp có qui trình sản xuất phức tạp, có nhiều giai đoạn kế tiếp nhau theo một trình tự nhất định.

    - Đặc điểm: tập hợp chi phí theo phân xưởng hay giai đoạn sản xuất do đó giá tri của bán thành phẩm bước trước chuyển sang bước sau theo giá thành thực tế và được phân giải theo khoản mục một cách tuần tự. Theo phương pháp này tính giá thành sản phẩm hoàn thành bằng cách tập hợp chi phí nguyên vật liệu chính và các chi phí chế biến khác trong các giai đoạn công nghệ. Giá thành thành phẩm = giá thành nguyên vật liệu trong thành phẩm + chi phí chế biến bước 1 trong thành phẩm + chi phí chế biến bước 2 trong thành phẩm +…+.

    Những chi phí trực tiếp tập hợp từ chứng từ gốc phân thẳng cho đơn đặt hàng, chi phí sản xuất chung phân bổ cho các đơn dặt hàng theo tiêu thức đã chọn. - Điều kiện áp dụng: áp dụng với các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, cùng sử dụng một thứ nguyên vật liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau. Chi phí không tập hợp này cơn cứ vào hệ số qui đổi các loại sản phẩm về sản phẩm gốc sau đó dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp được để tính giá thành.

    Tuỳ theo tính chất qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm và đặc điểm sản phẩm và áp dụng các phương pháp tính giá định mức khác nhau (theo sản phẩm hoàn thành, theo chi tiết, bộ phận sản phẩm rồi tổng hợp lại…). Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch (hoặc định mức), kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm từng loại. Điều kiện áp dụng: đối với các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, bên cạnh các sản phẩm chính còn có thể thu được những sản phẩm phụ (Các doanh nghiệp chế biến đường, bia, mì ăn liền…).

    SỔ SÁCH KẾ TOÁN TỔNG HỢP

    Tổng Giá trị Tổng chi phí Giá trị Giá trị giá thành = sản phẩm + sản xuất - sản phẩm - sản phẩm.