MỤC LỤC
Kiểm toán và thẩm định là một bộ phận chủ yếu trong hoạt động của Công ty.Nguyên lý kiểm toán của AISC là duy trì tiêu chuẩn chất lượng chuyên môn và kỹ thuật quốc tế cao nhất.Công ty không ngừng trao dồi cả chiều sâu lẫn chiều rộng của dịch vụ kiểm toán của mình thông qua các khóa đào tạo chuyên sâu và phát triển đội ngũ nhân viên trong và ngoài nước. Việc tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán việt nam và quốc tế trong tác nghiệp luôn là yêu cầu bắt buộc hàng đầu đối với mọi kiểm toán viên AISC. Hướng dẫn áp dụng chế độ Kế toán - Tài chính - Thống kê -Thuế theo luật định.
Tư vấn về tuyển chọn và sử dụng nguồn nhân lực tại thị trường Việt Nam. Tư vấn cải tổ hệ thống kế toán và quản trị kinh doanh, môi trường kiểm soát nội bộ. Hướng dẫn và thực hiện kế toán, lập các báo cáo tài chính, báo cáo thuế.
Đào tạo các lớp kiểm toán nội bộ, kế toán thực hành và kế toán tin học,…. Đào tạo bồi dưỡng kế toán trưởng theo chương trình của Bộ tài chính và chứng chỉ kế toán trưởng do Bộ tài chính cấp. Tư vấn về việc lựa chọn thiết bị tin học, cài đặt hệ thống thông tin trong quản lý kinh doanh.
Cung cấp các phần mềm tin học như : qunả trị kinh doanh, kế toán thuế doanh nghiệp, quản lý ngân sách, quản lý các định mức XDCB,…. AISC Hà Nội cũng hoạt động trên các lĩnh vực của Tổng Công ty, ngoài ra công ty còn mở rộng thêm một vài dịch vụ mới như. Cung cấp dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính(Báo cáo tài chính các dự án).
- Đồng thời khi lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên của Công ty cũng cần thảo luận với các kiểm toán viên nội bộ, ban giám đốc và nhân viên của đơn vị được kiểm toán, tham khảo ý kiến của các kiểm toán viên tiền nhiệm đã thực hiện kiểm toán công ty khách hàng những năm trước nhằm nâng cao hiệu quả công việc. - Kế hoạch chiến lược được lập cho các cuộc kiểm toán lớn về qui mô, tính chất phức tạp, địa bàn rộng hoặc kiểm toán báo cáo tài chính nhiều năm;. - Kế hoạch chiến lược do người phụ trách cuộc kiểm toán lập và được Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị phê duyệt;.
- Nhóm kiểm toán phải tuân thủ các quy định của công ty và phương hướng mà Giám đốc đã duyệt trong kế hoạch chiến lược;. - Trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và thực hiện kiểm toán nếu phát hiện những vấn đề khác biệt với nhận định ban đầu của Ban giám đốc thì phải báo cáo kịp thời cho Ban Giám đốc để có những điều chỉnh phù hợp. - Tình hình kinh doanh của khách hàng (tổng hợp thông tin về lĩnh vực hoạt động, loại hình doanh nghiệp, hình thức sở hữu, công nghệ sản xuất, tổ chức bộ máy quản lý và thực tiễn hoạt động của đơn vị) đặc biệt lưu ý đến những nội dung chủ yếu như: Động lực cạnh tranh, phân tích thái cực kinh doanh của doanh nghiệp cũng như các yếu tố về sản phẩm, thị trường tiêu thụ, giá cả và các hoạt động hỗ trợ sau bán hàng.
- Xác định những vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính như chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán áp dụng, yêu cầu về lập báo cáo tài chính và quyền hạn của công ty;. - Xác định vùng rủi ro chủ yếu của doanh nghiệp và ảnh hưởng của nó tới báo cáo tài chính (đánh giá ban đầu về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát);. - Xác định nhu cầu về sự hợp tác của các chuyên gia: Chuyên gia tư vấn pháp luật, kiểm toán viên nội bộ, kiểm toán viên khác và các chuyên gia khác như kỹ sư xây dựng, kỹ sư nông nghiệp.
Căn cứ kế hoạch chiến lược đã được phê duyệt, trưởng nhóm kiểm toán lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán. Xác định các nghiệp vụ và sự kiện kiểm toán phức tạp bao gồm cả kiểm toán những ước tính kế toán. - Nội dung và thời hạn lập báo cáo kiểm toán hoặc những thông báo khác dự định gửi cho khách hàng.
Các tài liệu cần thu thập hoặc yêu cầu khách hàng cung cấp như: Các sổ hạch toán tổng hợp và chi tiết, chứng từ gốc có liên quan, các biên bản kiểm. - Xem xét đánh giá sự trình bày của khoản mục trên báo cáo tài chính xem có phù hợp với chuẩn mực và quy định không. - Thu thập, đánh giá ảnh hưởng của các sai sót từ đó đánh giá mức độ phù hợp của các chính sách quản lý.
- Tính toán các chỉ tiêu, so sánh số phát sinh và số dư của khoản mục giữa các kì, các tháng, quý,…. - Tổng hợp các sai sót và bút toán điều chỉnh đã được khách hàng chấp nhận điều chỉnh trong báo cáo tài chính phát hành. - Tổng hợp các sai sót và bút toán đề nghị điều chỉnh không được khỏch hàng chấp nhận điều chỉnh: phõn tớch rừ cỏc sai sút và bỳt toán ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC cần ngoại trừ hoặc lưu ý trong Báo cáo kiểm toán; các sai sót và bút toán không trọng yếu cần đề cập trong thư quản lý.
- Các vấn đề khác khác khuyến nghị khách hàng nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ. Thực hiên kiểm toán là quá trình triển khai một cách chủ động và tích cực các kế hoạch, chương trình kiểm toán đã lập nhằm đưa ra các ý kiến xác thực về mức độ trung thực và hợp lý của đối tượng kiểm toán. Sau khi thực hiện xong việc lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên sẽ thực hiện kiểm toán theo kế hoạch đã định một cách chủ động để rút ra các bằng chứng kiểm toán có giá trị, xác minh cho tính đúng đắn và chính xác của đội tượng kiểm toán.
Công việc kiểm toán rất đa dạng tuỳ thuộc vào từng cuộc kiểm toán, thời gian cũng như thời điểm tiến hành kiểm toán nên có thể có những thay đổi về công việc để có thể phù hợp với tình hình của cuộc kiểm toán, tiến độ của cuộc kiểm toán và đặc biệt là phù hợp với chi phi cuộc kiểm toán. Báo cáo kiểm toán thực chất là thông báo về kết quả cuộc kiểm toỏn cho những người quan tõm, cú ghi rừ trong hợp đồng kiểm toỏn số lượng báo cáo kiểm toán phát hành và đối tượng nhận báo cáo. Nội dung trình bày báo cáo kiểm toán có thể khác nhau nhưng chung quy lai phải cung cấp cho người đọc những đánh giá của kiểm toán viên về tính đúng đắn và chính xác của những thông tin trong báo cáo, sự phù hợp của những thông tin này cũng như sự tuân thủ các chuẩn mực và quy định luật pháp hiện hành.
Đồng thời, kiểm toán viên cũng cung cấp cho nhà quản lý Thư quản lý, trong đó kiểm toán viên phải lập báo cáo những phát hiện quan trọng trong quá trình kiểm toán đề cập tới tất cả các phát hiện quan trọng của kiểm toán viên thu được trong quá trình kiểm toán (ngoài những vấn đề đã được nêu trong Báo cáo kiểm toán), những vấn đề kiểm toán viên lưu ý đối với đơn vị nhằm giúp đơn vị hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán và quản lý tài chính. Sau khi hoàn thành tất cả các công việc kiểm toán, kiểm toán viên tiến hành thu thập mọi giấy tờ làm việc cũng như tài liêuu, bằng chứng kiểm toán, báo cáo kiểm toán để lưu trữ vào hồ sơ kiểm toán. Công ty có các quy định về đạo đức nghề nghiệp, đặc biệt là các quy định về vấn đề bảo mật và cam kết giữ bí mật : Công việc của công ty có liên quan đến công việc của các tổ chức khác nhau, thông tin mà các nhân viên công ty thu thập được từ khách hàng phải tuyệt đối giữ bí mật, các nhân viên không được bàn tán, tiết lộ về các thông tin kể cả với người thân.
Mọi nhân viên trong công ty phải đọc, hiểu và kí tên xác nhận sự đồng ý của mình với các cam kết này khi họ ký hợp đồng tuyển dụng.