Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng may của công ty Dệt may trên thị trường EU

MỤC LỤC

Phân biệt sức cạnh tranh của hàng hoá và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng một doanh nghiệp tồn tại trong kinh doanh và đạt được một số kết quả mong muốn dưới dạng lợi nhuận, giá cả, lợi tức hoặc chất lượng các hàng hoá cũng như năng lực của doanh nghiệp để khai thác các cơ hội thị trường hiện tại và làm nảy sinh các thị trường mới. Trong quá trình kinh doanh có nhiều yếu tố tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như các yếu tố do doanh nghiệp chi phối đó là chiến lược cạnh tranh, đào tạo lao động và công tác Maketing… Ngoài ra, còn có các yếu tố thuộc môi trường ngoài doanh nghiệp như đối thủ cạnh tranh, chính sách đầu tư, chính sách thương mại của đối thủ….

Các nhân tố ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của hàng hoá

Porter thì có 5 lực lượng tác động đến cạnh tranh của doanh nghiệp đó là các nhân tố cạnh tranh liên quan đến cùng một ngành của doanh nghiệp như về khách hàng, nhà cung ứng, hay đối thủ cạnh tranh trực tiếp đang và sẽ tham gia vào lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp như đối thủ cạnh tranh tiềm tàng, đối thủ cạnh tranh hiện tại và các sản phẩm thay thế. Nếu quy mô và năng lực sản xuất lớn sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra khối lượng hàng hoá lớn hơn từ đó giảm giá thành tạo ra nhiều cơ hội tiếp xúc với khỏch hàng hơn, khi đú doanh nghiệp hiểu rừ nhu cầu của khỏch hàng và dần dần chiếm lĩnh hoặc giữ vững thị trường trên nhiều lĩnh vực khác nhau tránh sự xâm nhập của đối thủ cạnh tranh.

Các chỉ tiêu phản ánh sức cạnh tranh của hàng hoá .1 Nhóm chỉ tiêu định tính

Sở dĩ chất lượng hàng hoá quyết định sức cạnh tranh hàng hoá bởi vì khi chất lượng hàng hoá tăng lên sẽ tăng giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá đó, và khi mà chất lượng hàng hoá được nâng cao dẫn tới tăng tốc độ tiêu thụ hàng hoá, tăng khối lượng hàng hoá bán ra và kéo dài chu kỳ sống của hàng hoá, từ đó tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trong cuộc sống hiện đại, hàng hóa không chỉ dừng lại ở mức cung cấp cho người sử dụng những chức năng sử dụng thuần tuý mà còn đáp ứng những yêu cầu cao hơn, đó là mỗi hàng hoá phải thể hiện những giá trị về thẩm mỹ, giá trị về cái đẹp… và mục đích của người sử dụng.

Sự cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng may của công ty trên thị trường EU

    Hàng may mặc của công ty với sức cạnh tranh nhất định chỉ phù hợp với một thời điểm nào đó khi tiến hành cạnh tranh, trong khi các đối thủ cạnh tranh thì luôn luôn thay đổi cách thức cạnh tranh của mình điều đó buộc hàng may mặc của công ty muốn tồn tại được trên thị trường EU thì buộc phải thay đổi theo như tích cực đầu tư cho máy móc thiết bị để nâng cao chất lượng hàng may mặc tạo chất lượng đồng đều cho sản phẩm..Vì vậy, nâng cao sức cạnh tranh hàng may mặc của công ty trên thị trường EU có tác động ngược trở lại đối với công ty trong việc sản xuất và kinh doanh. Bên cạnh đó, hàng may mặc của công ty cũng có nhiều lợi thế cạnh tranh mà chưa được khai thác tốt như các chi tiết làm thủ công, những hoạ tiết thêu, ren, đan móc được nhiều khách hàng EU ưa chuộng và lao động Việt Nam nói chung cũng như lao động của công ty nói riêng vốn rất khéo léo trong các công đoạn này.

    Kinh nghiệm một số công ty về nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng may trên thị trường EU và những bài học kinh nghiệm cho mặt hàng

    Kinh nghiệm một số công ty về nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng may trên thị trường EU

    Nói chung, giá hàng may mặc của Tập đoàn thấp hơn các đối thủ cạnh tranh do chi phí sản xuất hàng may mặc ở Trung Quốc thấp như các nguyên phụ liệu được sản xuất trong nước và do lợi thế sản xuất theo quy mô lớn, giúp cho sản phẩm may mặc của Tập đoàn bán với giá thấp mà không hàng may mặc của đối thủ cạnh tranh nào trên thị trường EU có thể bán như vậy. Đó là sự liên kết giữa các vùng, miền sản xuất các loại sản phẩm, các nguyên phụ liệu cho sản xuất hàng may mặc, tạo thành các chuỗi sản xuất và Tập đoàn có lợi thế về độ ngũ thiết kế kiểu dáng công nghiệp rất phát triển, có những trung tâm thiết kế thời trang ở các thành phố lớn như Thẩm Quyến, Bắc Kinh, Thượng Hải, Hàng Châu, các trung tâm này nắm bắt nhanh thị hiếu tiêu dùng của khách hàng trên thị trường EU.

    Những bài học kinh nghiệm cho công ty Sản xuất-Xuất nhập khẩu dệt may

    Công ty càng đa dạng hàng may mặc xuất khẩu, khách hàng càng dễ lựa chọn theo sở thích, nhu cầu của mình, ngược lại hàng may mặc thiếu tính đa dạng, khách hàng sẽ khó khăn lựa chọn theo nhu cầu, thị hiếu của mình hơn, như vậy khả năng cạnh tranh sẽ không cao. Công ty của Nooyon Dentelle Di Calaise đã hướng tới đội ngũ cán bộ quản lý đòi hỏi trình độ tiếng Anh khá để giao dịch tốt với các đối tác nước ngoài, để thực hiện điều tra nghiên cứu thị trường, nhanh chóng nắm bắt xu hướng, thị hiếu tiêu dùng của khách hàng EU.

    THỰC TRẠNG NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH MẶT HÀNG MAY CỦA CÔNG TY SẢN XUẤT-XUẤT NHẬP KHẨU DỆT

    Giới thiệu khái quát về công ty Sản xuất-Xuất nhập khẩu dệt may .1 Qúa trình hình thành và phát triển của công ty

      Thứ nhất: Tổng giám đốc công ty có quyền nhận vốn(kể cả công nợ), đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do Tổng công ty giao để quản lý và sử dụng theo mục tiêu, nhiệm vụ được giao, sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn và tiến hành giao các nguồn lực đã nhận được cho các đơn vị trực thuộc công ty theo phương án đã được Tổng công ty duyệt đồng thời Tổng giám đốc công ty được quyền ký hợp đồng kinh tế, khiếu kiện hợp đồng theo uỷ quyền của Tổng giám đốc Tổng công ty đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, nhượng bán, thuê và cho thuê tài sản thực hiện theo quy định tại Quy chế tài chính của Tổng công ty đối với đơn vị hạch toán phụ thuộc và được quyền ký hợp đồng vay vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo. Các đơn vị trực thuộc của công ty gồm có: Trung tâm kinh doanh nguyên phụ liệu Dệt May Da giày,Cửa hàng, Văn phòng đại diện tại Tp Hồ Chí Minh, Xí nghiệp sản xuất chỉ, kho hàng, Văn phòng đại diện tại Tp Hải Phòng…và là các đơn vị hạch toán báo sổ của công ty.Quy chế về tổ chức và hoạt động của các đơn vị trực thuộc do Tổng giám đốc công ty phê chuẩn ban hành phù hợp với điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty.Các đơn vị trực thuộc công ty được quyền kinh doanh theo phân cấp của Tổng giám đốc công ty, có trách nhiệm quản, bảo toàn và phát triển toàn bộ vốn, tài sản và nguồn lực khác do công ty giao, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với công ty.

      Bảng 1: Cơ cấu mặt hàng kinh doanh của công ty qua các năm(2003-2006)
      Bảng 1: Cơ cấu mặt hàng kinh doanh của công ty qua các năm(2003-2006)

      Thực trạng xuất khẩu mặt hàng may của công ty Sản xuất-Xuất nhập khẩu dệt may

        Điều này chứng tỏ sức cạnh tranh của hàng may mặc của công ty không cao khi mà thị trường nhập khẩu hàng may mặc vào thị trường EU được tự do hoá, khi đó hàng may mặc của doanh nghiệp nào có sức cạnh tranh tốt sẽ đạt sự tăng trưởng cao, chiếm thị phần lớn, còn hàng may mặc của doanh nghiệp nào có sức cạnh tranh thấp thì kim ngạch sẽ giảm sút, năm 2005 kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của công ty sang thị trường EU giảm mạnh nhất giảm tới 34,05% so với năm 2004. Điều nổi bật của công ty là công ty biết tập trung vào những mặt hàng mũi nhọn của mình là mặt hàng Áo jacket, điều đó chứng tỏ công ty đã biết tận dụng một cách tối đa các điểm mạnh của mình đó là tập trung vào mặt hàng chủ lực, mặt hàng mà mình có sức cạnh tranh cao trên thị trường EU, nhưng mặt khác công ty cũng không quên tìm kiếm khách hàng mới để tiêu thụ sản phẩm may mặc khác không chỉ riêng trên thị trường EU điều đó được minh chứng qua giá trị hàng may mặc khác của công ty qua các năm vẫn tăng đều.

        Thực trạng nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng may của công ty Sản xuất-Xuất nhập khẩu dệt may trên thị trường EU

          Đối thủ cạnh tranh thứ ba của hàng may mặc Việt Nam nói chung và của công ty nói riêng là các công ty của Srilanca tuy thị phần trên thị trường EU thấp hơn Ấn Độ, Trung Quốc nhưng các doanh nghiệp của Srilanca biết sử dụng hình thức nhượng quyền thương mại trong kinh doanh bằng cách gắn cho hàng may mặc của họ những nhãn mác nổi tiếng trên thế giới mà những nhãn hiệu nổi tiếng này đã quá quen với khách hàng EU trong khi đó mặt hàng may mặc của công ty thì chưa làm được điều này, do đó làm giảm sức cạnh tranh hàng may mặc của công ty trên thị trường EU. Về đối thủ cạnh tranh trong nước công ty Sản xuất-Xuất nhập khẩu dệt may cũng phải cạnh tranh với nhiều đối thủ đã từng có tiếng không chỉ ở trên sân nhà như công ty May 10, công ty May Việt Tiến, công ty May Đức Giang, công ty An Phước..Công ty may 10 trung bình hàng năm kim ngạch xuất khẩu sang EU đạt trên 28 nghìn USD/năm chiếm khoảng 45% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty, với chất lượng tốt được khách hàng EU chấp nhận và thời gian giao hàng tương đối đúng thời hạn tạo dựng được uy tín đối với các đối tác EU.

          Đánh giá hoạt động nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng may của công ty trên thị trường EU

            Thứ ba: Chưa khai thác tốt sự lên giá của đồng Euro so với đồng Việt Nam vì theo lý thuyết khi đồng Euro lên giá so với đồng Việt Nam thì việc xuất khẩu sang thị trường này sẽ có lợi và được đẩy mạnh, trên thực tế đồng Euro và đồng USD là hai đồng tiền được công ty sử dụng trong thanh toán với các nhà nhập khẩu EU, nhưng việc công ty sử dụng đồng Euro để thanh toán chỉ chiếm 10%. Quan hệ của công ty với hội bảo vệ người tiêu dùng của các quốc gia EU thiếu tính chuyên nghiệp.Việc tham gia các hội chợ, triển lãm, các cuộc tiếp xúc của công ty với các doanh nghiệp trên thị trường EU là chưa đủ cần phải có nhiều hình thức quảng cáo hơn nữa hoặc phải có hàng của công ty ở các trung tâm thương mại đặt tại một số quốc gia tiêu thụ hàng may mặc lớnhàng hoá.

            PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH MẶT HÀNG MAY CỦA CÔNG TY SẢN XUẤT-XUẤT

            • Phương hướng xuất khẩu mặt hàng may của công ty sang thị trường EU đến năm 2010
              • Những giải pháp chủ yếu nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng may của công ty trên thị trường EU
                • Một số kiến nghị đối với Chính phủ, các bộ ngành liên quan .1 Hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu thị trường

                  Mỗi quốc gia thành viên EU có thị hiếu, xu hướng tiêu dùng và mức thu nhập cũng rất khác nhau.Với nhóm khách hàng lựa chọn hàng may mặc theo thương hiệu thì hàng may mặc của công ty cần tăng cường xây dựng thương hiệu, đối với nhóm khách hàng ưa thích kiểu dáng thì hàng may mặc của công ty cần phải có nhiều kiểu dáng, đối với nhóm khách hàng mua hàng may mặc xa xỉ, đắt tiền rất thích hàng may mặc kết hợp giữa thủ công và hiện đại nhờ những hoạ tiết, chi tiết thuê, ren, móc, đan bằng tay, và sản phẩm được làm bằng chất liệu có chất lượng tốt thì hàng may mặc của công ty cần phải cố gắng đổi mới máy móc thiết bị để sản xuất ra những mặt hàng đáp ứng nhu cầu…. Trong điều kiện kinh doanh trên thị trường EU có nhiều biến động và áp lực cạnh tranh rất lớn, các Hiệp hội, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Cục xúc tiến thương mại Việt Nam cần linh hoạt hơn nữa trong các biện pháp và có những giải pháp đề nghị với các Bộ, Ngành, Chính phủ giải quyết những vướng mắc của doanh nghiệp xuất khẩu, những bất hợp lý làm tăng chi phí kinh doanh, các biện pháp phát triển, xúc tiến bán hàng chưa hợp lý làm giảm khả năng cạnh tranh hàng may mặc.