Đánh giá sinh trưởng, phát triển và năng suất của tổ hợp lai lúa vụ Đông Xuân 2010-2011

MỤC LỤC

Tình hình nghiên cứu lúa lai ở Việt Nam

Việt Nam bắt đầu nghiên cứu lúa ƯTL vào năm 1983 tại Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, Viện di truyền Nông nghiệp, Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long, với sự hỗ trợ của IRRI, FAO và các đề tài nghiên cứu cấp quốc gia. Nhưng do nắm bắt được những thành tựu của thế giới, chỉ trong thời gian ngắn chúng ta đã đạt được những kết quả nhất định. Đã làm chủ được công nghệ chọn thuần giống bố mẹ, sản xuất hạt lai F1 và đã tạo được nhiều tổ hợp lúa lai mới có năng suất cao và chất lượng gạo tốt.

Năm 2004, giống Việt Lai 20 do trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội lai tạo đã được công nhận là giống quốc gia đầu tiên của Việt Nam. Vì không thành công trong tạo giống lúa lai 3 dòng, nên khi các nhà khoa học của Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội tạo ra một loạt giống lúa lai 2 dòng lập tức được dư luận chú ý. Đó là bộ giống lúa lai hai dòng nổi tiếng Việt lai 20, Việt lai 24, Việt lai 50… do PGS.TS Nguyễn Văn Hoan đứng đầu nghiên cứu; một bộ giống lai 2 dòng khác cũng của Đại học Nông nghiệp Hà Nội là TH 3-3, TH 3-4… của tác giả GS.TS Nguyễn Thị Trâm cũng rất nổi tiếng.

Giống lúa lai hai dòng kể từ khi ra đời, chỉ cần lợi thế ngắn ngày đã dễ dàng chen chân vào đất lúa có cơ cấu vụ đông. Riêng các tỉnh miền Nam lúa lai được sử dụng ít do tập quán gieo thẳng yêu cầu lượng hạt giống lai nhiều nên không phù hợp với điều kiện của người nông dân.

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  • Nội dung nghiên cứu .1 Đối tượng nghiên cứu
    • Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu .1 Phương phỏp theo dừi

      Thí nghiệm được bố trí trên nền đất trồng lúa truyền thống, đất thuộc loại đất thịt pha cát, địa hình bằng phẳng, hàm lượng dinh dưỡng trong đất ở mức độ trung bình. Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Gia Lai Các yếu tố khí như nhiệt độ, ánh sáng, chế độ nước ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất của cây lúa. Cây lúa sinh trưởng và phát triển ở nhiệt độ thích hợp từ 25 – 330C, ở mỗi thời kỳ sinh trưởng phát triển cây lúa có một khoảng nhiệt độ thích hợp khác nhau.

      Trong thời kỳ phân hoá đòng, trổ bông, phơi màu và vào chắc nếu gặp nhiệt độ dưới 200C sẽ làm cho hoa thoái hoá, hạt phấn phát dục không đầy đủ, quá trình thụ tinh gặp trở ngại dẫn. Ở những nơi có nhiệt độ cao nếu không có nước dưới chân ruộng dẫn đến quá trình tích luỹ tinh bột không được liên tục gây ra hiện tượng bạc lưng bạc bụng (Lê Thiếu Kỳ, 1995). Tuy nhiên, tại vùng nghiên cứu có hệ thống thủy lợi đảm bảo cung cấp đủ nước nên lượng mưa tuy thấp nhưng không ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng cũng như phát triển của cây lúa.

      Lấy ngẫu nhiên 3 bụi/ô, mang để chỗ mát cho khô rồi cân lên, sau đó đem sấy ở nhiệt độ 800C trong vòng 24h cho đến khi ẩm độ không đổi rồi đem cân, tính trọng lượng khô, tính trung bình các lần lập lại, đơn vị gram. - Năng suất thực tế: Năng suất thực tế thu được trên từng ô thí nghiệm, sau đó phơi riêng từng nghiệm thức cho đến khi hạt lúa khô và đạt độ ẩm 14%, loại bỏ hạt lép, rồi đem cân từng nghiệm thức với 3 lần lặp lại, sau đó tính trung bình cho mỗi nghiệm thức.

      Bảng 3.2: Diễn biến thời tiết khí hậu từ tháng 1 - 25/5/2011
      Bảng 3.2: Diễn biến thời tiết khí hậu từ tháng 1 - 25/5/2011

      Động thái tăng trưởng chiều cao của một số giống lúa

      • Khả năng đẻ nhánh và tỷ lệ nhánh hữu hiệu
        • Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
          • Chỉ tiêu về phẩm chất gạo

            Qua theo dừi động thỏi đẻ nhỏnh của cỏc giống được thể hiện rừ qua bảng 4.4 cho thấy rằng trong cùng một điều kiện khí hậu, chế độ chăm sóc khả năng đẻ nhánh có sự khác biệt rất có ý nghĩa ở mức α = 0,01. Khả năng đẻ nhánh chịu sự chi phối bởi các yếu tố ngoại cảnh, do đó ta có thể áp dụng các biện pháp kĩ thuật: cung cấp đủ dinh dưỡng, nước tưới, kỹ thuật gieo cấy… để cây lúa đẻ sớm, đẻ nhiều và đẻ tập trung, để đạt tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao, hạn chế đẻ nhánh vô hiệu, làm tăng số bông trên đơn vị diện tích. Đẻ nhánh là một đặc tính do yếu tố di truyền của giống quyết định, đây là tính trạng có hệ số di truyền thấp, nó thường bị chi phối bởi những điều kiện ngoại cảnh như: kỹ thuật gieo cấy (mật độ, cấy nông hay sâu), chế độ nước, dinh dưỡng, ánh sáng, nhiệt độ….

            Nghiên cứu quá trình đẻ nhánh của lúa giúp chúng ta có thể áp dụng các biện pháp kỹ thuật hợp lý để cho lúa đẻ khoẻ, tập trung, tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao, nhằm tăng số bông trên đơn vị diện tích. Số nhánh tối đa càng nhiều càng tốt, nhưng nếu nhiều mà không tạo thành nhánh hữu hiệu thì sẽ làm cây mất nhiều dinh dưỡng, không tập trung dinh dưỡng cho các hoạt động sinh lý sinh hoá sau này. Nhánh hữu hiệu là yếu tố quy định số bông trên đơn vị diện tích vì vậy số nhánh hữu hiệu trên cây càng nhiều càng tốt, năng suất càng cao nhưng để đạt được số nhánh trên thì cần phải hiểu được quy luật và các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa để tác động những biện pháp kỹ thuật hợp lý để đạt số nhánh hữu hiệu cao nhất.

            Tỷ lệ đẻ nhánh hữu hiệu thấp thì số nhánh hữu hiệu thấp và nguyên nhân do chế độ canh tác chưa hợp lý, không đáp ứng đúng nhu cầu dinh dưỡng, điều kiện ngoại cảnh bất lợi dẫn đến thời gian đẻ nhánh dài, muộn nên không hội đủ để trở thành nhánh hữu hiệu. Sự tích lũy chất khô không chỉ phụ thuộc vào đặc tính giống, từng giai đoạn sinh trưởng của cây mà còn phụ thuộc vào các yếu tố ngoại cảnh: mưa, nhiệt độ, ánh sáng…. Qua hình 4.3 cho thấy động thái tích lũy chất khô tăng mạnh từ giai đoạn đẻ nhánh đến giai đoạn trổ và tăng chậm ở giai đoạn trổ đến giai đoạn chín.

            Sâu hại: Giai đoạn từ gieo đến cấy không thấy xuất hiện sâu hại, giai đoạn kết thúc đẻ nhánh đến làm đòng thấy xuất hiện sâu cuốn lá nhỏ ở các nghiệm thức, nhưng với mức độ thấp và không ảnh hưởng đến năng suất. Năng suất là chỉ số cơ bản của một giống, là phối hợp phức tạp của nhiều tính trạng, các đặc điểm kinh tế và sinh học của thực vật nói chung và cây lúa nó riêng. Là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến năng suất thực tế, mặc dù có số bông trên m2 cao nhưng số hạt chắc trên bông thấp, tỷ lệ lép cao thì sẽ ảnh hưởng đến năng suất.

            Dựa vào năng suất lý thuyết người ta biết được khả năng cho năng suất của giống và từ đó có những biện pháp tác động cụ thể để đạt năng suất tố đa của giống. Thông thường năng suất thực tế sẽ thấp hơn năng suất lý thuyết từ 10 - 15%, nguyên nhân do điều kiện ngoại cảnh, kĩ thuật canh tác, tình hình sâu bệnh hại, rơi rớt trong khi thu hoạch. Tuy nhiên, trong những năm gần đây việc chọn tạo ra những giống lúa có năng suất khá, chất lượng tốt, đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu đang trở thành một mục tiêu quan trọng của các nhà chọn tạo giống.

            Trên thực tế, chất lượng hạt gạo được đánh giá trên nhiều phương diện khác nhau, dựa vào hàm lượng các chất dinh dưỡng trong hạt hay dựa vào thị hiếu của người tiêu dùng như: mùi thơm, hình dạng hạt, độ trong của hạt… trong giới hạn của. Đây là đặc điểm không làm ảnh hưởng đến năng suất cũng như chất lượng nấu nướng của gạo, nhưng nó ảnh hưởng đến giá bán độ bạc bụng càng cao thì giá bán càng thấp.

            Bảng 4.4 Động thái đẻ nhánh của các giống lúa
            Bảng 4.4 Động thái đẻ nhánh của các giống lúa