Đánh giá và thử nghiệm cơ cấu giống cây trồng vụ Xuân trên đất ruộng không chủ động nước tại Thành phố Lào Cai

MỤC LỤC

Tiến hành nghiên cứu và thử nghiệm cơ cấu giống cây trồng vụ Xuân trên đất ruộng không chủ động nước của nông dân

Đánh giá cơ cấu giống cây trồng vụ Xuân hiện có trên đất ruộng. Đánh giá tiềm năng và trở ngại về cơ cấu cây trồng. Đánh giá hiện trạng cơ cấu cây trồng hiện có, đánh giá tính ổn định về năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm, tính thích ứng phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tính chống chịu với điều kiện ngoại cảnh. Dùng bảng câu hỏi để biết được lựa chọn của nông dân. Thực hiện ở 3 xã điểm, đại diện cho 3 khu vực vùng nghiên cứu, lựa chọn ngẫu nhiên 20 hộ nông dân có đất ruộng không chủ động nước. Nghiên cứu cơ cấu giống cây trồng trên đồng ruộng của nông dân 2.4.4.1. Lựa chọn các hộ nông dân tham gia thử nghiệm. Trên cơ sở lựa chọn được thử nghiệm, chúng tôi lựa chọn các hộ có đủ điều kiện để thực hiện dựa trên nguyên tắc:. - Có đất ruộng không chủ động nước. - Đất đai thích hợp đủ điều kiện thử nghiệm. - Là hộ có trình độ học vấn, trình độ canh tác trung bình tại địa phương. - Hộ nông dân tự nguyện tham gia, chấp nhận rủi ro. - Có khả năng quản lý thử nghiệm. Bố trí thử nghiệm: Trên cơ sở xếp hạng ưu tiên yếu tố kỹ thuật hạn chế sản xuất trên đất ruộng không chủ động nước, chúng tôi tiến hành thử nghiệm về cơ cấu giống cây trồng dự kiến như sau:. - Thử nghiệm về cơ cấu giống cây trồng. + Thử nghiệm được tiến hành với 20 hộ nông dân mỗi hộ nông dân gieo từ 4-5 giống, giống đối chứng là giống hiện nay đang được trồng trên đất ruộng không chủ động nước tại địa phương. Thử nghiệm được bố trí trên đồng ruộng của nông dân theo kiểu tuần tự. Đối với thử nghiệm vê giống để chọn gia giống tối ưu, chúng tôi bố trí 4 hộ nông dân tham gia trên một loại cây trồng mỗi hộ nông dân coi như một lần nhắc. +) Ruộng có cùng độ phì tương đối đồng đều. +) Ruộng thử nghiệm có đầy đủ ánh sáng. +) Áp dụng các biện pháp kỹ thuật tương đối giống nhau. (ở thí nghiệm này, chúng tôi tính công lao động áp với giá lao động thực tế tại địa phương, do đặc điểm miền núi vì vậy giá công lao động có thể thấp hơn với mức giá bình quân chung). Đánh giá lựa chọn hợp phần phù hợp. - Phương pháp: Nông dân thu hoạch thử nghiệm tự đánh giá vào phiếu và tổng hợp thành kết quả chung cho từng thử nghiệm. +) Tính năng suất thống kê:. Tiến hành thu ngẫu nhiên 5m2 tại 5 điểm theo đường chéo của ô thí nghiệm, sau đó tính năng suất cho diện tích thu hoạch và suy rộng cả ô thí nghiệm. +) Tính năng suất thực thu:. Nông dân tiến hành thu toàn bộ ô thí nghiệm, tính giá tị của từng ô. - Tham gia thảo luận và biểu quyết lựa chọn kết quả cho phù hợp. +) Bước 1: Đối với thử nghiệm cơ cấu giống cây trồng là chọn ra giống tốt nhất của loại cây trồng đó. +) Bước 2: Chọn ra cây trồng phù hợp nhất tại địa phương có giá trị kinh tế, được đánh giá là thích hơp nhất với điều kiện của địa phương.

Sơ đồ thử nghiệm: (áp dụng về thử nghiệm cơ cấu giống cây trồng)
Sơ đồ thử nghiệm: (áp dụng về thử nghiệm cơ cấu giống cây trồng)

Đặc điểm về đất đai

Thành phố Lào Cai có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng, nằm ở các độ cao khác nhau (đồi núi xen kẽ thung lũng hoặc ven sông suối) nên thích hợp với nhiều loại cây trồng như lúa, mầu, rau, hoa, cây ăn quả, cây công nghiệp và phát triển rừng..tuy nhiên cũng gặp nhiều khó hăn trong lĩnh vực cơ giới hoá nông nghiệp. Quỹ đất tự nhiên của Thành phố phân bố không đồng đều theo đơn vị hành chính: Đơn vị có diện tích đất tự nhiên lớn nhất là xã Tả Phời 8.855,00 ha, chiếm 38,62% diện tích tự nhiên toàn Thành phố, trong khi đơn vị có diện tích đất tự nhiên nhỏ nhất là phường Cốc Lếu chỉ có 118,00 ha, chiếm 0,5% diện tích tự nhiên toàn Thành phố.

Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của Thành phố Lào Cai  STT  Hạng mục các loại đất  Diện tích
Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của Thành phố Lào Cai STT Hạng mục các loại đất Diện tích

Đặc điểm về kinh tế - xã hội 1. Đặc điểm chung

Công tác chăm sóc cho gia súc gia cầm cần được chú trọng, việc phòng chống và kiểm soát dịch bệnh cần được duy trì tốt, đã hạn chế được việc giết mổ, vận chuyển gia súc, gia cầm không đúng quy định, kịp thời khoanh vùng và ngăn chặn 2 đợt dịch lở mồm long móng gia súc trên địa bàn Thành phố, không để lây lan sang diện rộng, đã tiêu huỷ 78 con trâu, bò nhiễm dịch, xử lý 32 con lợn và 26 con trõu khụng rừ nguồn gốc. Cụng tỏc tuyờn truyền phũng bệnh cho gia sỳc, gia cầm trong những năm qua thực hiện tương đối tốt nên đã tránh được lay lan bệnh từ gia cầm sang cho người, tuy nhiên dịch bệnh đối với gia súc, gia cầm xảy ra trên diện rộng cả nước nên số lượng gia súc, gia cầm giảm đi đáng kể, nhất là gia cầm do đại dịch cúm H5N1, nhưng bản chất của nông dân là sợ rủi do vì thế việc thúc đẩy chăn nuôi gia cầm gặp nhiều khó khăn.

Bảng 3.5: Số lƣợng và sản lƣợng gia súc, gia cầm chủ yếu từ   năm 2002 đến 2006 của Thành phố Lào Cai
Bảng 3.5: Số lƣợng và sản lƣợng gia súc, gia cầm chủ yếu từ năm 2002 đến 2006 của Thành phố Lào Cai

Tình hình khai thác đất ruộng không chủ động nước

Như vậy, giá trị sản xuất lâm nghiệp qua các năm được tăng lên, không chỉ đem lại lợi ích về kinh tế mà còn có ‎‎ý nghĩa bảo vệ đất, tạo ra cảnh quan về môi trường sinh thái cho Thành phố. Để bù vào phần diện tích đất nông nghiệp đã mất cần áp dụng biện pháp: Tăng vụ sản xuất trên đất ruộng, khai thác các piềng bãi, nương dẫy, tuy nhiên vài năm gần đây việc phát rừng làm nương rẫy đã bị cấm, kèm theo môt số diện tích đất nương rẫy bị thoái hoá làm cho các hộ nông dân bắt đầu có nhu cầu khai thác diện tích đất ruộng , đây thực sự là một yêu cầu của sản xuất.

Bảng 3.6: Tình hình sử dụng đất ruộng không chủ động nước của Thành phố Lào Cai
Bảng 3.6: Tình hình sử dụng đất ruộng không chủ động nước của Thành phố Lào Cai

Tình hình sản xuất trên đất ruộng không chủ động nước

Đã có 84% diện tích đã được khai thác trong vụ Xuân, còn đối với vụ Đông trên diện tích đất này phần lớn người nông dân vẫn còn bỏ hoá, do nhiều các nguyên nhân khác nhau như: Thiếu nước đầu vụ, đất cứng, khô hạn, rét đầu vụ, chưa có phong trào làm, cơ cấu cây trồng chưa phù hợp và tập quán thả rông gia súc của người dân vùng cao nên khó bảo vệ. Trong quá trình thực hiện khai thác diện tích đất ruộng không chủ động nước cũng còn gặp không ít những khó khăn, cơ cấu cây trồng đưa vào đã được cải thiện, người nông dân cũng đã bước đầu sử dụng những giống mới và những tiến bộ khoa học kỹ thuật, song còn khó khăn trong việc lựa chọn ra được những cơ cấu giống cây trồng tốt nhất.

Xác định những khó khăn chính đối với việc khai thác đất ruộng không chủ động nước

Trong đó vấn đề được nhiều nông dân quan tâm nhất là đầu tư cao chiếm đến 85% số hộ quan tâm, 70% số hộ nông dân quan tâm đến vấn đề thiếu nước đầu vụ, 60% số hộ cho rằng đất cứng và khó làm hơn nương bãi, vấn đề rét đầu vụ và chọn giống sao cho phù hợp thời vụ được 50% số hộ quan tâm, việc thả giông gia súc, gia cầm trong vụ sản xuất dẫn đến khó bảo vệ cây trồng và vấn đề lựa chọn giống cây trồng sao cho có hiệu quả cao có 45% số hộ quan tâm, 30% số hộ cho rằng diện tích ít ngại làm và trong thôn xã không có phong trào làm, có 20% số hộ quan tâm đến vấn đề bỏ hoá và úng cuối vụ, ngoài ra những vấn đề khác như: Thiếu lao động, đi làm công việc khác khi đến vụ sản xuất, thị trường đầu vào và đầu ra của sản phẩm chỉ có 10% số hộ quan tâm. Cùng với việc đánh giá thực trạng sản xuất trên đất ruộng không chủ động nước, để nhằm tìm ra được những khó khăn trong sản xuất trên loại đất này, chúng tôi đã tiến hành đánh giá thực trạng đối với cơ cấu cây trồng trên đất ruộng không chủ động nước, với mục đích là nhằm tìm ra những khó khăn chính trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng mới có hiệu quả kinh tế cao để áp dụng vào sản.

Thực trạng cơ cấu cây trồng trên đất ruộng không chủ động nước

Diện tích cây trồng gia tăng nhanh nhất là cây đậu tương năm 2004 diện tích gieo trồng đậu tương chiếm 23,30% diện tích tổng số khai thác, thì đến năm 2006 chiếm 33,52% diện tích tổng số khai thác đất ruộng không chủ động nước của toàn Thành phố, nguyên nhân của sự gia tăng này là do có sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng nhà nước của Thành phố và doanh nghiệp thu mua, đầu ra của sản phẩm cây trồng này tạm thời ổn định, song vẫn còn tiềm ẩn yếu tố không bền vững. Việc đưa giống cây trồng có hiệu quả vào sản xuất vẫn còn chậm, tình trạng sử dụng giống còn bừa bãi lộn xộn, cơ quan kinh doanh giống của tỉnh còn chạy theo lợi nhuận, chủng loại giống không đáp ứng được nhu cầu của người dân, có những năm sảy ra tình trạng „loạn‟ giống, có quá nhiều chủng loại giống trên địa bàn, do vậy mà người nông dân không biết sử dụng giống nào tốt, giống nào phù hợp cho đồng đất của mình.

Hình 3.2: Đồ thị diễn biến diện tích cơ  cấu cây trồng qua 3 n ă m của  Thành phố Lào Cai
Hình 3.2: Đồ thị diễn biến diện tích cơ cấu cây trồng qua 3 n ă m của Thành phố Lào Cai

Đánh giá cơ cấu cây trồng vụ Xuân trên đất ruộng không chủ động nước tại Thành phố Lào Cai

Tuy nhiên dù nhiều dù ít các loại cây trồng đều có nông dân cho rằng có khả năng sinh trưởng và phát triển trong điều kiện khí hậu của vùng, như vây có thể kết luận các cây trồng trên đều có thể trồng trên đồng đất của vùng nghiên cứu, song khả năng chống chịu với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt của chúng là khác nhau, cho nên cần nắm bắt được đặc tính của nó để bố trí thời vụ, đất đai thích hợp cho các cây trồng này, nếu như tổ chức đưa vào sản xuất. Tính ổn định về chất lượng: Phần lớn nông dân đánh giá các loại cây trồng đều có chất lượng ổn định, nhưng cây trồng được đánh giá có chất lượng ổn định nhất là cây bí xanh đậu thanh đao và khoai tây với số hộ nông dân đánh giá từ 96,67% đến 97,50%, cây trồng được đánh giá thấp nhất ở đặc tính này là cây đậu xanh, khoai lang và lạc đạt 90,83% đến 93,33% số hộ nông dân tham gia đánh giá.

Bảng 3.8: Đánh giá khả năng thích ứng với điều kiện tự nhiên  của các cây trồng vụ Xuân trên đất ruộng không chủ động nước  TT  Cây trồng
Bảng 3.8: Đánh giá khả năng thích ứng với điều kiện tự nhiên của các cây trồng vụ Xuân trên đất ruộng không chủ động nước TT Cây trồng

Thử nghiệm về cơ cấu giống ngô

Theo nông dân đây là một giống tốt, có độ đồng đều cao, mầu sắc hạt đẹp và có khả năng chịu hạn khá, rất thích hợp với điều kiện đầu tư của miền núi đặc biệt là các hộ khó khăn, khả năng đầu tư ít, mặc dù có năng suất thấp hơn giống C 919 nhưng vẫn đạt 95% nông dân tham gia đánh giá cao tại hội thảo đầu bờ. Giống LVN 10 được nông dân đánh giá không cao giống có mầu sắc hạt đẹp, thấp cây nên khả năng chống đổ tốt, tuy nhiên tỷ lệ hạt trên bắp và năng suất lại thấp hơn giống C 919 và DK 171 nên không có nông dân lựa chọn để đưa vào sản xuất.

Bảng 3.14 : Năng suất, hiệu quả kinh tế của các giống ngô và lựa chọn  của nông dân
Bảng 3.14 : Năng suất, hiệu quả kinh tế của các giống ngô và lựa chọn của nông dân

Thử nghiệm về cơ cấu giống đậu tương

Tuy nhiên giống AK 05 vẫn được 30% nông dân tham gia đánh giá lựa chọn, theo nông dân đây là giống rất thích hợp với điều kiện khí hậu và đất đai của vùng, sinh trưởng tốt, phân cành mạnh nhưng do thời gian ra hoa của giống gặp mưa vì vậy năng suất của giống có thể bị ảnh hưởng bởi do nguyên nhân này. Nhìn chung cây đậu tương đưa vào thử nghiệm với 4 giống thì mỗi giống cũng đều có những ưu nhược điểm nhất định, nhưng theo đánh giá và lựa chọn của nông dân thì giống có ưu điểm nhất là giống đậu tương ĐT 90, do có năng suất cao, thời gian sinh trưởng trung bình và có khả năng kháng sâu bênh, chịu hạn tốt.

Thử nghiệm về cơ cấu giống khoai tây

(Số nông dân tham gia đánh giá lựa chọn là 20 hộ làm thử nghiệm) Ghi chú: (A, B, C, D là kết quả phân tích sai khác và thứ tự năng suất từ cao xuống thấp). Tuy là giống có năng suất thấp, song do nông dân đã có tập quán trồng và sử dụng, vẫn chưa có đủ giống mới thay thế nên hiện tại giống này vẫn được nông dân tham gia đánh giá 40%.

Bảng 3.16: Năng suất, hiệu quả kinh tế của các giống khoai tây và lựa  chọn của nông dân
Bảng 3.16: Năng suất, hiệu quả kinh tế của các giống khoai tây và lựa chọn của nông dân

Thử nghiệm về cơ cấu giống lạc

* Nhận xét chung: Sau khi tiến hành thử nghiệm với mục tiêu cuối cùng là lưa chọn ra cơ cấu giống cây trồng tốt nhất, chúng tôi đã cùng nông dân trên cơ sở các kết quả thử nghiệm chú ý đến các tiêu chí như: Năng suất, giá trị kinh tế, khả năng chống chịu..để đánh giá và lựa chọn giống đó cho sản xuất. Mặt khác chúng tôi lựa chọn giống tốt, thích hợp nhất, được nhiều nông dân đánh giá cao, làm giống đại diện cho cây trồng đó tiếp tục được trồng tại địa phương ở những mùa vụ tiếp theo trên trân ruộng không chủ động nước.

Bảng 3.17: Năng suất, hiệu quả kinh tế của các giống lạc và lựa chọn  của nông dân
Bảng 3.17: Năng suất, hiệu quả kinh tế của các giống lạc và lựa chọn của nông dân

TỔNG HỢP KẾT QUẢ

Như vậy, qua đề tài nghiên cứu, đánh giá và lựa chọn cơ cấu giống cây trồng vụ Xuân trên đất ruộng không chủ động nước tại địa bàn Thành phố Lào Cai, đã xác định được những đặc tính ưu việt của cơ cấu giống cây trồng trong điều kiện địa phương vùng nghiên cứu. - Điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi cho công tác phát triển kinh tế nông nghiệp, lực lượng lao động nông thôn lớn, nông dân cần cù chịu khó, địa phương có chính sách khuyến khích khai thác triệt để tiềm năng đất đai, khuyến khích chuyển dịch cơ cấu cây trồng có giá trị kinh tế, cụ thể là các chương trình khuyến nông, chương trình hỗ trợ tín dụng..Cơ quan Nhà nước năng động tìm hướng đầu ra cho sản phẩm của nông dân.