Hoàn thiện và hạn chế rủi ro cấp tín dụng thương mại cho Công ty FPT

MỤC LỤC

Quyết định tín dụng

™ Tiếp theo, sau khi xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tín dụng cho từng khách hàng doanh nghiệp phải quyết định việc phân bổ tín dụng cho khách hàng như thế nào là hợp lý và có hiệu quả. Nếu lợi nhuận biên tế cao, doanh nghiệp đã hành động đúng khi áp dụng chính sách tín dụng rộng rãi; nếu thấp, doanh nghiệp không nên gánh vác quá nhiều khoản nợ khó đòi.

Chính sách thu nợ

™ Bước 2: kết hợp với bộ phận bán hàng để đốc thúc khách hàng thanh toán, khi hóa đơn sắp đến hạn thanh toán cán bộ quản lý công nợ tiến hành gọi điện nhắc khách hàng hoặc gửi thư thông báo các khoản nợ sắp đến hạn để khách hàng chuẩn bị. ™ Bước 3: xử lý các khoản nợ đến hạn nhưng khách hàng chưa thanh toán, có nhiều cách: gửi thư nhắc nợ liên tục, nhờ các công ty chuyên thu nợ hoặc các luật sư để đàm phán với khách hàng nhằm đốc thúc việc thanh toán hiệu quả hơn.

Xử lý nợ

™ Sử dụng các dịch vụ đòi nợ thuê, với dịch vụ này bên đòi nợ thuê sử dụng hình thức tạo dư luận cho người thân của con nợ và ngoài xã hội biết con nợ đang có khoản nợ dây dưa mà không chịu thanh toán. Hiện tại loại hình kinh doanh đòi nợ thuê vẫn chưa có những hướng dẫn thi hành cụ thể của cơ quan chức năng, nên đòi nợ thuê vẫn chưa thật sự được xã hội đồng tình và chấp nhận.

Rủi ro tín dụng thương mại và kinh nghiệm kiểm soát rủi ro tín dụng thương mại của các nước trên thế giới

Rủi ro tín dụng thương mại

• Năng lực quản lý, điều hành kinh doanh còn hạn chế mang tính gia đình, các doanh nghiệp điều hành hoạt động kinh doanh chủ yếu theo kiểu gia đình và kinh nghiệm mà chưa được trang bị đầy đủ những kỹ năng quản lý, hoạch định chiến lược nên rất dễ phá sản khi đứng trước những cú sốc của thị trường. • Các tiêu chí thẩm định đánh giá khách hàng còn dựa trên cơ sở số liệu lịch sử, cảm tính, chưa tuân thủ các phương pháp phân tích tín dụng đã đề cập ở trên, chưa đề nghị đối tác thụ hưởng tín dụng thương mại phải thế chấp tài sản do những hạn chế về mặt cơ chế quản lý.

Thực trạng hoạt động tín dụng thương mại tại Công ty FPT

Giới thiệu về Công ty FPT

    Công ty TNHH Phân Phối FPT, có trụ sở chính tại Hà nội và hai chi nhánh ở TP.Hồ chí minh và Đà nẵng, phân phối các sản phẩm công nghệ thông tin: IBM, HP, Microsoft, NEC, Apple…, điện thoại di động Nokia. ™ Tầm nhìn FPT "FPT mong muốn trở thành một tổ chức kiểu mới, giàu mạnh, bằng nỗ lực lao động, sáng tạo trong khoa học, kỹ thuật và công nghệ, làm khách hàng hài lòng, góp phần hưng thịnh quốc gia, đem lại cho mỗi thành viên của mình điều kiện phát triển đầy đủ nhất tài năng và một cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần”.

    Sự đánh đổi rủi ro tín dụng thương mại với kế hoạch phát triển của FPT trong thời gian qua

    Thủ thuật lừa đảo của họ rất tinh vi, họ nhập hàng về sau đó bán thấp hơn giá mua vào để xoay vòng vốn nhanh, sau một vài lần thanh toán đúng và trước hạn, họ ôm một lô hàng lớn, bán và thu tiền sau đó bỏ trốn. Mức phí bảo hiểm công nợ này được xây dựng trên giả định các khoản nợ của Công ty FPT đều được khách hàng làm bảo lãnh thanh toán và phí bảo lãnh tối đa 2% giá trị do FPT tài trợ. Với các nguồn tài trợ có sẵn, Công ty FPT sẽ cố gắng tối đa hóa lợi nhuận cho các cổ đông bằng các nỗ lực bán hàng, hình thức mua bán nợ sẽ giúp công ty gia tăng về giá trị tuyệt đối của lợi nhuận nhưng bên cạnh đó là những sự đánh đổi mà công ty phải cân nhắc để kiểm soát rủi ro.

    Điều đó phần nào minh chứng cho việc đánh đổi các rủi ro khi cấp tín dụng thương mại cho khách hàng để tăng doanh thu, chiếm lĩnh thị phần từ đó gia tăng lợi nhuận là một hướng đi đúng và cần tiếp tục duy trì có kiểm soát. Đa số các đại lý được cấp tín dụng thương mại là doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể, tỷ trọng công nợ của nhóm khách hàng này chiếm từ 67% đến 82% trong tổng công nợ của hoạt động phân phối. Bên cạnh đề cao vai trò của công cụ tín dụng thương mại trong sự phát triển của công ty, ở chương 2 này đã chỉ ra những tồn tại và nguy cơ trong chính sách cấp tín dụng hiện tại cũng như những đánh đổi mà Công ty FPT phải bỏ ra để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm kiểm soát rủi ro cấp tín dụng thương mại hiệu quả hơn ở chương 3.

    Bảng 2.10: Bảng các chỉ tiêu thống kế năm 2005
    Bảng 2.10: Bảng các chỉ tiêu thống kế năm 2005

    Các đề xuất nhằm hoàn thiện chính sách và hạn chế rủi ro cấp tín dụng thương mại cho Công ty FPT

    Nhìn từ góc độ vĩ mô nên hoàn thiện công tác quản lý của các cơ quan chức năng

    • Những giải pháp trước mắt
      • Những giải pháp dài hạn

        ™ Chia sẽ có kiểm soát một phần thông tin về đánh giá, xếp hạng doanh nghiệp từ Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của Ngân hàng nhà nước trên các phương tiện thông tin đại chúng như internet để những người bán nợ, Công ty FPT có thêm thông tin về tình hình tài chính các khách hàng đang mua nợ nhằm có những định hướng phòng ngừa rủi ro đối với những khách hàng bị đánh giá xếp hạn tín dụng xấu và hỗ trợ mạnh hơn những khách hàng được xếp hạng tín dụng tốt. Ngày 5/6/2003, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã ký Quyết định số 109/2003/QĐ-TTg về việc thành lập Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) để xử lý các khoản nợ tồn đọng và tài sản không cần dùng, chờ thanh lý, vật tư ứ đọng kém, mất phẩm chất góp phần lành mạnh hoá tình hình tài chính doanh nghiệp, thúc đẩy quá trình sắp xếp và chuyển đổi doanh nghiệp nhà. Theo quy định trên thì Điều 31 cấm các chủ thể tẩu tán tài sản kể từ ngày nhận được quyết định mở thủ tục phá sản, trong khi đó Điều 43 lại quy định, các giao dịch tài sản thực hiện trong khoảng thời gian 3 tháng trước ngày tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản sẽ bị vô hiệu.

        Do vậy, để hoạt động của DATC sớm đi vào thực tế và trở thành một lối thoát mới trong xử lý nợ đặc biệt nợ khó đòi của các doanh nghiệp thì cần sớm hoàn thiện cơ chế quản lý và xây dựng các hành lang pháp luật phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho DATC chủ động và an toàn hơn trong mua bán các khoản nợ doanh nghiệp. Khó có thể chấp nhận cách lý giải rằng “ nếu không tiến hành thu nợ quyết liệt thì sẽ dẫn đến tình trạng nợ chây ỳ, quỵt nợ”, bởi trên thực tế những mối quan hệ phát sinh đó đều đã được các quy định của pháp luật hiện hành điều chỉnh và mọi tranh chấp cuối cùng phải được giải quyết tại toà án. Bên cạnh đó, bảo hiểm nợ giúp cho doanh nghiệp an tâm hơn trong việc phát triển hệ thống cũng như cấp tín dụng thương mại cho khách hàng, tăng trưởng doanh thu và hạn chế được những rủi ro không lường trước được nhằm giảm thiểu những thiệt hại và bảo toàn vốn cho doanh nghiệp.

        Hoàn thiện và nghiên cứu triển khai một số chính sách mới từ Công ty FPT

        • Những giải pháp trước mắt
          • Những giải pháp dài hạn

            Việc trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi giúp cho công ty có thể chuẩn bị được những tình huấn xấu là khách hàng mất khả năng thanh toán, từ đó có thể chủ động trong công tác quản lý rủi ro và hạn chế thấp nhất những tổn thất bất thường làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Với những lần giao hàng, nhân viên giao hàng của Công ty FPT xuất trình biên bản bàn giao hàng hóa có đại diện được ủy quyền của khách hàng ký cùng với lệnh phiếu cho người có thẩm quyền của khách hàng ký vào coi như nhận nợ cho khoản công nợ này. Tín dụng thương mại là những khoản tín dụng Công ty FPT thoả thuận cho khách hàng được hưởng với điều kiện các khách hàng phải có các giấy tờ, tài sản đảm bảo khả năng thanh toán các khoản công nợ mà khách hàng được hưởng khi mua hàng hoá dịch vụ của Công ty FPT cung cấp.

            Giá trị của thư bảo lãnh thanh toán bằng đúng hạn mức tín dụng thương mại mà khách hàng được cấp.Các chi phí liên quan đến hoạt động bảo lãnh này sẽ được Công ty FPT hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần theo từng thời kỳ nhưng mức phí bảo lãnh không quá 2%/năm. Có thể Công ty FPT sẽ gánh chịu những phản ứng trái ngược từ thị trường làm giảm doanh thu của công ty, nhưng thiết nghỉ sự đánh đổi này là cần thiết và đã đến lúc cần tập trung vào vấn đề an toàn tín dụng thương mại hơn là chạy theo doanh thu. Với tốc độ tăng trưởng hàng năm của Công ty FPT nói chung và hoạt động phân phối nói riêng thì sự đánh đổi các khoản chi phí để duy trì sự an toàn cho các khoản công nợ phải thu là cần thiết và cần được nghiên cứu tính khả thi để triển khai trong thực tế như là một giải pháp “bảo hiểm nợ” cho công ty.

            Bảng 3.1: Bảng xếp loại và đánh giá rủi ro khách hàng
            Bảng 3.1: Bảng xếp loại và đánh giá rủi ro khách hàng