Các phương thức thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Đông Nam Á - SEABank

MỤC LỤC

Các phương thức thanh toán quốc tế

Phương thức chuyển tiền là một phương thức thanh toán mà trong đó khách hàng (người trả tiền: người mua, người nhập khẩu…) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi:. người cung ứng dịch vụ, người bán, người nhập khẩu…) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu. Nhờ thu là phương thức mà người bán - người xuất khẩu sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ tín dụng cho người mua - người nhập khẩu thì ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ở người nhập khẩu nước ngoài trên cơ sở hối phiếu do người nhập khẩu ký phát. Nhờ thu phiếu trơn (Clean Collection) là phương thức thanh toán trong đó nhà xuất khẩu ủy thức cho ngân hàng mình thu hộ số tiền ở người nhập khẩu, chỉ căn cứ vào hối phiếu do nhà xuất khẩu lập ra còn các chứng từ thương mại do bên xuất khẩu chuyển giao trực tiếp cho bên nhập khẩu, không qua ngân hàng.

Nhờ thu kèm chứng từ là phương thức thanh toán, trong đó người xuất khẩu ủy nhiệm cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ở người nhập khẩu, không chỉ căn cứ vào hôi phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ gửi kèm theo, yêu cầu ngân hàng chỉ trao bộ chứng từ hàng hóa cho người nhập khẩu sau khi họ đã thanh toán hoặc ký chấp nhận thanh toán. (2) Người xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán theo quy định (gồm chứng từ hàng hóa và hối phiếu và viết giấy nhờ thu, gửi tới ngân hàng phục vụ mình nhờ Ngân hàng nhận ủy thức thu chuyển bộ chứng từ thanh toán và giấy nhờ thu sang ngân hàng phục vụ người nhập khẩu để nhờ thu tiền. Phương thức TDCT là một phương thức thanh toán, trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người yều cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một khoản tiền nhất định cho một người khác (người. hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng.

Sơ đồ 1.1 Quy trình nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền
Sơ đồ 1.1 Quy trình nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế tại các Ngân hàng thưong mại

Tuy nhiên chi phí sử dụng phương thức TDCT khá cao, khách hàng thường phải trả các khoản chi phí như phí mở L/C, phí thông báo L/C, phí xác nhận… Mặt khác để mở được L/C khác hàng phải chứng minh được năng lực tài chính của mình và có thể phải ký quỹ. Tỷ giá hối đoái cao hay thấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động xuất nhập khẩu, khuyến khích hoặc hạn chế xuất nhập khẩu hàng hoá của một quốc gia, từ đó ảnh hưởng đến cán cân thanh toán tế của quốc gia. Chính sách quản lý ngoại hối là những quy định pháp lý, thể lệ của ngân hàng Nhà nước trong quản lý ngoại tệ, vàng bạc, đá quý và các giấy tờ khác có giá trị bằng ngoại tệ trên thị trường tiền tệ và trong quan hệ thanh toán, tín dụng với nước ngoài.

Chính sách thương mại quốc tế của mỗi quốc gia là một hệ thống các nguyên tắc, công cụ và biện pháp thích hợp mà nhà nước sử dụng nhằm điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế của một quốc gia trong một thời gian nhất định nhằm đạt được mục tiêu đặt ra trong chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia đó. Nhờ công nghệ tiên tiến, hiện đại các ngân hàng sẽ có điều kiện nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các dịch vụ mới, làm cho quá trình thanh toán diễn ra nhanh chóng, và quá trình giao dịch của khác hàng diễn ra thuận lợi. Hầu hết các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đều dựa vào sự hỗ trợ vốn của các ngân hàng, do đó, bất kỳ sự thay đổi của hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại đều có tác dụng đến việc phát triển hoạt động thanh toán quốc tế.

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG ĐÔNG NAM Á - SEABANK

Khái quát về SeABank

Với đội ngũ cán bộ trẻ, được đào tạo bài bản, năng động và nhiệt huyết -SeABank cam kết đem đến cho khách hàng chất lượng sản phẩm, dịch vụ tốt nhất và là đối tác tài chính, ngân hàng đáng tin cậy để “Cùng bạn đi tới thành công”. - Chuyển tiền đi: lệnh chuyển tiền của khách hàng đã được Giám đốc Chi nhánh ký duyệt, Giấy phép chuyển ngoại tệ do Ngân hàng Nhà nước cấp, Phiếu chuyển khoản, Bản Draft bức điện chuyển tiền đã được Giám đốc Chi nhánh ký duyệt nội dung và các giấy tờ khác có liên quan. - Phát hành L/C: Yêu cầu mở L/C, Hợp đồng ngoại, Trình duyệt mở L/C đã được Giám đốc Chi nhánh phê duyệt, Phiếu hạch toán số tiền ký quỹ mở L/C, Bản Draft L/C đã được Giám đốc Chi nhánh, phụ trách Phòng TTQT tại Chi nhánh hoặc người được ủy quyền ký duyệt nội dung.

- Tu chỉnh L/C: Yêu cầu sửa đổi L/C của khách hàng đã được Giám đốc Chi nhánh phê duyệt, Phiếu hạch toán số tiền ký quỹ thêm trong trường hợp sửa đổi tăng giá trị, Bản Draft sửa đổi L/C đã được Giám đốc Chi nhánh, phụ trách phòng TTQT tại Chi nhánh hoặc người được ủy quyền ký duyệt nội dung. - Điện khác (Điện chấp nhận thanh toán, điện từ chối thanh toán, điện free format…): Bản Draft của bức điện đã được Giám đốc Chi nhánh ký duyệt nội dung và tùy trường hợp, Phòng TTQT Hội sở sẽ yêu cầu Chi nhánh cung cấp các giấy tờ có liên quan. Nếu điện không thuộc phòng xử lý, thanh toán viên trả lại bức điện cho Chi nhánh liên quan chậm nhất vào 11 giờ 30 nếu nhận điện vào buổi sáng, 15 giờ 30 nếu nhận điện vào buổi chiều, đầu giờ ngày làm việc tiếp theo nếu nhận điện sau 15 giờ 30.

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức tại SeABank
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức tại SeABank

Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế của SeABank .1 Quy trình các bước thanh toán xuất khẩu

Thanh toán viên tiếp nhận bộ chứng từ như quy định trong L/C, kiểm tra loại chứng từ, số lượng của từng loại chứng từ trước khi ký nhận chứng từ, đóng dấu RECEIVED và ghi rừ ngày, giờ nhận chứng từ trờn thư yờu cầu gửi chứng từ hàng xuất của khách hàng và gửi trả lại cho khách hàng 01 liên. Nếu chứng từ không phù hợp, thanh toán viên lập thông báo yêu cầu chỉnh sửa bổ sung chứng từ theo mẫu trình Giám đốc ký và gửi cho khỏch hàng nờu rừ từng sai sút của chứng từ để khỏch hàng sửa chữa và thay thế, thực hiện bước 2 sau khi khách hàng khắc phục lỗi chứng từ, nếu sau khi thông báo, khách hàng không thể khắc phục lỗi chứng từ hoặc chỉ sửa chữa được một phần sai sót, thanh toán viên yêu cầu khách hàng ký nhận không thể khắc phục lỗi trên Thông báo yêu cầu chỉnh sửa bổ sung chứng từ và thực hiện bước 2. Thanh toán: Thanh toán viên tại chi nhánh tiến hành ghi có vào tài khoản của khách hàng, hoặc tài khoản vay, hoặc tất toán tài khoản chiết khẩu nếu L/C đã được chiết khấu trước đó, thu lãi chiết khấu trên số ngày thực tế chiết khấu, thu phí theo biểu phí dịch vụ hiện hành, hạch toán ngoại bảng tất toán L/C, in báo có, báo nợ gửi cho khách hàng.

Thanh toán viên tiếp nhận từ khách hàng các loại chứng từ, kiểm tra lại chứng từ, số lượng của từng loại chứng từ kể trên trước khi ký nhận chứng từ, đóng dấu RECEIVED và ghi rừ ngày, giờ nhận chứng từ trờn thư yờu cầu gửi chứng từ hàng xuất của khách hàng và gửi ttrả lại cho khách hàng 01 liên. Gửi chứng từ: thanh toán viên gửi thu nhờ thu kèm bộ chứng từ đến ngân hàng nhờ thu, theo dừi đường đi của chứng từ (lấy thụng tin từ cụng ty chuyển phỏt nhanh/bưu điện), lập hồ sơ theo dừi bộ chứng từ nhờ thu xuất với đầy đủ thông tin cần thiết. Duyệt trong hạn mức: kiểm soát viên kiểm tra nội dung lệnh chuyển tiền như nội dung kiểm tra bước 1: kiểm tra các bút toán đợi duyệt và thông tin điện chuyển tiền, nếu giao dịch hợp lệ, duyệt trên T24, nếu không hợp lệ, thông báo để thanh toán viên sửa chữa, bổ xung lệnh chuyển tiền.

Đối với bộ chứng từ không có sai sót: Thanh toán viên hạch toán tiền thanh toán L/C, hạch toán thu phí và ngoại bảng, lập điện thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán vào ngày đáo hạn, trình cho kiểm soát hoặc phụ trách phòng duyệt, chuyển toàn bộ hồ sơ cho kiểm soát viên. Nếu khách hàng đồng ý thanh toán: thanh toán viên chỉ giao chứng từ cho khách hàng trong các trường hợp sau: khi khách hàng có cam kết trả tiền bằng văn bản hoặc ký chấp nhận thanh toán hối phiếu vào ngày đáo hạn (đối với nhờ thu theo D/A), khi nhận được thanh toán nhờ thu của khách hàng (đối với nhờ thu D/P).

Bảng 2.1 Giá trị và doanh thu phí TTXK trong giai đoạn 2004-2007 Đơn vị: USD
Bảng 2.1 Giá trị và doanh thu phí TTXK trong giai đoạn 2004-2007 Đơn vị: USD