Đánh giá và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT TP Thái Nguyên

MỤC LỤC

Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng

Tín dụng ngân hàng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, góp phần điều hoà vốn trong nền kinh tế, phân bổ điều hoà vốn cho đầu tư được hợp lý, giúp cho xã hội bớt lãng phí ở những nơi thừa vốn, giảm khó khăn ở những nơi thiếu vốn, giải quyết tốt quan hệ cung và cầu, điều hoà và ổn định lưu thông tiền tệ. Hoạt động tín dụng phải hiệu quả thì việc mở rộng tín dụng mới bền vững, đối tượng khách hàng cung cấp ngày một nhiều, sản phẩm tín dụng ngày càng phong phú sẽ làm tăng quy mô, khả năng tài chính của ngân hàng như tăng vốn và tài sản của ngân hàng, tăng khả năng chi trả, thanh toán, tăng hiệu quả.

Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại

Một là, việc chấp hành luật pháp của ngân hàng như luật NHNN, luật Tổ chức tín dụng, việc chấp hành văn bản chỉ đạo của Nhà nước, Chính phủ và của ngân hàng, chấp hành quy chế, quy trình nghiệp vụ, chế độ, thể lệ tín dụng trong quá trình thực hiện quy trình cho vay. Theo quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2005 của thống đốc NHNN, khoản 4 Điều 1 quy định: “Đối với các khoản nợ vay không trả nợ đúng hạn, được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng trả nợ đúng hạn và không chấp thuận cho cơ cấu lại thời hạn trả nợ, thì số dư gốc của hợp đồng tín dụng đó là nợ quá hạn và tổ chức tín dụng thực hiện các biện pháp để thu hồi nợ; việc phạt chậm trả đối với nợ quá hạn và nợ lãi vốn vay do hai bên thỏa thuận trên cơ sở quy định của pháp luật”.

Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng ngân hàng

Đặc biệt đối với các khoản tín dụng được cấp cho các đơn vị hoạt động chịu tác động lớn của môi trường tự nhiên như: ngành nông nghiệp, khai thác thuỷ hải sản, khai khoáng… Những biến động bất khả kháng xảy ra trong môi trường tự nhiên như thiên tai (hạn hán, lũ lụt, động đất…), hoả hoạn làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, từ đó ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng của ngân hàng có thể làm cho ngân hàng không có khả năng thu hồi vốn. g) Môi trường quốc tế. Trong xu thế toàn cầu hoá như hiện nay, vấn đề hội nhập quốc tế là tất yếu khách quan đối với các quốc gia trên thế giới. Tháng 11 năm 2006 nước ta chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Trong xu thế ấy, hệ thống ngân hàng không chỉ là huyết mạch của nền kinh tế quốc dân mà còn mang trong mình vận hội vươn rộng ra khu vực và thế giới. Đó chính là yêu cầu đòi hỏi của mỗi ngân hàng phải nâng cao năng lực tài chính, nâng cao sức mạnh cạnh tranh, đặc biệt là nâng cao chất lượng tín dụng để phát triển bền vững. Các ngân hàng nước ngoài có tiềm lực về tài chính mạnh, đánh giá thị trường một cách nhạy bén và chính xác, chất lượng hoạt động tín dụng cao… đã cạnh tranh với các ngân hàng Việt Nam. Chính vì vậy, các ngân hàng trong nước phải khẳng định được vị thế của mình trên sân nhà thì mới có thể tồn tại và phát triển được. Nhân tố chủ quan. a) Từ phía ngân hàng. Công tác này không chỉ được thực hiện đối với khách hàng (như kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay) mà còn thực hiện đối với bản thân ngân hàng thương mại như kiểm tra quá trình thực hiện cho vay, quá trình quản lý vốn cho vay, loại trừ những cán bộ mất phẩm chất, tiêu cực, tham ô, tham nhũng gây thất thoát tài sản và làm mất uy tín của ngân hàng thương mại đối với khách hàng. Nâng cao chất lượng tín dụng có nghĩa là ngân hàng thương mại phải kịp thời ngăn chặn và phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật, có ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng, cũng như bảo vệ tài sản và uy tín của ngân hàng đối với khách hàng. Muốn vậy, việc đào tạo và bố trí cán bộ có năng lực, có trình độ và trách nhiệm cao thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm soát là vấn đề mà các ngân hàng luôn quan tâm.  Thiết bị công nghệ phục vụ hoạt động tín dụng ngân hàng. Nền kinh tế càng phát triển thì yêu cầu áp dụng các công nghệ tiên tiến vào trong các nghiệp vụ của ngành tài chính ngân hàng là một ngành có vai trò quan trọng và có tốc độ phát triển chóng mặt là cần thiết. Vì nó không những giảm khoản chi phí bình quân cho các nghiệp vụ, tiết kiệm thời gian giao dịch… tạo cho cả ngân hàng dễ dàng hơn trong việc nắm bắt cơ hội đầu tư mới, đồng thời giảm gắng nặng trong công tác quản trị nhân sự đối với ngân hàng… Sự phân tích của hệ thống công nghệ hiện đại sẽ nhanh nhạy, chính xác và hạn chế được sự lợi dụng quyền hạn của một số cán bộ ngân hàng đưa ra quyết định cho vay không đủ tiêu chuẩn… Như vậy, áp dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động tín dụng ngân hàng cũng góp phần nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng. b) Từ phía khách hàng.

TẠI CHI NHÁNH NHNO & PTNT TP TH THÁI NGUYÊN

Trong những năm đầu của thập kỷ này, Thành phố Thái nguyên gặp nhiều điều kiện khó khăn do cơ sở kỹ thuật hạ tầng vẫn ở tình trạng thấp kém, hầu hết các đơn vị SXKD đều có trình độ công nghệ lạc hậu, sức cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh thấp, điều kiện khí hậu khắc nghiệt, thờng có rét đậm, rét kéo dài, bão lũ xảy ra nhiều, tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp ảnh hưởng tới tình hình sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân địa phương. Tuy nhiên, với sự cố gắng, nỗ lực phấn đấu của các ngành, các cấp, trong những năm qua, thành phố Thái nguyên đã thu được nhiều thành tựu: Kinh tế tăng trưởng cao và ổn định, cơ sở hạ tầng đợc xây dựng, cải tạo, cơ cấu kinh tế chuyển biến theo hướng tích cực, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện.

GIÁM ĐỐC

Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo & PTNT TP Thái nguyên

Tình hình huy động vốn. Cơ cấu nguồn vốn huy động. Đơn vị: Tỷ đồng. Năm Chỉ tiêu. Giá trị Tỷ trọng. Giá trị Tỷ trọng. Giá trị Tỷ trọng. Hoạt động huy động vốn luôn là một hoạt động quan trọng của bất cứ một ngân hàng thương mại nào. Nó cung cấp nguồn cho hoạt động tín dụng và là một hoạt động không thể thiếu để ngân hàng thực hiện chức năng trung gian tài chính của mình. Một nguồn vốn có cơ cấu hợp lý, chi phí huy động thấp, khả năng huy động vốn lớn sẽ tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng và nâng cao hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng nguồn vốn trong các năm qua tại ngân hàng đã tăng trưởng ổn định, đáp ứng đầy đủ vốn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. trường vốn không ổn định tuy nhiên Chi nhánh đã chủ động tích cực đảm bảo ổn định nguồn vốn và tăng trưởng. Tình hình sử dụng vốn. a) Hoạt động tín dụng. Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ đạo của NHNo &. PTNT TP Thái nguyên Bảng thống kê sau sẽ cho ta biết sơ lược về tình hình hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT TP Thái nguyên:. Cơ cấu dư nợ. Đơn vị: Tỷ đồng Năm. Giá trị Tỷ trọng. Giá trị Tỷ trọng. Giá trị Tỷ trọng. Trong đó, đáng chú ý là dư nợ cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc. Qua bảng số liệu ta còn thấy, dư nợ phân theo thời gian đa phần là dư nợ ngắn hạn. b) Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế. Việc áp dụng các công nghệ hiện đại vào trong công tác kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế và các mối quan hệ truyền thống với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu đã tạo điều kiện cho doanh số mua bán ngoại tệ và thanh toán quốc tế cùng với phí dịch vụ thu được ngày càng tăng lên.

Bảng 2.2. Cơ cấu dư nợ
Bảng 2.2. Cơ cấu dư nợ

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNO & PTNT TP THÁI NGUYÊN

    Nguyên nhân là do trong những năm gần đây, xu hướng cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, nhu cầu vay tiêu dùng của người dân gia tăng, cùng với việc chi nhánh đã chuyển hướng đẩy mạnh việc cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cho vay tiêu dùng song tỷ lệ này còn quá khiêm tốn. Hơn nữa, hiện nay trên địa bàn các ngân hàng hoạt động ngày càng đông đã tạo sức ép trong cạnh tranh buộc Chi nhánh phải cắt giảm lãi suất đầu ra trong khi lại nâng lãi suất đầu vào để thu hút khách hàng, điều này đã ảnh hưởng đến lợi nhuận của Chi nhánh.

    Bảng 2.5. Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế
    Bảng 2.5. Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế

    ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNO & PTNT TP THÁI NGUYÊN

      ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG. - Thực hiện tốt công tác cơ cấu và phân loại nợ theo quyết định 493, rà soát dư nợ theo từng thời điểm để xác định đúng chất lượng tín dụng. - Thực hiện tốt việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro nâng cao chất lượng tín dụng. Do đó, tỷ lệ nợ có tài sản đảm bảo của Chi nhánh khá cao, đảm bảo an toàn cho ngân hàng. - Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng lợi nhuận của Chi nhánh. Mặc dù, trong 3 năm 2005 – 2007 tỷ trọng này đã có sự giảm dần nhưng điều đó là hợp lý vì trong tình hình kinh tế hiện nay, sự cạnh tranh luôn gay gắt buộc các ngân hàng một mặt phải đa dạng hoá các hình thức sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng để thích nghi với điều kiện mới, một mặt vẫn phải phát triển các dịch vụ truyền thống. - Về cơ bản, Chi nhánh tuân thủ đúng các bước của quy trình nghiệp vụ tín dụng, thực hiện kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay. Những hạn chế. Bên cạnh những kết quả đạt được, Chi nhánh vẫn còn một số tồn tại, hạn chế sau:. Một là, mặc dù trong những năm gần đây công tác cho vay của Chi nhánh đã tập trung vào các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cho vay tiêu dùng, đời sống và hộ sản xuất nhằm thay đổi cơ cấu cho vay song về cơ bản. chưa có sự thay đổi nhiều trong cơ cấu cho vay, cho vay Doanh nghiệp quốc doanh vẫn chiếm ưu thế hơn. Hai là, hiệu suất sử dụng vốn của Chi nhánh còn thấp và không hợp lý. Chi nhánh có nguồn vốn huy động lớn nhưng khả năng cho vay chưa ngang tầm với nguồn vốn huy động đó, điều này cho thấy Chi nhánh chưa khai thác được hết sức mạnh của nguồn vốn để đem lại thu nhập cho Chi nhánh, trong khi nguồn vốn huy động lại phải trả chi phí. Như vậy, cơ cấu nguồn vốn chưa thực sự phù hợp với khả năng cho vay của Chi nhánh. Nợ xấu chủ yếu của Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cho vay tiêu dùng, đời sống, trong đó nợ xấu trung dài hạn là của Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn. Những hạn chế trên đây do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan gây ra. Trong đó, đứng về phía ngân hàng thì những tồn tại đó một phần do Chi nhánh hoạt động chưa thực sự hiệu quả trong một số bộ phận, một số khâu. Mặt khác, phần lớn tồn tại vẫn chủ yếu từ phía khách hàng gặp phải khó khăn, rủi ro trong hoạt động kinh doanh dẫn đến không thể hoàn trả nợ vay đầy đủ hoặc đúng hạn. Đứng về phía khách quan, thì tình hình kinh tế luôn biến động, cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt. a) Nguyên nhân từ phía ngân hàng. Thứ nhất, trình độ của đội ngũ cán bộ còn nhiều bất cập, đa số cán bộ trẻ chưa có kinh nghiệm thực tế nên việc tiếp nhận phân tích thông tin còn hạn chế khiến cho công tác dự báo, dự đoán chưa được chuẩn xác. Thứ hai, quy trình nghiệp vụ tín dụng còn chưa phù hợp với thực tế và đôi khi cán bộ tín dụng làm việc theo suy đoán chủ quan của mình, điều này dẫn đến quy trình tín dụng không được thực hiện một cách nghiêm ngặt. Thứ ba, hoạt động tín dụng là hoạt động liên quan đến nhiều lĩnh vực nên đòi hỏi cán bộ tín dụng phải là người am hiểu sâu sắc các vấn đề kinh tế tài chính, nắm bắt kịp thời diễn biến mới xảy ra có liên quan đến hoạt động tín dụng. Nhưng trên thực tế, không phải cán bộ nào tại Chi nhánh cũng am hiểu hết các vấn đề, điều này dẫn đến chất lượng tín dụng giảm sút. Thứ tư, cán bộ tín dụng là người thu thập và xử lý thông tin về khách hàng vay vốn. Để có một quyết định cho vay đúng đắn thì nguồn thông tin phải thu thập từ nhiều nguồn: từ chính khách hàng vay vốn, từ thị trường…. Điều này dẫn đến công tác thu thập thông tin đôi lúc gặp khó khăn. Hơn nữa, việc tổng hợp thông tin của cán bộ tín dụng cũng chưa thật sự tốt giữa thông tin về bản thân khách hàng, thông tin ngành và thông tin từ thị trường. Nên khi khách hàng gặp khó khăn trong việc kinh doanh thì sẽ ảnh hưởng xấu đến việc trả nợ của khách hàng. Thứ năm, công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại chỗ đối với những cán bộ thừa hành và cán bộ quản lý nghiệp vụ tín dụng chưa được thường xuyên, sâu sát. b) Nguyên nhân từ phía khách hàng. Trên đây là những nguyên nhân xuất phát từ ngân hàng, những rủi ro và tổn thất mà ngân hàng có thể gặp phải còn xuất phát từ phía khách hàng. Nếu năng lực quản lý, sử dụng vốn của khách hàng không hiệu quả thì sẽ dẫn đến việc làm ăn thua lỗ, không thu hồi được vốn, khách hàng gặp khó khăn trong vấn đề tài chính, điều này sẽ làm giảm hiệu quả thu hồi vốn và lãi của ngân hàng và ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Mặt khác, nếu khách hàng cố tình sử dụng vốn sai mục đích, không đúng với quy định trong. đến chất lượng tín dụng không được đảm bảo, ảnh hưởng lớn đến uy tín của ngân hàng. c) Nguyên nhân khách quan. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường ngân hàng: có nhiều Ngân hàng đang cùng hoạt động trên cùng địa bàn với Chi nhánh TP Thái nguyên như: chi nhánh của Vietcombank, Seabank, Abbank, chi nhánh của BIDV, điều này sẽ làm cho hoạt động của Chi nhánh trở nên khó khăn hơn.

      PTNT TP THÁI NGUYÊN

      • GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNO & PTNT TP THÁI NGUYÊN
        • MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

          Tuy nhiên, một thực tế hiện nay là các ngân hàng không được cung cấp đầy đủ và thường xuyên thông tin từ phía khách hàng nhất là thông tin về kế toán tài chính, thị trường tiêu thụ sản phẩm, do vậy cán bộ tín dụng phải tận dụng triệt để những lần tiếp xúc khách hàng khi họ đến ngân hàng trả lãi, khi cán bộ tín dụng đến thăm trực tiếp cơ sở sản xuất kinh doanh của khách hàng để biết được phương án xin vay với thực tế, chiều hướng tốt hay xấu, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng như thế nào, giá trị thực tế của tài sản đảm bảo nợ vay ra sao. Cụ thể cần xem xét các vấn đề về: nhu cầu vốn vay trên thị trường của các doanh nghiệp, khả năng cung ứng vốn vay và thị phần hiện có về sản phẩm cùng loại của các đối thủ canh tranh, hình thức cho vay nào được được khách hàng ưa chuộng, chất lượng của những món vay hiện nay ra sao, phương thức cho vay nào là an toàn và hiệu quả…Với thông tin thu được, Chi nhánh sẽ có những giải pháp phù hợp, kịp thời để thoả mãn nhu cầu của khách hàng và kịp thời loại bỏ những món vay không hợp lý, những lĩnh vực đầu tư nhiều rủi ro, từ đó đưa ra các sản phẩm có chất lượng cao, những khoản cho vay lành mạnh.