MỤC LỤC
- Mì sợi : cũng là mặt hàng chủ lực với đa dạng loại mì sợi được phân biệt bởi hình dạng sợi mì hay vắt mì (sợi nhỏ hay sợi lớn, vắt vuông hay vắt tròn);. - Bánh tráng : mặc dù mới được đưa ra thị trường nhưng tốc độ phát triển mặt hàng bánh tráng rất nhanh, đang trở thành sản phẩm chủ lực của Công ty và được đóng gói đa dạng căn cứ vào hình dạng (loại bánh vuông hoặc tròn); trọng lượng (loại 200gr, 300gr hoặc 500gr).
- Bún : bao gồm bún khô, bún tươi (được sấy khô) được đóng gói theo những quy cách khác nhau. Để thực hiện cam kết trên, Công ty cổ phần Lương Thực Thực Phẩm Safoco đã thiết lập, duy trì và liên tục cải tiến hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và chuẩn mực của HACCP”.
Cùng với xu hướng hội nhập kinh tế, Việt Nam đã tham gia nhiều tổ chức quốc tế như ASEAN, ASEM, APEC, AFTA và hiện đang chuẩn bị tham gia tổ chức WTO đã khuyến khích các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thông qua việc cắt giảm thuế xuất nhập khẩu đối với nhiều mặt hàng trong đó có ngành hàng thực phaồm cheỏ bieỏn. Hơn nữa, khai thác triệt để thị trường trong nước là nhiệm vụ trước mắt có tính chất chiến lược quan trọng đối với các doanh nghiệp trong ngành nhằm ổn định thị trường hiện tại, cạnh tranh với hàng ngoại nhập và làm cơ sở nền tảng để xuất khẩu sang các nước khác. Thông thường ở khu vực nông thôn hay người có thu nhập thấp quan tâm nhiều đến số lượng, giá cả nhiều hơn trong khi đó người có thu nhập cao hay ở thành thị thì ngược lại quan tâm nhiều đến yếu tố chất lượng, giá trị dinh dưỡng và mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm.
Đặc biệt, các nước phát triển đã chuyển từ rào cản thuế quan sang phi thuế quan, đã đặt ra nhiều tiêu chuẩn để hạn chế hàng nhập khẩu nhất là thị trường Châu Âu đưa ra những tiêu chuẩn lý hoá khắt khe đối với sản phẩm trong ngành mà hiện tại các doanh nghiệp Việt Nam khó đáp ứng được. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ đã cung cấp hay tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong ngành mua hoặc tự mô phỏng để có được máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại đưa doanh nghiệp từ sản xuất thô sơ chuyển sang sản xuất theo công nghệ hiện đại nhằm nâng cao công suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm,… Do vậy, doanh nghiệp muốn chiến thắng trong cạnh tranh phải ứng dụng được máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại. Theo số liệu thống kê từ báo cáo thị trường của Công ty, riêng tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 183 cơ sở chế biến lương thực thực phẩm, trong đó có 39 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 36 doanh nghiệp Nhà nước, 108 doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
- Đối với mì sợi : có rất nhiều cơ sở sản xuất, nhiều nhãn hiệu trên thị trường nhưng nhìn chung các nhãn hiệu cần chú ý quan tâm là mì Khang Thái, Thanh Long, Đồng Khánh, Lifoco, Thanh Tân, Tâm Thành,… Do có nhiều nhãn hiệu cùng tồn tại nên thị trường mì sợi được chia thành những phần rất nhỏ. Hơn nữa, các đối thủ cạnh tranh hiện tại là yếu, chưa ngang sức một mặt là điều kiện thuận lợi cho Công ty có nhiều khả năng giành thắng lợi; mặt khác nó chứa đựng nguy cơ lớn có thể xảy ra là sớm hay muộn gì thì cũng sẽ xuất hiện đối thủ mới nguy hiểm hơn. - Đối với các đại lý còn yếu, chưa đủ điều kiện phát triển, Công ty tổ chức cho tiếp thị trực tiếp đến khu vực đó hỗ trợ giúp đại lý củng cố và phát triển thị trường, tăng sản lượng tiêu thụ, tạo quan hệ chặt chẽ và tốt đẹp hơn giữa đại lý với Công ty.
Mặc dù mới phát triển trong những năm gần đây nhưng Công ty cũng đã mở rộng thị trường sang nhiều nước như Nga, Tiệp Khắc, Đài Loan, Ý, Mỹ, Đức, Hà Lan, Israel, Singapore, Malaysia, Đan Mạch, Philippines, Canada, Nhật Bản,… với sản lượng tiêu thụ ngày càng tăng. Sản phẩm thay thế của ngành là rất đa dạng như mì ăn liền, phở, hủ tiếu, miến, lương thực thực phẩm khác,… Gần đây, thị trường mì ăn liền cạnh tranh rất gay gắt dẫn đến các doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền thường xuyên khuyến mãi, giảm giá nên cũng đã phần nào làm hạn chế nhu cầu các mặt hàng mì sợi, nui, bún khô, bánh tráng.
Do nhu cầu biến động, tăng với tốc độ nhanh dần nhưng không tăng đột biến nhanh nên chúng ta sử dụng phương pháp đường thẳng thông thường để dự báo nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong những năm sắp tới. - Tận dụng sức mạnh hiện có về chất lượng sản phẩm, uy tín thương hiệu, hệ thống kênh phân phối không ngừng phát triển khai thác tối đa thị trường hiện cú và phủ kớn những khu vực thị trường cũn bỏ ngừ. - Thực hiện một số chính sách ưu đãi như khen thưởng theo chỉ tiêu sản lượng tiêu thụ, hỗ trợ vận chuyển, bố trí nhân viên thị trường hỗ trợ mở rộng thị trường để vừa đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ vừa hạn chế khả năng thâm nhập của đối thủ cạnh tranh.
- Tăng cường công tác tiếp thị, quảng cáo thông qua việc tham gia các đợt hội chợ triển lãm, tổ chức phóng sự, tự giới thiệu,… từng bước xây dựng thương hiệu Safoco ngày càng lớn mạnh trên thương trường cả trong nước và quốc tế. - Đối với thị trường xuất khẩu, tiếp tục giữ vững mối quan hệ tốt với khách hàng truyền thống đồng thời tăng cường mở rộng quan hệ tìm kiếm, giao dịch với các đối tác khách hàng mới nhằm mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu. Thứ hai là tăng cường củng cố và nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã bao bì, đa dạng hóa cơ cấu mặt hàng, nâng cao tính năng và khả năng đáp ứng nhanh để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
- Duy trì và cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001: 2000, tạo nền tảng vững chắc cho sản phẩm Safoco hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới. - Bên cạnh việc nâng cao tính năng, công dụng của sản phẩm thì yếu tố dịch vụ, cung cách phục vụ, khả năng đáp ứng nhanh nhu cầu của khách là rất quan trọng góp phần cho sự thắng lợi của Công ty. Cuối cùng là thường xuyên phát động phong trào thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, thực hành tiết kiệm chống lãng phí và khai thác triệt để các nguồn lực sẳn có.
Nội dung thực hiện : Mở rộng kinh doanh bán buôn các mặt hàng nông sản thực phẩm có liên quan, có kinh nghiệm nhằm tăng doanh số và lợi nhuận. Nhờ những thuận lợi như mối quan hệ với nhà cung ứng, khách hàng hiện tại của Công ty để tạo điều kiện buôn bán các mặt hàng liên quan tại thị trường trong nước và xuất khẩu. Một số các mặt hàng nông sản thực phẩm Công ty có thể hướng tới để đẩy mạnh bán buôn và xuất khẩu là gạo, bột mì, tiêu, điều, càphê,….
- Tiền thân trước đây của Công ty là cửa hàng buôn bán lương thực thực phẩm nên có kinh nghiệm và tận dụng được mối quan hệ, uy tín cộng với việc tiếp cận được nguồn hàng thuận lợi. Vì hiện tại trong Công ty vốn Nhà nước chiếm 51% nên có thể nói hầu như không có sự tham gia quyết định của các cổ đông ngoài Nhà nước. Thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển ngành lương thực thực phẩm do Tổng Công ty Lương thực Miền Nam làm chủ nhiệm, là cầu nối giữa các doanh nghiệp trong ngành, để hỗ trợ các doanh nghiệp về thông tin, phổ biến chiến lược phát triển ngành, khuyến khích các doanh nghiệp trong ngành liên kết, ….
Hàng năm trung tâm này tổ chức hội nghị, hội thảo để các doanh nghiệp trong ngành đóng góp ý kiến, tăng cường sự hợp tác, thực hiện chiến lược phát triển chung toàn ngành. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3:Trên cơ sở định hướng phát triển và dự báo nhu cầu sản phẩm của Công ty, chúng tôi đã xây dựng mục tiêu phát triển của Công ty đến năm 2010. Để tính khả thi được nâng cao, các chiến lược này phải được kết hợp thực hiện đồng bộ và trong quá trình thực hiện phải thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện cụ thể của Công ty.