Giải pháp cải thiện cung cấp dịch vụ công cho người lao động trong các khu công nghiệp tại Việt Nam

MỤC LỤC

Tầm quan trọng của dịch vụ công đối với đời sống người lao động 1.Tác dụng của dịch vụ công trong phát triển kinh tế- xã hội

Dịch vụ công ( bao gồm cả dịch vụ công ích ,dịch vụ sự nghiệp công và dịch vụ công hành chính công)có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước và góp phần cải thiện cuộc sống của con người.Bởi vì nó là một bộ phận cấu thành tạo nên sự cạnh tranh của một đất nước,đất nước đó có hấp dẫn với bên ngoài hay không một phần cũng phụ thuộc vào chất lượng các dịch vụ cung cấp.Đồng thời nó cũng là yếu tố quyết định sự hài lòng của công dân và là một phần của chính sách đoàn kết và tái phân phối lại của cải trong xã hội. Trung Quốc có các loại hình khu kinh tế đặc biệt như KCN,KCX,khu khai phát(khu vực phát triển kinh tế và kỹ thuật),Khu bảo thuế,Đặc khu kinh tế..được gọi chung là ô Khu kinh tế ằ.Việc phỏt triển Khu kinh tế ở Trung Quốc luụn luụn gắn chặt với phát triển cơ sở hạ tầng xã hội,tức là gắn phát triển công nghiệp với đô thị hoá.Quy hoạch phát triển các khu kinh tế của Trung Quốc được gắn liền với quy hoạch các phân khu chức năng,trong đó,quy hoạch nhà ở và các công trình tiện ích công cộng phục vụ hoạt động doanh nghiệp và người lao động làm việc trong các khu công nghiệp quy định như một bắt buộc.Trong quá trình xây dựng các khu kinh tế,căn cứ vào tình hình thu hút đầu tư và số lượng người lao động làm việc trong các khu kinh tế,các khu nhà ở và công trình tiện ích công cộng được phân kỳ đầu tư hợp lý.Thời gian đầu do tình hình thu hút đầu tư còn hạn chế,Trung Quốc sử dụng ngân sách nhà nước để đầu tư các công trình công cộng cần thiết để thu hút các nhà đầu tư vào các khu kinh tế.

Thực trạng cung ứng dịch vụ công cho người lao động tại các Khu công nghiệp ở Việt Nam

•Hỗ trợ, giúp đỡ một số đối tượng người lao động thuộc các nhóm yếu thế trong xã hội (như nông dân thiếu đất canh tác hoặc bị thu hồi đất canh tác, đặc biệt là những người bị thu hồi đất để xây dựng các khu KCN, người nghèo, người lao động sống ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người mồ côi cha mẹ,..); các đối tượng thuộc diện chính sách (con em thương binh liệt sỹ, con em người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật,..) được đào tạo nghề miễn phí thông qua một số đề án, dự án do Nhà nước tài trợ.Ngoài các văn bản nêu trên, người lao động trong các KCN, KCX còn có thể được hưởng ưu đãi từ các chính sách phát triển đối với các vùng mà họ đang cư trú hoặc các ngành mà họ đang tham gia lao động. Trung tâm thực hiện tư vấn vệ sinh an toàn thực phẩm, khám chữa bệnh, sơ cấp cứu các tai nạn lao động thường gặp trong sản xuất, chăm sóc sức khỏe người lao động.Những KCN không có điều kiện xây dựng bệnh viện,trạm y tế riêng,nhiều nơi đã đặt hợp đồng khám bệnh,kiểm tra sức khoẻ cho người lao động.Theo thông tin từ Bệnh viện Thái Bình Dương, một trong những đơn vị thường xuyên nhận hợp đồng khám bệnh định kỳ tại các doanh nghiệp trong các KCN trên địa bàn Hội An, thì thời gian gần đây, số đơn đặt hàng khám bệnh định kỳ cho công nhân ngày càng nhiều.

Bảng X: Tình hình bệnh nghề nghiệp trong giai đoạn 1976 - 2005 T
Bảng X: Tình hình bệnh nghề nghiệp trong giai đoạn 1976 - 2005 T

Thu nhập thấp, ăn ở khổ và "mù” văn hoá tinh thần

Những thiếu thốn từ môi trường sống nghèo khổ và ô nhiễm, những hạn chế trong tiếp cận các dịch vụ công, việc bị gạt ra bên lề các công ích xã hội, theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới là “không thể nào đền bù cho xiết” đối với người lao động nhập cư tại các khu KCN, và vì thế, rất dễ biến họ trở thành “nguồn gốc các vấn đề xã hội trong các khu vực đô thị lớn”5. Việc cung cấp chỗ ở cho người lao động không phải là điều kiện bắt buộc áp cho các xí nghiệp.( Chủ trương này, vì thế, đã được coi là một trong những “nhân tố ưu đãi” có tác động thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào Việt Nam và các KCN, KCX. )Đây chính là một trong các lý do dẫn đến việc số lượng nhà ở cung cấp cho người lao động bởi các xí nghiệp hiện còn rất nhỏ bé.

Bảng 10 : Tiền lương, thu nhập của lao động trong các khu KCN
Bảng 10 : Tiền lương, thu nhập của lao động trong các khu KCN

Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công cho người lao động tại các khu công nghiệp

Định hướng phát triển các Khu công nghiệp tại Việt Nam Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến khu công nghiệp

Việc phát triển các KCN của các địa phương và của cả nước cần phục vụ mục tiêu thực hiện thành công công cuộc Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá đất nước để đưa Việt Nam về cơ bản trở thành một nước công nghịêp theo hướng hiện đại vào năm 2020.Theo cách xem xét này,các KCN phải thực sự là phương tiện hữu hiệu và là một trong những yếu tố chuyển dịch cơ bản cơ cấu kinh tế địa phương ,thu hút mạnh vốn đầu tư,chuyển giao công nghệ,tăng cường xuất khẩu và giải quyết việc làm cho lao động địa phương.Những vai trò tích cực này cần được tận dụng triệt để và khai thác theo phương thức tối ưu ,do những tác động của dòng vốn quốc tế đang có lợi cho Việt Nam. Cần đa dạng hoá hình thức tổ chức và phương thức quản lý các KCN phù hợp với từng địa phương và giảm thiểu tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các địa phương làm ảnh hưởng đến lợi ích của địa phương.Các KCN có thể cần được phát triển theo thế mạnh của địa phương và tăng dần tính chất chuyên ngành của nó.Chẳng hạn,có thể thành lập các KCN vật liệu xây dựng ở những địa phương có điều kiện phát triển mặt hàng này,KCN nông sản ở những vùng có thế mạnh trong phát triển nông sản;ở các thành phố lớn nên thiên về phát triển các khu công nghệ cao,sử dụng it đất đai và lao động do quỹ đất hạn chế và giảm thiểu áp lực tăng dân số cơ học và những vấn đề xã hội phát sinh do di dân tự do giữa các vùng.

Chủ trương về việc đẩy mạnh cung ứng dịch vụ công cho người lao động trong các KCN gắn với phát triển KCN ở Việt Nam

Trong đó, đã đặt ra mục tiêu là phải “Xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội và chăm lo xây dựng giai cấp công nhân; đảm bảo hài hoà lợi ích giữa công nhân, người sử dụng lao động, Nhà nước và toàn xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của công nhân, quan tâm giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc, cấp bách của giai cấp công nhân”. Trong khi tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi để phát huy các nguồn lực cho phát triển các khu KCN, các cơ quan nhà nước các cấp cần chú trọng hơn nữa vai trò chăm lo xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội quan trọng; hạn chế các rủi ro và tác động tiêu cực của cơ chế thị trường đến điều kiện sống và làm việc của người lao động.

Một số giải pháp nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công cho người lao động tại các khu công nghiệp

(ii) Nhóm giải pháp về các chính sách hỗ trợ xây dựng nhà cho công nhân 1) Nhà nước cần có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân, có chính sách ưu đãi về sử dụng đất, đầu tư hạ tầng. cơ sở, vay vốn ưu đãi hoặc hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, miễn hoặc giảm một số loại thuế trong thời gian thích hợp cho các nhà đầu tư xây dựng nhà ở cho người lao động ngoài tỉnh ở các Khu KCN. 2) Chính quyền các địa phương có liên quan cần sớm tổ chức việc rút kinh nghiệm về các mô hình hiện có, các điển hình tốt về xây dựng nhà ở cho công nhân thuê và chỉ đạo các Sở, Ban, Ngành có liên quan cần phải nhanh chóng xây dựng các chính sách ưu đãi thích hợp đối với các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân, dựa trên kinh nghiệm của các điển hình tốt này; Khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng lao động tự bỏ vốn xây dựng nhà ở cho người lao động của doanh nghiệp mình theo quy hoạch. Các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nếu không trực tiếp đầu tư để xây dựng nhà ở cho người lao động, phải có trách nhiệm đóng góp cùng thành phố, địa phương và các khu KCN khác để bố trí nhà ở cho người lao động. 3) Cần có chính sách miễn, giảm thuế và/ hoặc áp dụng các mức thuế suất khác nhau cho loại hình nhà trọ phục vụ cho công nhân. Ví dụ: cho phép doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng được miễn giảm thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, được nhà nước hỗ trợ thông qua tín dụng ưu đãi với mức lãi suất như tín dụng cho người nghèo với thời gian tương đối dài; miễn thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;. 4) Thành lập Quỹ nhà ở để hỗ trợ tiền thuê nhà, mua nhà đối với công nhân. Quỹ này có thể hình thành từ ngân sách địa phương, đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan trên địa bàn. 5) Ban hành tiêu chuẩn tối thiểu về phòng ở, vệ sinh môi trường và hạ tầng khu nhà trọ để các chủ đầu tư mới thực hiện, còn chủ nhà trọ đang hoạt động thì dựa vào đó để nâng cấp, bảo đảm tiện ích tối thiểu và điều kiện vệ sinh, môi trường sống cho người lao động. Các giải pháp nâng cao hiệu quả chăm sóc y tế - Chế độ bảo hiểm xã hội. 1) Ban hành các biện pháp quyết liệt để chấm dứt hiện tượng chủ sử dụng lao động trốn đóng bảo hiểm cho người lao động. 2) Xem xét và tách nội dung quy định bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động thành những phần riêng để dễ dàng vận dụng vào thực tế. 3) Quy định mức chi trả cho người bị bệnh nghề nghiệp theo tỷ lệ phần trăm mất khả năng lao động như bị tai nạn lao động. 4) Nghiên cứu và xây dựng các văn bản quy định tham gia BHXH đối với những người lao động làm việc trong khu vực ngoài quốc doanh, doanh nghiệp nhỏ, v.v..để có thể thực hiện các chế độ cho mọi đối tượng lao động. 5) Tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra nhằm đảm bảo thực thi một cách có hiệu quả và tích cực các quy định của pháp luật về BHXH đối với người lao động. 6) Xem xét việc quy định thanh toán một phần tiền khám và chữa bệnh cho người lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp trong quỹ BHYT, tránh gây phiền hà và mất thời gian cho người lao động. 1) Quy định mức phạt hoặc trích nộp một phần lợi nhuận vào quỹ bồi thường đối với các doanh nghiệp có nhiều công nhân bị mắc bệnh nghề nghiệp. 2) Quy định một phần kinh phí cho khám và giám định bệnh nghề nghiệp được phép chi từ quỹ BHXH. Như vậy người lao động sẽ không bị phụ thuộc vào chủ doanh nghiệp trong việc khám lại bệnh nghề nghiệp và giám định bệnh nghề nghiệp. - Các chính sách chăm sóc sức khoẻ người lao động. 1) Hoàn thiện chế độ khám tuyển: Xây dựng tiêu chuẩn khám tuyển về lâm sàng và xét nghiệm đối với lao động thuộc các ngành có tiếp xúc với các yếu tố độc hại có khả năng gây bệnh nghề nghiệp. Sửa đổi và bổ sung một số tiêu chuẩn sức khoẻ tuyển dụng cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Phối hợp với các ngành xây dựng tiêu chuẩn sức khoẻ cụ thể đối với lao động của từng ngành/nghề. Xem xét và hiệu chỉnh lại mức phạt vi phạm chế độ khám tuyển. Mức này cần nâng lên ở mức đủ cao để phù hợp hơn với tình hình phát triển kinh tế xã hội hiện nay của đất nước, đảm bảo tác dụng ngăn ngừa và răn đe các hành vi vi phạm. 2) Cải tiến chế độ khám sức khoẻ định kỳ: Xây dựng và ban hành các quy định về công tác khám sức khoẻ định kỳ đối với đối tượng thuộc khu vực liên doanh, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh khác trong các khu KCN. Tìm kiếm các cơ hội bổ sung để thực hiện kiểm tra sức khoẻ miễn phí cho lao động nữ, thông qua việc phối hợp với các tổ chức xã hội dân sự (các trường đại học y, dược, các tổ chức phi chính phủ, tổ chức nhân đạo, v.v. 3) Cải thiện chế độ khám bệnh nghề nghiệp: Sớm ban hành các tiêu chuẩn lõm sàng và cận lõm sàng để chẩn đoỏn sớm và theo dừi một số bệnh nghề nghiệp. Quy định cụ thể hơn trách nhiệm về phạm vi quản lý của Bộ/ngành và của tỉnh đối với việc thực hiện các chế độ khám bệnh nghề nghiệp cho công nhân tại các khu KCN, tránh tình trạng chồng chéo và bỏ trống. Các doanh nghiệp cần thực hiện các quy định của luật pháp về khám bệnh nghề nghiệp. Căn cứ vào tình hình cụ thể hiện tại của các địa phương, xây dựng những chỉ tiêu và kế hoạch cụ thể dài hạn về công tác đào tạo, bổ túc và nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ y tế dự phòng. Xây dựng hệ thống cấp chứng chỉ về vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp. Xem xét việc nâng mức phạt đối với các trường hợp vi phạm quy định về khám bệnh nghề nghiệp lên cho phù hợp với tình hình kinh tế xã hội trong giai đoạn hiện nay. Mức phạt cần ở mức đủ cao để có tác dụng buộc người sử dụng lao động phải thực hiện đầy đủ các quy định về khám bệnh nghề nghiệp nhằm bảo đảm quyền lợi của người lao động. 4) Quy định về phòng chống tai nạn lao động: xây dựng và tăng cường công tác đào tạo và bổ sung cán bộ cho khu vực thanh tra tại tuyến tỉnh nhằm đáp ứng hoạt động chuyên môn và quản lý đối với tình hình phát triển ngày càng nhanh chóng của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tại các khu KCN. Xem xét nâng mức đền bù cho người lao động bị tai nạn lao động lên đủ cao để giúp người lao động khắc phục một số khó khăn trong cuộc sống sau này. 5) Giám định bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động: sớm nghiên cứu, đề xuất các văn bản quy định chế độ giám định, bồi thường đối với các trường hợp chưa tham gia BHXH. Kiện toàn công tác giám định tại tuyến địa phương nhằm thực thi đầy đủ những chế độ và chính sách đối với người lao động bị tai nạn lao động và mắc bệnh nghề nghiệp trong các khu KCN. Hoàn thiện chính sách về giáo dục đào tạo. - Chính sách giáo dục đối với con, em người lao động tại các khu KCN. 1) Trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, chính quyền địa phương có các khu KCN cần quan tâm dành các nguồn lực (kinh phí, quỹ đất, đội. ngũ giáo viên và cán bộ giáo dục,..) cho phát triển hệ thống giáo dục sao cho có thể đáp ứng nhu cầu học tập không chỉ của con, em của người dân địa phương, mà còn của con, em những người lao động nhập cư ở nơi khác đến. 2) Đối với giáo dục mầm non: Cần có chính sách tăng cường xây dựng các trường mầm non công lập tại các địa phương có các khu KCN nhằm đáp ứng đủ nhu cầu gửi trẻ của người lao động làm việc ở các doanh nghiệp trong khu. Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp lớn mở trường mầm non tư thục để đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của người lao động trong doanh nghiệp thông qua các hình thức như miễn thuế đối với thu nhập của trường, tạo điều kiện hỗ trợ về đất đai và cơ sở vật chất khác cho việc xây dựng trường học. 3) Đối với giáo dục phổ thông: cơ quan có thẩm quyền ở địa phương có khu KCN cần ban hành cỏc văn bản trong đú quy định rừ cỏc trường trong địa bàn phải tạo điều kiện thuận lợi, bình đẳng để con em người lao động nhập cư được tiếp cận giáo dục. Ngoài học phí và các khoản lệ phí thi, không được phép thu bất cứ khoản tiền nào khác. Không được vì một lý do nào mà từ chối tiếp nhận con em người lao động nhập cư vào học tại trường. Chính sách này cũng cần phải được thông báo tới toàn thể người lao động nhập cư trên địa bàn để họ biết và thực hiện quyền lợi chính đáng của mình. - Chính sách đào tạo cho người lao động trong các Khu KCN. 1) Tiếp tục thực hiện chính sách cho người lao động vay vốn với lãi suất ưu đãi để học nghề, học trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học. Xem xét việc cho những lao động trong các Khu KCN bị mất việc làm được vay vốn để học nghề với mức lãi suất 0%. 2) Địa phương có khu KCN cần có chính sách phát triển mạng lưới các cơ sở dạy nghề để đào tạo lao động tại chỗ trên cơ sở dự báo nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn.

Các kiến nghị về việc đổi mới cung ứng dịch vụ công cho người lao động

-Về dịch vụ giáo dục và đào tạo: trên thực tế vẫn còn khoảng cách chênh lệch giữa con em người giàu-người nghèo,người sở tại với người nhập cư.Đặc biệt chênh lệch này còn bộc lộ khi bậc học càng lên cao,kể từ trung học trở lên.Để giảm biết bớt sự chênh lệch ,UBND nên có chính sách –cơ chế để giảm bớt gánh nặng đóng góp cho gia đình học sinh xuống dưới 50% như hiện nay,đồng thời mở rộng miễn giảm cho các đối tượng học sinh con lao động nhập cư nghèo,chế độ miễn giảm này nên áp dụng bắt buộc cho cả trường dân lập và công lập. Mặt khác,UBND cần kiện toàn và nâng cấp hiện đại hoá hệ thống cơ sở vật chất giáo dục-trường lớp ,phát triển và nâng cấp các trường giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và thu hút để đào tạo nghề cho thành niên khi bước vào đời ,cần đa dạng hoá các lực lượng xã hội tham gia đào tạo cũng như xã hội hoá công tác giáo dục kể cả tranh thủ các nguồn vốn và các dự án hỗ trợ giáo dục và đào tạo của các tổ chứ quốc tế để nâng cấp cơ sở vật chất được tốt hơn.Xây dựng các trường trọng điểm không chỉ đạt chỉ tiêu chất lượng ,nội dung dạy học mà còn phải đáp ứng tốt chính sách giáo dục cho các đối tượng.