Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế để đạt mục tiêu xóa đói giảm nghèo tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

MỤC LỤC

Các thước đo nghèo đói

Những người sống trong “nghèo khổ tuyệt đối” là những người mà 4/5 chi tiêu của họ là giành cho nhu cầu về ăn mà chủ yếu là lương thực và một chút ít thực phẩm (thịt hoặc cá); tất cả đều thiếu dinh dưỡng, chỉ khoảng 1/3 số người lớn biết chữ, và tuổi thọ trung bình của họ vào khoảng 40 tuổi. - Ngưỡng nghèo chung: bao gồm cả phần chi tiêu cho hàng hóa phi lương thực, tổng chi dùng cho cả giỏ hàng tiêu dùng tối thiểu, được xác định bằng cách ước lượng tỷ lệ: 70% chi dùng dành cho lương thực thực phẩm, 30% cho các khoản còn lại.

Các chỉ số đánh giá nghèo đói 1. Nghèo khổ về thu nhập

- Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước (đất đai, tín dụng, việc làm, dịch vụ công, trợ cấp…), mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, sự quan tâm của chính quyền địa phương, tình trạng kinh tế của quốc gia, địa phương, đầu tư ban đầu trong viêc xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu (giao thông, thủy lợi, điện, đường, trường, trạm…) là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến nghèo đói và XĐGN. Muốn giảm bớt tình trạng đói nghèo, tiến tới giàu có, thịnh vượng phải chuyển nền kinh tế tự nhiên – thuần nông thành nền kinh tế hàng hoá, đa dạng hoá các thành phần kinh tế, các loại hình ngành nghề, mở rộng thị trường trong nước, phát triển thương mại quốc tế.

Sự cần thiết của công tác xoá đói giảm nghèo ở nước ta hiện nay Xét tình hình thực tế, khi nước ta bước vào thời kỳ đổi mới thì sự phân hoá giàu

Xoá đói giảm nghèo nhằm nâng cao trình độ dân trí, chăn sóc tốt sức khoẻ nhân dân, giúp họ có thể tự mình vươn lên trong cuộc sống, sớm hoà nhập vào cuộc sống cộng đồng, xây dựng được các mối quan hệ xã hội lành mạnh, giảm được khoảng trống ngăn cách giữa người giàu với người nghèo, ổn định tinh thần, có niềm tin vào bản thân, từ đó có lòng tin vào đường lối và chủ trương của Đảng và Nhà nước. Ngoài ra còn có thể nói rằng không giải quyết thành công các nhiệm vụ và yêu cầu xoá đói giảm nghèo thì sẽ không chủ động giải quyết được xu hướng gia tăng phân hoá giàu nghèo, có nguy cơ đẩy tới phân hoá giai cấp với hậu quả là sự bần cùng hoá và do vậy sẽ đe doạ tình hình ổn định chính trị và xã hội làm chệch hướng xã hội chủ nghĩa của sự phát triển kinh tế - xã hội.

Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo 1. Vai trò của tăng trưởng kinh tế với xoá đói giảm nghèo

Vai trò của xoá đói giảm nghèo với tăng trưởng kinh tế

Trên phương diện nào đó, xét về ngắn hạn, khi phân phối một phần đáng kể trong thu nhập xã hội cho chương trình xoá đói giảm nghèo thì nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế có thể sẽ bị ảnh hưởng, song xét một cách toàn diện về dài hạn thì kết quả của xoá đói giảm nghèo lại tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Sau hơn 20 năm đổi mới đất nước, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu trong tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội, trong nhiều năm liền chúng ta đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, kinh tế thị trường đã đem lại sự phát triển năng động trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và nhiều lĩnh vực khác của đời sống xã hội.

Kinh nghiệm của một số địa phương trong việc đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo

Kinh nghiệm của tỉnh Điện Biên

+ Chương trình xóa đói giảm nghèo đã được cụ thể hóa thành các chính sách, cơ chế, dự án, kế hoạch hàng năm nhằm tập trung phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất và đời sống, hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực… Người nghèo đã bước đầu có nhận thức đúng để tự vươn lên, biết tận dụng các cơ hội và sử dụng có hiệu quả sự hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng. + Hệ thống chính sách, cơ chế, giải pháp xóa đói giảm nghèo bước đầu được thực hiện và đi vào cuộc sống như tín dụng ưu đãi, hỗ trợ về y tế, giáo dục, hỗ trợ đồng bào dân tộc ít người đặc biệt khó khăn, hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, định canh định cư, hỗ trợ pháp lý… Nhờ đó người nghèo ở các xã nghèo có thêm cơ hội và năng lực để phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Kinh nghiệm của tỉnh Yên Bái

+ Các mục tiêu về xóa đói giảm nghèo cần phải có sư đồng bộ, mang tầm chiến lược, không chỉ tập trung vào việc nâng cao mức sống của người nghèo mà còn phải tạo cơ hội và hành lang pháp lý, nâng cao dân trí, ý thức pháp luật, giúp họ tham gia vào đời sống kinh tế - chính trị - xã hội. Yên Bái đã thực hiện đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi miền núi có qui mô lớn nhằm đáp ứng nhu cầu tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp như : Hệ thống thuỷ lợi Vân Hội – Mường Lò; Cụm công trình thuỷ lợi Bắc Văn Yên; Cụm công trình thuỷ lợi Đồng Khê – Thạch Lương..Vùng nguyên liệu được mở rộng tập trung phục vụ cho các ngành công nghiệp chế biến giấy, bột giấy, ván nhân tạo, tinh dầu quế, chè.

MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ XOÁ ĐểI GIẢM NGHẩO Ở HUYỆN MỘC CHÂU

Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ở huyện Mộc châu 1. Điều kiện tự nhiên

    Theo kết quả tổng điều tra dân số năm 2008, lao động có trình độ cao đẳng trở lên là: 2.038 người, trong đó: trên đại học 27 người; có trình độ phổ thông trung học là 19.623 người, hàng vạn lượt người lao động đã được chuyển giao kỹ thuật sản xuất; số lao động có tri thức của huyện ngày càng được phát triển đã và đang tiếp cận với điều kiện mới của nền kinh tế thị trường có nhiều đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Cùng với hệ thống đường bộ, những năm gần đây đã có thêm mạng lưới giao thông đường thuỷ ở vùng lòng hồ Sông Đà rất thuận tiện cho việc vận tải thuỷ, trong tương lai đây là tuyến vận tải đường thuỷ phục vụ xây dựng thuỷ điện Sơn La qua địa phận Mộc Châu, hiện nay khai thác vận tải thuỷ chủ yếu là các bến đò ngang và bè mảng, hiệu quả thấp, có 1 cảng sông là cảng Vạn Yên tiếp giáp với huyện Phù Yên đã xây dựng nhưng chưa có hệ thống kho tàng thiết bị bốc xếp hàng hoá.

    Thực trạng tăng trưởng kinh tế ở huyện Mộc Châu 1. Khái quát tình hình tăng trưởng kinh tế huyện Mộc Châu

      Sự chuyển biến tớch cực trong chăn nuụi thể hiện rừ qua việc đẩy mạnh ỏp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt là khâu giống; nhiều giống gia súc gia cầm được đưa vào các vùng trong huyện, bước đầu nâng cao chất lượng và sản lượng chăn nuôi như đàn bò sữa, bò lai Sind, bò thịt địa phương, đàn lợn hướng nạc, các giống gia cầm như gà tam hoàng, vịt siêu thịt, siêu trứng, ngan pháp… đang được nhân rộng. Mộc Châu là một huyện miền núi nhưng có quy mô mặt nước lớn để phát triển thuỷ sản (cả nuôi trồng và đánh bắt), có nhiều ưu thế để đưa thuỷ sản trở thành một ngành quan trọng trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp nếu như có được những giải pháp đồng bộ về vốn và kỹ thuật như cung cấp thức ăn chế biến, sản xuất con giống, phòng trừ dịch bệnh, các phương tiện nuôi thả cá đánh bắt… thì có thể phát triển và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhân dân vùng lòng hồ Sông Đà trong thời kỳ 2011- 2015 và những năm tiếp theo.

      Hình 2.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Mộc Châu giai đoạn 2001 – 2009
      Hình 2.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Mộc Châu giai đoạn 2001 – 2009

      Thực trạng đời sống và vấn đề nghèo đói ở huyện Mộc Châu 1. Thực trạng về đời sống

        Trong những năm qua huyện đã thực hiện tốt công tác thăm, khám, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, chất lượng khám, chữa bệnh ngày càng được nâng cao, công tác tiêm chủng mở rộng, bảo vệ bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hoá gia đình được quan tâm thực hiện thường xuyên và ổn định. Là một huyện miền núi nghèo, nội lực kinh tế còn yếu kém, lợi thế so sánh trong đầu tư và phát triển kém, song những năm qua, công tác xóa đói giảm nghèo của huyện Mộc Châu đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

        Hình 2.3: Tỷ lệ hộ nghèo huyện Mộc Châu giai đoạn 2001– 2010 (theo tiêu  chuẩn của bộ LĐTBXH)
        Hình 2.3: Tỷ lệ hộ nghèo huyện Mộc Châu giai đoạn 2001– 2010 (theo tiêu chuẩn của bộ LĐTBXH)

        Thực trạng công tác xoá đói giảm nghèo ở huyện Mộc Châu

          Qua các lớp tập huấn về khuyến nông, khuyến lâm, các chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được lồng ghép, tuyên truyền giúp người dõn hiểu rừ về sự quan tõm của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào dõn tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới; hiệu quả của dự án hỗ trợ sản xuất là rất thiết thực, nhờ nguồn vốn của Chương trình 135 mà đời sống của người dân từng bước được cải thiện; hệ thống cơ sở hạ tầng mở ra nhiều triển vọng cho đồng bào vươn lên xóa đói giảm nghèo. Thực hiện dự án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ xã, bản và cộng đồng đã tuyên tuyền các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc, xoá đói giảm nghèo đang được áp dụng cho các hộ nghèo được thụ hưởng chương trình 135, tập huấn chủ đầu tư quản lý dự án cho các xã; truyền đạt khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp như trồng trọt, thú y, bảo vệ thực vật.

          Tác động của tăng trưởng kinh tế đến xoá đói giảm nghèo ở huyện Mộc Châu

            Nguồn: Tính toán từ nguồn số liệu của Niên giám thống kê huyện Mộc Châu các năm 2003, 2005, 2007, 2009 và Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Mộc Châu đến năm 2010 và 2020 Từ bảng số liệu ta thấy, độ co giãn chưa ổn định theo thời gian nhưng là con số có ý nghĩa thể hiện tác động tích cực của tăng trưởng đến giảm nghèo: Độ co giãn âm liên tục qua các năm cho thấy cùng với sự gia tăng thu nhập bình quân đầu người là tỷ lệ nghèo đói giảm xuống liên tục. Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra mức sống của phòng thống kê huyện Mộc Châu qua các năm Qua bảng số liệu ta thấy, khi thu nhập bình quân đầu người của huyện tăng từ 6,1 triệu đồng/năm năm 2005 lên 8.2 triệu/năm năm 2007 thì thu nhập của 40% dân số nghèo nhất cũng tăng lên tương ứng là 1,1 triệu đồng lên 1.82 triệu đồng.

            Hình 2.4: Tương quan giữa tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người với tốc độ  giảm nghèo của huyện Mộc Châu
            Hình 2.4: Tương quan giữa tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người với tốc độ giảm nghèo của huyện Mộc Châu

            Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân 1. Thành tựu

              - Những thành tựu xóa đói giảm nghèo đã đạt được còn thiếu tính bền vững, nguy cơ tái nghèo còn lớn (năm 2009 có trên 500 hộ tái nghèo) Do điều kiện tự nhiên, khí hậu của một huyện miền núi có những đặc tính riêng, khá khắc nghiệt, thường xuyên xảy ra thiên tai, lũ lụt, sạt lở… nên đời sống và sản xuất của người dân có thể bị tổn thất lớn, nguy cơ tái nghèo cao. - Những diễn biến phức tạp của giá cả thị trường trong nước, dịch cúm H1N1 ở người, dịch bệnh lở mồm long móng, tụ huyết trùng ở gia súc,… đã xảy ra trong những năm qua; bên cạnh đó là mặt trái của cơ chế thị trường, khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tình hình thiên tai, dịch bệnh, giá cả hàng hoá nhất là giá xăng, dầu, vật liệu xây dựng và một số mặt hàng thiết yếu tăng cao đã ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của nhân dân và việc thực nhiệm nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội hàng năm của huyện.

              MỘC CHÂU

              Những cơ hội và thách thức đối với tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo ở huyện Mộc Châu

                Huyện Mộc Châu nằm ở vị trí tương đối thuận lợi, do địa hình phân cắt nên có mạng lưới sông suối lớn phân bố tương đối đồng đều; có thể xây dựng được các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện vừa và nhỏ trong việc trao đổi hành hoá và có khả năng sản xuất những mặt hàng tham gia vào thị trường trong nước và xuất khẩu như: Chè, tơ tằm, hoa quả, sữa, gỗ ván ép, thức ăn gia súc tổng hợp, khoáng sản: bột tan, than…. Xu thế hội nhập của nền kinh tế phát triển dẫn đến thách thức ngày càng gay gắt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện, đặc biệt là sự cạnh tranh của các sản phẩm sản xuất tại Mộc Châu trên thị trường.

                Mục tiêu tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo ở huyện Mộc Châu đến năm 2015

                  Cơ cấu nông nghiệp chuyển đổi mạnh theo hướng giảm dần tỷ lệ trồng trọt, tăng tỷ lệ chăn nuôi; áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất và thâm canh (giống có tiềm năng, năng suất cao, có giá trị kinh tế) để tạo ra khối lượng sản phẩm lớn và hàng hoá có chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu thị trường. + Phát triển kinh tế du lịch, hệ thống nhà hàng, khách sạn, các khu trung cư, các khu thương mại, các khu vui chơi giải trí..xây dựng Mộc Châu thành vùng kinh tế động lực phát triển toàn diện về nông - công nghiệp chế biến - dịch vụ - du lịch của tỉnh gắn chế biến nông sản hàng hoá thực sự có giá trị kinh tế cao như chè, bò thịt, bò sữa, hoa quả ôn đới, tơ tằm, rau hoa cao cấp; với thu nhập bình quân/người đạt 12 triệu năm 2011 và đạt 19,5 triệu vào năm 2015.

                  Giải pháp đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo ở huyện Mộc Châu

                    Từ những nguyên tắc và căn cứ vào khả năng và điều kiện của huyện Mộc Châu ta có thể lựa chọn cơ cấu ngành nông – lâm nghiệp theo hướng sau: Mục tiêu trước mắt và lâu dài là cần tập trung vào sản xuất lâm nghiệp, từng bước nâng cao dần tỷ trọng phủ xanh đất trống đồi trọc. Phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả cần tập trung ở tất cả các xã với các cây chủ lực như: cà phê, chè, mận hậu, xu xu… Đối với ngành TTCN thì cần tập trung sản xuất công cụ cải tiến, vật liệu xây dựng như: gạch, vôi, đá xây dựng và các ngành nghề truyền thống như: dệt thổ cẩm, làm chăn, đệm; nghề rèn, đúc.