MỤC LỤC
Trong “ Quy chế đầu tư và xây dựng” thao Nghị định 52/1999/ NĐ – CP ngày 8 tháng 7 năm 1999: “Dự án là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cở sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ theo thời gian xác định( chỉ bao gồm hoạt động đầu tư trực tiếp). - Đối với nhà tài trợ (các NHTM): DAĐT là căn cứ quan trọng để các tổ chức này xem xét tính khả thi của dự án, từ đó sẽ đưa ra quyết định có nên tài trợ cho dự án hay không, và nếu có tài trợ thì nên tài trợ ở mức độ nào để có thể hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất cho nhà tài trợ.
Vì thế, đánh giá một cách chắc chắn hơn tính hợp lý, tính hiệu quả, tính khả thi của dự án cũng như quyết định đầu tư thực hiện dự án thì cần phải có một quá trình xem xét, kiểm tra đánh giá lại toàn bộ dự án một cách độc lập so với quá trình soạn thảo dự án. Vì thế khi thẩm định dự án các mặt về kỹ thuật, hiệu quả kinh tế xã hội…có được xem xét đến nhưng điểm trọng tâm trong quá trình thẩm định ở NH là thẩm định tài chính dự án.
Trên cơ sở này, các ngân hàng mới đưa ra quyết định có tài trợ cho dự án hay không, nếu có thì nên tài trợ ở mức độ nào về giá trị khoản vay, thời hạn vay, dự kiến tiến độ giải ngân, lãi suất cho vay cách thức thu nợ, các biện pháp đảm bảo tiền vay…. • TĐ TCDA giúp các NH lường trước được các rủi ro có thể xảy ra như: sự biến động của thị trường đầu vào, sản phẩm đầu ra, các yếu tố về công nghệ; các yếu tố về chính sách, môi trường pháp lý… gây ảnh hưởng đến quá trình triển khai thực hiện dự án.
Trong quá trình thẩm định tổng vốn đầu tư của dự án, công việc của cán bộ thẩm định tại ngân hàng là phải xem xét, đánh giá tổng vốn đầu tư của dự án đã được tính toán hợp lý hay chưa, tổng vốn đầu tư đã tính đủ các khoản cần thiết chưa, cần xem xét đến các yếu tố làm tăng chi phí như trượt giá, phát sinh thêm khối lượng, dự phòng việc thay đổi tỷ giá ngoại tệ nếu dự án có sử dụng ngoại tệ…. Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn trong từng giai đoạn thực hiện dự án để tham gia trong từng giai đoạn có hợp lý hay không, thông thường vốn tự có phải tham gia đầu tư trước.Việc xác định tiến độ thực hiện, nhu cầu vốn sẽ làm cơ sở cho việc dự kiến tiến độ giải ngân, tính toán lãi vay trong thời gian thi công và xác định thời gian vay trả.
Cơ sở của phương pháp này là lựa chọn các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ tiêu tài chính như : NPV, IRR,PP…sau đó dự báo một số tình huống bất trắc có thể xảy ra trong tương lai khi các yếu tố này thay đổi như: chi phí đầu tư tăng, giá thành sản phẩm giảm … sau đó ta khảo sát tác động của những yếu tố đó đến hiệu quả đầu tư, hiệu quả của các chỉ tiêu tài chính và khả năng trả nợ của dự án. Mỗi dự án đầu tư đều có đặc điểm là thời gian hoạt động dài nên không thể tránh khỏi các rủi ro luôn thường trực, đứng ở góc độ ngân hàng luôn phải quan tâm đến vấn đề rủi ro, đánh giá, ước lượng được mức độ rủi ro từ đó đề xuất các biện pháp thích hợp đề giảm thiểu hoặc phân tán các rủi ro có thể xảy ra của dự án, có như vậy mới đảm bảo độ an toàn của các khoản vay.
Điều này được thể hiện ở các chỉ tiêu như: tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay nợ quá hạn; tỷ lệ dự án đạt hiệu quả trong tổng số dự án đã qua thẩm định; tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khó đòi trong cơ cấu cho vay trung - dài hạn; thu nhập từ cho vay theo dự án… các chỉ số này càng cao sẽ phản ánh được chất lượng công tác thẩm định tại ngân hàng. Tại các NHTM, công tác thẩm định tài chính dự án luôn được thực hiện theo một quy trình và phương pháp cụ thể, thống nhất.Quy trình thẩm định tài chính DAĐT của ngân hàng là toàn bộ quá trình được bắt đầu từ khi chủ đầu tư tới ngân hàng nộp các tài liệu về hồ sơ vay vốn cho đến khi ngân hàng ra quyết định cuối cùng về việc có tài trợ cho dự án hay không.
Môi trường kinh tế phát triển ổn định, các chính sách vĩ mô đồng bộ, hiệu quả, hệ thống thông tin kinh tế đầy đủ, chính xác sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thẩm định đạt kết quả cao. Trái lại, nếu cơ chế kinh tế thiếu đồng bộ cùng với sự bất ổn của điều kiện kinh tế vĩ mô sẽ gây cản trở cho việc cung cấp thông tin chính xác, phản ánh sai lệch mối quan hệ cung - cầu, diễn biến thị trường về giá cả, xu hướng của nền kinh tế.Từ đó sẽ gây không ít khó khăn cho công tác thẩm định dự án tại các ngân hàng. Như vậy qua những phân tích ta thấy rằng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư có đạt chất lượng hay không không chỉ phụ thuộc vào bản thân ngân hàng mà còn phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố khác.
Do đó, để nâng cao chất lượng thẩm định dự án, ngân hàng cần nghiên cứu kỹ lưỡng mức độ tác động của từng yếu tố cũng như mối quan hệ tổng thể giữa chúng. Hiện nay tại Việt Nam chưa có một biểu mức giá hay thông số chuẩn về các định mức trong việc đóng tàu để các cán bộ thẩm định lấy chuẩn tham khảo. Vd với một con tàu thì phần máy là phần quan trọng và đắt tiền nhất cùng một mức trọng tải là 9000 tấn với loại máy A thì tổng mức vốn đầu tư là 100 tỷ nhưng với máy B thì số tiền lại lên tới 150 tỷ.
Với nhóm rủi ro bất khả kháng mà các con tàu hay gặp phải như bão trên biển tàu bị chìm, đắm hoặc hư hỏng khó mà lường trước được thêm nữa rủi ro lại xảy ra trên biển nên rất khó khăn cho việc cứu hộ, thiệt hại cũng thường lớn.
- Nhân công được lấy theo định mức của ngành hoặc định mức của doanh nghiệp, định mức này phải được thẩm định bởi cơ quan đơn vị thẩm đinh độc lập. • Máy chính: Trong con tàu thì phần chi phí đắt nhất và khó thẩm định nhất chính là máy tàu, có nhiều loại máy tàu khác nhau do nhiều quốc gia sản xuất, rất khó thống nhất về giá cả. • Cấp tàu: Tàu thuộc loại hạn chế gì tàu khai thác tuyến quốc tế hay nội bộ: Tàu không hạn chế ( thường là tàu chạy tuyến quốc tế) thì thiết kế vững chắc hơn có thể chịu được những sóng gió lớn trên biển, vì thế tổng mức đầu tư cũng cao hơn.
Các thông số quan trọng cần thẩm định là: Hệ số tận dụng tải trọng, thời gian tàu hoạt động trong năm… Các con tàu thường chỉ chạy trên những tuyến đường cố định nên các thông số về tuyến khai thác đặc trưng của con tàu là không khó khăn để tìm kiếm. Giá nhân công trong ngành đóng tàu Việt Nam chưa ổn định, do nguồn nhân lực cho ngành này hiện mới đáp ứng được 50% nhân lực chất lượng chưa cao và không đồng đều nên thẩm định giá nhân công chưa có mẫu so sánh chuẩn cho các cán bộ thẩm định. Ngoài những đặc điểm trên các cán bộ thẩm định đặc biệt lưu ý rằng đóng tàu là một ngành công nghiệp lâu đời, sử dụng nhiều lao động và tài nguyên.
Khi bước vào thời kỳ suy thoái, công nghiệp đóng tàu thế giới thường gặp phải vấn đề thừa công xuất, cạnh tranh quá mức và vì thế tỉ suất lợi nhuận rất thấp.
Việc thẩm định cho vay đóng tàu trong thời gian tới cần phải được xem xét và cân nhắc một cách kỹ lưỡng.