Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ xấu tại SGD NHNo&PTNT Việt Nam và những kiến nghị trong hoạt động quản lý nợ xấu

MỤC LỤC

Tổ chức tín dụng phải chuyển khoản nợ vào nhóm có rủi ro cao hơn trong các trường hợp sau

Nguyên nhân phát sinh nợ xấu

Chẳng hạn, khi lãi suất cơ bản tăng, lãi suất huy động và lãi suất cho vay ra của Ngân hàng cũng tăng dẫn đến tình trạng nguồn cung vốn dồi dào nhưng nguồn vốn cho vay ra có thể bị hạn chế do các doanh nghiệp khó tiếp cận được với nguồn vốn có lãi suất cao, đồng thời cũng là nguyên nhân khiến cho doanh nghiệp khó khăn trong việc trả nợ và nợ xấu gia tăng là điều khó tránh khỏi. Như vậy, khi các chính sách vĩ mô có những thay đổi bất thường, không đồng bộ sẽ tạo ra một môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh bất ổn, không thể dự đoán được thì Ngân hàng cũng như người đi vay sẽ gặp những rủi ro tất yếu và có thể dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán. Tự do hóa tài chính, hội nhập quốc tế là điều kiện để các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài có điều kiện gia nhập và hưởng những ưu đãi như nhà đầu tư trong nước, đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ gia tăng sự cạnh tranh gay gắt đối với các doanh nghiệp trong nước, khiến các doanh nghiệp – những khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường.

Bên cạnh đó, nợ xấu không chỉ gây ra từ phía doanh nghiệp, trong điều kiện tự do hóa tài chính và hội nhập toàn cầu, việc ngày càng nhiều ngân hàng nước ngoài được thành lập ở Việt Nam cũng khiến cho các ngân hàng trong nước đối mặt với những đối thủ cạnh tranh lớn, và các ngân hàng trong nước với hệ thống quản lý yếu kém, thiếu chặt chẽ sẽ phải đối mặt với rủi ro nợ quá hạn tăng cao bởi hầu hết các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị các ngân hàng nước ngoài thu hút hết. Với sự can thiệp diễn ra trước khi ra quyết định cho vay hay còn gọi là các khoản vay chính sách, cho tới một vài năm gần đây các ngân hàng vẫn có nghĩa vụ phải thực hiện cho vay theo các chương trình phát triển của chính phủ hoặc vì lý do chính trị. Có thời điểm lãi suất huy động gần bằng lãi suất cho vay ra, lãi suất quá cao đã cản trở phần lớn các doanh nghiệp tiếp cận được với nguồn vốn ngân hàng, ngược lại những doanh nghiệp có thể tiếp cận thì lại có vấn đề tài chính đáng lo ngại, và như vậy, vấn đề nợ xấu gia tăng là điều dễ hiểu.

Dấu hiệu nhận biết một khoản nợ xấu

Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà còn tác động xấu tới hoạt động cung ứng tín dụng của các ngân hàng thương mại cũng như khiến các ngân hàng đứng trước nguy cơ nợ xấu gia tăng. Thứ ba, tình trạng nợ xấu bất động sản gia tăng: Thị trường bất động sản bắt đầu có những dấu hiệu chững lại vào hồi cuối năm 2007 và mới có dấu hiệu ấm dần lên vào những tháng đầu năm 2009 này. Khi mà thị trường bất động sản trở nên kém thanh khoản, thêm vào đó là những khó khăn trong việc giải chấp tài sản thì vấn đề nợ quá hạn, nợ xấu của ngân hàng dần trở nên bức thiết hơn.

• Hoạt động kinh doanh của khách hàng thua lỗ trong một hoặc nhiều năm liên tục, đặc biệt thể hiện qua các chỉ số tài chính như ROA, ROE, EBIT, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế…. • Do có sự cạnh tranh giữa các ngân hàng: một số cán bộ tín dụng để có thể đạt chỉ tiêu doanh số được giao hoặc nhằm giữ khách hàng, không để họ chạy sang ngân hàng khác, có thể chấp nhận cấp tín dụng cho khách hàng mà không quan tâm tới khả năng hoàn trả nợ vay của họ. Ngược lại, một số cán bộ tín dụng lại chia nhỏ danh mục cho vay ra quá nhiều mà không hoàn toàn am hiểu kỹ càng về lĩnh vực đó, không hiểu được tính chất quy luật của từng ngành, cũng là nguyên nhân gây ra nợ xấu đối với ngân hàng.

Tác động của nợ xấu đối với hoạt động của ngân hàng và nền kinh tế

• Nợ xấu ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tài chính của ngân hàng: Nợ xấu gia tăng ảnh hưởng xấu tới khả năng thanh khoản và kế hoạch kinh doanh của ngân hàng. Các khoản nợ không được thanh toán đúng thời hạn gây mất cân bằng về vốn đối với ngân hàng, làm chậm quá trình chu chuyển vốn của ngân hàng. • Cản trở quá trình hội nhập và phát triển của ngân hàng: nợ xấu cao là nhân tố cản trở ngân hàng tiếp cận được với các tiêu chuẩn quốc tế, là nhân tố bất lợi trong cạnh tranh và mất cơ hội khi tham gia hội nhập quốc tế.

• Riêng đối với nền kinh tế: Ngân hàng là chủ thể trung gian luân chuyển vốn theo chu trình : khách hàng – ngân hàng – khách hàng. Đứng trên khía cạnh nợ xấu xảy ra do nguyên nhân chủ quan từ ngân hàng, khi đó khả năng khai thác, đáp ứng vốn và cung ứng dịch vụ của ngân hàng đều giảm và có ảnh hưởng tới nền kinh tế. Một khách hàng khi không đủ khả năng trả nợ, hoặc khoản nợ bị quá hạn là dấu hiệu của việc hoạt động kinh doanh kém hiệu quả của khách hàng, làm cho lượng vốn vay bị ứ đọng dẫn đến làm chậm quá trình chu chuyển vốn, điều này tác động đến toàn bộ nền kinh tế, ảnh hưởng tới khả năng tăng trưởng của quốc gia.

Hoạt động quản lý nợ xấu tại các Ngân hàng thương mại

    Là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, chính sách quản lý, kinh doanh tín dụng nhằm đạt được các mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững, trong đó tăng cường các biện pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế phát sinh nợ xấu, đồng thời với việc xử lý các khoản nợ xấu đã phát sinh, từ đó làm tăng doanh thu, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Mức bù rủi ro cho mỗi khách hàng được xác định khác nhau, tùy vào uy tín của khách hàng đối với ngân hàng, vào hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng hay tính khả thi của dự án đưa ra….Tuy nhiên, việc tính toán mức bù rủi ro đối với mỗi khách hàng không phải lúc nào cũng hoàn toàn chính xác,. Chỉ một sai sót nhỏ trong mỗi khâu, ví dụ như trong khâu thẩm định, hay lập hồ sơ sẽ có thể đưa ra những quyết định sai lầm dẫn đến rủi ro lớn đối với ngân hàng Chính vì vậy, việc xây dựng và thực hiện đúng quy trình cho vay sẽ giúp ngân hàng hạn chế được những rủi ro đồng thời sẽ dễ dàng kiểm soát được nếu có rủi ro xảy ra, bởi các khâu được thực hiện một cách nghiêm chỉnh theo đúng quy trình, khi đó việc phát hiện và xử lý các sai phạm, xử lý nợ xấu phát sinh sẽ đơn giản hơn.

    Việc thực hiện kiểm soát nội bộ giúp sớm phát hiện và ngăn ngừa các sai sót trong quá trình thực hiện quy trình nghiệp vụ tín dụng, phát hiện và xử lý các trường hợp rủi ro đạo đức do cán bộ tín dụng gây ra, chẳng hạn việc cán bộ tín dụng và khách hàng thông đồng với nhau để thực hiện những hành vi trái quy định…. Khi ngân hàng đã sử dụng các biện pháp để hối thúc khách hàng trả nợ nhưng vẫn không thu hồi được nợ ngân hàng sẽ tiến hành kiện khách hàng ra tòa, ngân hàng sẽ nhờ pháp luật can thiệp nhằm buộc khách hàng trả nợ, trường hợp khách hàng không trả được nợ có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Biện pháp này đã được nhiều quốc gia áp dụng trong xử lý nợ xấu như Thái Lan, Trung Quốc… và hiện nay tại Việt Nam cũng đã có 2 công ty quản lý nợ thuộc ngân hàng Sacombank và Techcombank, đồng thời cũng có quyết định 59 -2006 của ngân hàng nhà nước ban hành ngày 21/12/2006 quy định về việc mua bán nợ giữa các tổ chức tín dụng.

    Ví dụ như khi nhà quản lý đã có quan hệ lợi ích với khách hàng, mặc dù khách hàng đã được thẩm định là không đủ điều kiện nhưng vì một lý do nào đó nhà quản lý hướng dẫn khách hàng hợp thức hóa hồ sơ vay vốn hoặc trong một số trường hợp còn yêu cầu cán bộ tín dụng phải thực hiện theo ý kiến chỉ đạo. Bên cạnh đó sự ra đời ngày càng nhiều các ngân hàng thương mại khiến môi trường cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn, việc các ngân hàng tìm mọi biện pháp mở rộng chiếm lĩnh thị phần bằng cách đơn giản hóa các thủ tục cho vay ( ví dụ như cho vay tín chấp), hạ thấp tiêu chuẩn đánh giá khách hàng cũng là nguyên nhân làm cho nợ xấu của ngân hàng gia tăng.