MỤC LỤC
Điều này tùy thuộc vào quyết định của công ty, tuy nhiên, một kinh nghiệm thực tế của cỏc doanh nghiệp là luụn luụn theo dừi cỏc chỉ tiờu phản ỏnh kết quả nhằm đánh giá một cách chính xác diễn biến của nó, từ đó đưa ra những chấn chỉnh kịp thời, để mạng lưới phân phối hoạt động một cách “trơn tru”. Mâu thuẫn này có thể xuất phát từ nhiều yếu tố như: Sự thiếu công bằng giữa việc đưa ra chính sách áp dụng cho đại lý, chậm triển khai các chương trình, kế hoạch, mâu thuẫn trong khâu thanh toán, thông tin, khâu giao hàng cho đại lý… Tuy nhiên, nếu mâu thuẫn xảy ra thường xuyên, nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động tiêu thụ, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của mạng lưới phân phối, và có thể ảnh hưởng đến uy tín, vị trí của công ty trong lòng khách hàng.
Các nhân tố khách quan ảnh hưởng tới phát triển mạng lưới phân phối sản phẩm ổn áp bao gồm: Nhân tố thuộc môi trường vĩ mô như: Môi trường kinh tế - xã hội, môi trường chính trị - luật pháp, sự phát triển công nghệ, sự phát triển của ngành kinh doanh, đối thủ cạnh tranh, khách hàng…. Các chiến lược liên quan đến phân phối, tiêu thụ sản phẩm của đối thủ cạnh tranh khiến cho mạng lưới bán hàng của doanh nghiệp có diễn biến đổi khác thường, có thể thu hep, có thể mở rộng, có thể thuận lợi, nhưng hầu hết là gây khó khăn, gây nhiễu cho sự vận hành mạng lưới phân phối.
Qua nhiều năm hoạt động, Công ty đã nỗ lực không ngừng trong việc duy trì và cải thiện chất lượng sản phẩm và từ năm 2007 Công ty đã áp dụng thực hiện quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000 cho tất cả các sản phẩm mà Công ty sản xuất. Đến nay, Công ty Cổ phần Tiêu chuẩn Việt đã xây dựng hoàn chỉnh một hệ thống tổ chức sản xuất – kinh doanh đồng bộ từ các phòng ban chuyên môn như: Kế hoạch – vật tư, tài chính – kế toán, kinh doanh, dự án, kỹ thuật – công nghệ, bảo hành – dịch vụ kỹ thuật và các xưởng sản xuất với trang thiết bị hiện đại đồng bộ năng suất cao, có khả năng thực hiện các hợp đồng tương đối lớn trong thời gian ngắn. • Đối thủ cạnh tranh trực tiếp và mạnh nhất là: Công ty TNHH Nhật Linh (LIOA) với sản phẩm chủ yếu là ổn áp, biến áp, thiết bị điện, ổ cắm kéo dài, Audio Studio, phích cắm, dây và cáp điện… Như vậy, hầu hết các sản phẩm của LIOA và STANDA đều có nét tương đồng lớn, chính vì thế việc chiếm lĩnh thị trường trở nên khó khăn, và càng khó khăn hơn khi LIOA là thương hiệu ra đời trước, đã tìm được chỗ đứng trên thị trường toàn Việt Nam.
• Các đối thủ cạnh tranh khác của Công ty Cổ phẩn Tiêu Chuẩn Việt có thể kể đến là Công ty TNHH ROBOT; Công ty Cổ phần Nghiên cứu và Chế tạo Công nghiệp (RIM.,JSC) với nhãn hiệu nổi bật nhất là Ruler, Công ty TNHH SX-TM và DV Kĩ thuật Đông Nam Á; Công ty TNHH Shunshin (SHUNSHIN); Công ty TNHH Cơ điện – Điện tử Hán Sinh (HANSHIN);. Các chi phí như chí phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và các chi phí khác cũng tăng về mặt tuyệt đối nhưng xét về mặt tương đối thì tỷ lệ tăng không lớn hơn tăng doanh thu từ các hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và từ các hoạt động khác nên Lợi nhuận mà Công ty thu được ngày một tăng.
Thứ hai là đặc điểm về sản phẩm: Sản phẩm ổn áp của Công ty là sản phẩm lâu bền, khối lượng và trọng lượng khá lớn, khó khăn trong khâu vận chuyển, bốc dỡ, giá trị trên 1 đơn vị sản phẩm khá cao, mức độ tiêu chuẩn hóa cao… Chính vì thế một kênh phân phối ngắn (kênh phân phối trực tiếp, kênh 1 cấp, kênh 2 cấp) là thực sự phù hợp với đặc điểm của sản phẩm. Đặc điểm của các trung gian phân phối như khả năng sẵn sàng (về vốn, cơ sở hoạt động …), đặc điểm về chi phí phân phối, và dịch vụ cung cấp cho khách hàng cũng có ảnh hưởng tới các quyết định nhằm phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm ổn áp của Công ty. Các tiêu chí lựa chọn đại lý của Công ty Cổ phẩn Tiêu Chuẩn Việt Để trở thành đại lý của Công ty Cổ phẩn Tiêu Chuẩn Việt, cần phải đảm bảo các yêu cầu như: Có điều kiện tín dụng và khả năng tài chính, có mặt bằng kinh doanh, kinh nghiệm, sức mạnh bán hàng và tinh thần hợp tác.
Ở khu vực thị trường mới, ít tiềm năng, thị phần nằm hầu hết trong tay đối thủ cạnh tranh như các tỉnh Quảng Nam, Quảng Bình, Đà Nẵng, Hà Tĩnh, và các tỉnh như Lào Cai, Sơn La, Điện Biên thì Công ty sử dụng dạng kênh phân phối gián tiếp 2 cấp. Như vậy qua bảng số liệu trên, chúng ta có thể thấy, Công ty đã thực hiện rất nhiều hợp đồng có giá trị lớn cho các khách hàng trên nhiều khu vực thị trường, trong đó chủ yếu là khu vực thị trường Hà Nội và khu vực thị trường Hà Tây (cũ).
Thứ nhất, việc bố trí đại lý ngày càng hợp lý, nhưng vẫn tồn tại những khu vực thị trường có tiềm năng lớn mà lại để ít đại lý “bao” thị trường đó ví như trên khu vực thị trường Hải Dương, còn có thị trường, sức tăng lượng tiêu thụ không cao, nhu cầu không lớn thì lại bố trí nhiều đại lý dẫn đến việc mâu thuẫn trong phân chia thị trường như ở địa bàn Hà Nội hiện nay. Thứ ba, việc lựa chọn kênh phân phối và đại lý phân phối cho Công ty căn cứ chủ yếu từ kênh phân phối của đối thủ Lioa, các đại lý mà Công ty ký kết đều đang làm đại lý cho LIOA (có tới 80% là đang bán sản phẩm của LIOA và các đối thủ cạnh tranh khác), chính vì thế các cơ chế, chính sách về chiết khấu, khuyến mại,… của Công ty bị ảnh hưởng rất nhiều từ chính sách. Hạn chế tiếp theo vẫn xuất phát từ việc lựa chọn đại lý, kết hợp với sự hoạt động chưa tốt của nhân viên kinh doanh khiến cho kết quả và hiệu quả hoạt động của các thành viên trong mạng lưới không đồng đều, nhiều đại lý chưa thực sự làm tốt công tác tiêu thụ sản phẩm của mình.
Thứ tư, kiểm soát dòng thông tin, dòng vận động của hàng hóa và tiền tệ: Mạng lưới phân phối sản phẩm ổn áp STANDA của Công ty Cổ phẩn Tiêu Chuẩn Việt vẫn chưa thực sự hoạt động trơn tru khi mà các thành viên trong kênh vẫn chưa có sự liên kết chặt chẽ, đảm bảo hài hòa lợi ích. Thứ năm, chính sách khuyến khích và hiệu quả mang lại: Như đã nói ở trên, chính sách khuyến khích các thành viên trong mạng lưới phân phối của Công ty còn phụ thuộc nhiều vào đối thủ cạnh tranh, hơn thế nữa, trong nhiều trường hợp, nó chưa thực sự tạo nên sự công bằng cho các đại lý, đặc biệt là các đại lý có quy mô nhỏ.
Họ hành động theo lợi ích cá nhân nên họ có thể gây khó khăn cho công ty như: chậm giao hàng, ngừng việc bán hàng cho Công ty, đưa hàng không đúng với yêu cầu về: thời gian, chất lượng, số lượng, sự đồng bộ…, ép giá… Những bất lợi này có thể khiến doanh nghiệp không có đủ nguyên vật liệu để sản xuất, công nhân. Nhận định tình hình, phân tích khó khăn, thuận lợi và dự báo thị trường trong tương lai, Công ty đã đưa ra các mục tiêu cụ thể như: “đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo duy trì ổn định, liên tục sản xuất kinh doanh, tạo nguồn tích luỹ cho đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng, tăng năng suất lao động, hạ giá thành”. Năng lực cạnh tranh bao gồm rất nhiều các yếu tố khác nhau như là giá bán, sự nổi tiếng của nhãn hiệu, dịch vụ chăm sóc khách hàng, chất lượng sản phẩm, phương thức thanh toán… Khả năng cạnh tranh là một nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp.
Chủ động đưa ra và triển khai các chương trình một cách đồng bộ, có kèm theo sự kiểm tra, giám sát và điều chỉnh kịp thời nhằm đẩy nhanh lượng tiêu thụ, lôi kéo đại lý vào vòng cuốn bán hàng, khuyến mại nhất là trong thời điểm đầu mùa hè khi mà lượng tiêu thụ sản phẩm ổn áp tăng mạnh. Chính vì thế Công ty cần triển khai các nhân viên kinh doanh tích cực xuống thị trường, có thể tuyển thêm nhân viên nằm vùng tại các đại lý, xây dựng và hoàn thiện website công ty, hệ thống máy vi tính, phần mềm phân tích, phương tiện đi lại, hệ thống thông tin liên lạc như điện thoại, fax… kết hợp với việc tổ chức hội nghị khách hàng, các cuộc gặp gỡ giao lưu giữa các đại lý và công ty….