MỤC LỤC
Sự sống sót sau nạn lụt của một (hoặc hai) cặp trai gái là anh (chị) em ruột hoặc sự xuất hiện của một cặp bà tổ – ông tổ (mò pàng) dù không có lụt đã cho ta hình dung về một thứ hôn nhân đồng huyết – một dạng hôn nhân chắc là phổ biến trong đời sống nguyên thủy xa xưa của tất cả các tộc người buổi hồng hoang như một quy luật và đã được phản ánh trong huyền thoại tộc người. Hôn nhân này là được phép nhằm sứ mạng cứu vãn giống nòi nhưng để tránh sự dị nghị khi kể cho con cháu đã bị cấm bởi luật tục thì người đời sau phần nhiều tìm cách giải thích tội tổ tông bằng chi tiết lửa khói văng vào nhau, quyện vào nhau… trong khi người Việt giải thích bi kịch nàng Vọng Phu là do sự nhaàm laãn.
Chau Chil, Chau Lach, Chau K Yong, Chau Ma… Dù các công trình dân tộc học viết về các nhóm K’Ho-Chil, K’Ho-Lạch…trong tộc người K’Ho chung nhưng cơ bản người bản địa vẫn tự nhận là Chau Lạch hay Chau Chil mà không nối thêm từ K’Ho vào trước. Trong huyền thoại Chặt cây thần (KC.11) có nói đến việc chia cây, mỗi người lấy một thứ rồi thành ra các tộc người: người Chil và Lạch lấy gốc, người K Đu lấy thân, người Yong (K’Dòn?) và người Mạ lấy cành, lấy lá, mỗi người đi một nơi sống đến ngày nay.
Do nhu cầu cần phải so sánh những motif ấy trong nhiều loại truyện khác nhau nên tác giả tạm phân loại và xác định tên motif: thần báo mộng, sự biến hóa, ăn uống-sinh con, dây bầu thiêng, bầu lúa thiêng (trong tương quan bầu mẹ, bầu con, bầu thuyền…), motif về trời (vừa là motif hành động vừa gợi đến một không gian thiêng)… Nếu tính cả motif hôn nhân thần kỳ thì có 185 lượt motif liên quan đến cái thần kỳ trong truyện về nhân vật mồ côi. Dân gian không mơ những cái viễn vông, xa xỉ mà chỉ mơ những cái cốt yếu cho cuộc sống con người như ẩm thực, trang phục, nhà cửa, dụng cụ sản xuất, binh khí… Giấc mơ trong văn chương liên quan đến khát vọng đời thường, giấc mơ và sự sáng tạo văn chương xuất phát từ hiện thực cuộc sống của cư dân, từ cái đói, cái rét, cái gian khổ có thật.
Khi chàng hết bệnh trở thành chàng trai đẹp thì mẹ vợ lại bộc lộ ý xấu, giả vờ kêu đau bắt chàng rể bóp bụng…, người con gái bực mình về trời, hoặc hai vợ chồng về trời, để lại hai con mồ côi cho bà nuôi… Với những trường hợp này, cha vốn là nhân vật mang lốt, nhưng tình huống cha mẹ bỏ về trời khiến con trở thành nhân vật mồ côi. Cái quan trọng hơn, nhân vật mồ côi cơ bản không có phép thần, trong cuộc sống phải nhờ yếu tố thần kỳ giúp đỡ với sự phổ biến của thần báo mộng (83 lượt), đền vật thiêng (15), bầu lúa thần (7), người sống lại (10), biến hóa (9), hôn nhân thần kỳ (30) Trái lại, nhân vật mang lốt có sẵn phép thần, đủ khả năng biến hóa, trừng phạt, biết dùng phép thuật và sức mạnh để giành hạnh phúc cho mình, cho mồ côi, cho cộng đồng.
Với một số dị bản của truyện Tàr thì cha mang lốt, nhưng con là mồ côi vì cha mẹ bỏ về trời…Sự xuất hiện của nhân vật mồ côi trong truyện cổ tích về nhân vật mang lốt và ngược lại cho thấy ranh giới tương đối của hai loại nhân vật và hai nhóm truyện cổ tích. Lốt mà nhân vật phải mang trong một đoạn đời là cách để thử thách sự nhìn nhận của con người, khơi dậy nơi con người lòng trân trọng, cảm thông sâu sắc và quan tâm giúp đỡ những con người không may khiếm khuyết về thể chất do bẩm sinh hoặc do bệnh tật. Về phương diện tín ngưỡng và sự chi phối của nó đối với văn học, cổ tích về nhân vật malai gần với huyền thoại nhưng xét kỹ mối quan hệ với thực tại, tính chất đời thường và đặc biệt là cấu tạo cốt truyện, nhân vật và quan hệ nhân vật phức tạp hơn huyền thoại rất nhiều nên tôi xếp vào cổ tích chứ không xếp vào huyền thoại – một thể loại được coi là xuất hiện sớm nhất và đơn giản nhất – một thứ nghệ thuật không tự giác, hướng về tự nhiên hoặc con người ở khía cạnh sinh học, giống loài.
Dù người viết có nghe thấy những ví dụ về thực trạng xử malai trong thời hiện tại thì đó cũng chỉ là dấu vết để hình dung về chính tệ nạn ấy trong quá khứ muôn lần mạnh hơn và để khẳng định mối quan hệ giữa ba thành tố văn hóa là tín ngưỡng - tập tục - văn học. Dù thống nhất phần nào với hiện tại, truyện kể về malai là sản phẩm của quá khứ, là cổ tích với những vấn đề thể loại như nhân vật và hành động, cốt truyện, thời gian và không gian, yếu tố thần kỳ, tha thứ hay trừng phạt…Đó là văn chương, là tự sự dân gian, có liên hệ quá khứ -hiện tại nhưng không phải là truyện kim mà đã là truyện cổ - cổ tích về nhân vật malai. Nạn nhân đốt lửa lên thì quan tài biến mất, ma hiện hình người; cố kéo dài thời gian tìm cách trốn chạy, đòi đi múc nước, ma giành đi múc nước, đưa cho nó cái bầu thủng đáy (motif bầu thủng xuất hiện 5 lần); đổ hạt cải xuống sàn, ma nhặt giùm; nhân vật chạy trốn sau khi đã dặn các vật nói dối hoặc lên tiếng trả lời thay mình khi ma gọi.
Điểm lại các sự việc mà nhân vật đã làm thì hầu hết là việc làm của con người: ở nhà sàn, chặt lá mây lợp nhà, chặt đọt mây làm thức ăn, tát cá, câu cá, làm bẫy heo, khiêng heo, làm thịt heo, đan gùi, chia thịt, đổi gùi, đổi áo, đổi trứng, đổi lúa, dự tiệc, nấu canh, ăn cơm, cuốc cỏ, tìm mật ong… Các hoạt động “sản xuất” mà nhân vật động vật đã làm thực ra là hoạt động kinh tế “chiếm đoạt” hoặc kinh tế nương rẫy của con người, của người dân bản địa Tây Nguyên. Khi đề cập tới quan hệ giữa các nhân vật động vật lại có cả quan hệ hôn nhân, gia đình, dòng họ, tục đền mạng, tiệc cúng yàng…thuộc lĩnh vực phong tục tộc người, của con người; có các quan hệ bạn bè thất thường giữa Rùa và Khỉ, quan hệ vợ chồng, cha con của gia đình Khỉ, vợ chồng Cọp… Nếu xét theo quy luật tự nhiên, từ góc độ tập tớnh loài vật thỡ Rựa và Khỉ sao dỏm vào nhà ụng Cọp, lại cũn khõu miệng bà Cọpù?. Đặt giả thiết: nếu ta thay tên nhân vật của cả ba nhóm (vật và vật, vật và người, người và người ) bằng tên khác như “Cuội và Ngốc hoặc “A và B thì giá trị của từng nhóm cơ bản vẫn giữ nguyên, cả ba nhóm vẫn rất gần nhau về motif khôn thắng dại, các mẹo lừa, sự bắt chước… Thực ra thì dân gian đã sáng tác và lưu hành cả ba nhóm, giả thiết thay thế chỉ là so sánh để thấy công thức chung, đặc điểm chung.
Rùa cũng tương tự Thỏ trong việc chơi khăm Khỉ: Rùa nằm trong bó lá mây thì Khỉ mang Rùa về, bắt chước Rùa thì Khỉ bị Rùa vứt xuống suối; Khỉ câu cá thì Rùa gỡ mồi thịt heo về ăn, bắt chước Rùa thì Khỉ bị Rùa dùng mồi rắn doạ Khỉ chạy…Hầu như Rùa đã thành công trong tất cả các mẹo lừa của mình trong khi Khỉ không nghĩ được mẹo nào mới, chỉ bắt chước và luôn thất bại. Rùa lại còn bày cho Khỉ cách luộc trứng heo làm cho cả nhà Khỉ bị bỏng, thậm chí còn bày cho cách chữa bỏng bằng muối, ớt…Người nghe vừa thấy có nét ngụ ý, ám chỉ giữa các nhân vật và quan hệ của chúng với tính cách và quan hệ của con người nhưng đồng thời vẫn thấy vui, thấy ngộ nghĩnh và…cười!. Phải qua các tình tiết như Rùa và Khỉ kết bạn làm rẫy, bẫy được heo và khiêng heo, Khỉ lười và nhanh nhẩu chọn đầu nhẹ, Rùa khôn ngoan cho được như ý nhưng đầu nhẹ có gai, đau quá Khỉ đành bàn với Rùa làm thịt heo chia nhau và nhân vật Cọp xuất hiện đòi được chia thịt… Tiếp đó là Rùa và Khỉ đồng lòng lừa Cọp đến khi Cọp bị chết.