MỤC LỤC
Giàu nghèo là khái niệm tương đối, biểu hiện mối tương quan về thu nhập và mức sống giữa các tầng lớp dân cư trong từng thời gian và không gian cụ thể. Thế nào là nghèo và có thể định ra được ranh giới để xác định được một hộ ở tình trạng nghèo hay không nghèo hay không?.
Việc đo lường nghèo đói tuyệt đối là việc làm hết sức phức tạp, để xác định ranh giới nghèo khổ tuyệt đối phải lấy một mức tiêu dùng cơ bản tối thiểu làm chuẩn so sánh, nếu tiêu dùng của hộ dân cư nào từ chuẩn đó trở xuống là thuộc loại nghèo khổ, mức tiêu dùng ở trên mức chuẩn đó là không thuộc loại nghèo khổ. Trong thực tế, việc điều tra về mức tiêu dùng tối thiếu đó được quy về thu thập, và như vậy mức nghèo khổ được sử dụng thực tế là: mức thu thập đảm bảo mua được một lượng lương thực, thực phẩm đủ khẩu phần ăn duy trì với lượng calo tiêu dùng một người 1 ngày là 2.100 ca lo.
Trong thời gian gần đây, một số nước ở châu Á lấy mức tiêu dùng cơ bản tối thiểu là khẩu phần ăn duy trì của một người trong 1ngày làm chuẩn ranh giới, như Bakixtan lấy mức 2.100 colo, Ấn Độ lấy mức 2.2500 calo v.v. Mức nghèo khổ là số tuyệt đối nên khi nền kinh tế tăng trưởng khá thu nhập của dân cư tăng lên, số hộ nghèo khổ tuyệt đối có thể giảm xuống rất nhiều khi nền kinh tế tăng trưởng cao và liên tục, thu nhập của dân cư tăng lên cao, có thể không còn hộ nghèo khổ tuyệt đối.
Các hộ dân cư giàu có là những hộ có thu nhập ở mức cao, ổn định, có mức tiêu dùng cao, và có tích luỹ. Chúng tôi cũng tán thành ý kiến của một số tác giả là giàu có nên hiểu theo hai khái niệm tương tự như nghèo khổ: đó là giàu có tuyệt đối và giàu có tương đối.
Giàu có tuyệt đối là hiện tượng một bộ phận dân cư có thu nhập.
Tiêu dùng của dân cư về thực chất là tái sản xuất sức lao động, nếu sức lao động được tái sản xuất có số lượng và chất lượng kém sẽ kéo theo thu nhập giảm sút, còn nếu sức lao động được tái sản xuất có số lượng và chất lượng cao sẽ tác động mạnh mẽ tới sự thúc đẩy tăng thu nhập của dân cư. Các hộ nghèo khổ, mức tiêu dùng chỉ đảm bảo được khẩu phần ăn duy trì, biểu hiện của tình trạng đó là suy dinh dưỡng, sức khoẻ yếu, học vấn thấp kém, kỹ năng lao động, kinh nghiệm sản xuất hầu như không có, họ chỉ có thể làm được những việc đơn giản với thu nhập thấp.
Vì vậy để phá vỡ, thoát khỏi vòng luẩn quẩn nêu trên, cần phải tạo một đột phá về thu nhập, về tiêu dùng cho các hộ nghèo để họ có thể tự vươn lên vượt ra khỏi vòng luẩn quẩn bế tắc của nghèo khổ. Việc tạo ra đột phá đó có thể tự bản thân người nghèo khổ vươn lên, song phần lớn cần có sự trợ giúp một cách có tổ chức của Nhà nước và cộng đồng xã hội dân cư.
- Hệ thống chỉ tiêu được xây dựng phải chú ý đến tính chất và đặc điểm của thu nhập và tiêu dùng, đó là tính chất phức tạp về mặt xã hội của chúng (khái niệm có tính tương đối, xã hội có nhiều tầng lớp dân cư, thu thập số liệu khó khăn ..) và các đặc điểm của chúng như: luôn gắn liền với các vấn đề biến động giá cả, tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. - Đảm bảo tính so sánh được của các chỉ tiêu trong hệ thống, yêu cầu của tính so sánh là yêu cầu tất yếu của việc phân tích nói chung và nghiên cứu phân tích thống kê nói riêng.
Thu nhập bộ phân A là khả biến, nó phụ thuộc vào cách phân loại: phân theo ngành kinh tế quốc dân, phân theo nguồn thu nhập (tiền lương, tiền công, sản xuất kinh doanh ..). Trong nhóm này có thể kết hợp với việc phân tích thu nhập theo ngành kinh tế và nguồn thu nhập để tính thu nhập bình quân theo ngành và và nguồn thu nhập như ở nhóm (2.2.1.2) đã xây dựng, chú ý rằng phạm vi là theo ngành và nguồn thu nhập.
Trên cơ sở chỉ tiêu về cơ cấu tiêu dùng trên đây, xây dựng các chỉ tiêu về bình quân hộ và bình quân nhân khẩu, tỷ trọng tiêu dùng từng mặt của đời sống nhân dân tương tự như chỉ tiêu 2. Nó cho phép phân tích trực tiếp về số lượng tiêu dùng, mức độ bảo đảm đời sống xã hội (y tế, giáo dục ..) theo thời gian và không gian khác nhau, không phụ thộc và bị ảnh hưởng của biến động giá cả.
Ngoài yếu tố chi phối có tính quyết định đến quy mô và cơ cấu tiêu dùng là thu nhập của dân cư, tiêu dùng của dân cư còn chịu sự chi phối ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác, như tiêu dùng có quan hệ với nguồn thu nhập, tính ổn định của nguồn thu nhập, độ tuổi, giới tính, vùng kinh tế xã hội. - Phân tích cân bằng thu nhập - tiêu dùng: trên cơ sở tỷ trọng các loại hộ có thu nhập vượt tiêu dùng, thu nhập cân bằng tiêu dùng và thu nhập ít hơn tiêu dùng, phân tích về khả năng tích luỹ và đảm bảo tiêu dùng của dân cư, từ đó đánh giá đời sống của dân cư được cải thiện và tích luỹ để phát triển sản xuất như thế nào.
Mặt khác, nó cũng kém tính thuyết phục khi hai tập hợp hoàn toàn khác nhau lại có cùng một độ biến thiên R (trường hợp Xmax của hai tập hợp hơn nhau một lượng K và tương ứng χmin của hai tập hợp cũng như hơn nhau đúng bằng một lượng K thì hai tập hợp này đều có cùng một trị số R). Thí dụ: thu nhập của dân cư ở cùng một địa phương trong hai thời kỳ cách nhau 5 năm cả hai kỳ đều có độ lệch chuẩn là 10 nhưng thu nhập của dân cư ở hai thời kỳ này có số trung bình rất khác nhau, thời kỳ thứ nhất có số trung bình là 50, thời kỳ thứ hai có số trùnh bình là 200 thì sự biến đổi của độ lệch chuẩn so với số trung bình của hai tổng thể là rất khác nhau.
Các hệ số biến thiên được vận dụng để đo sự biến động của thu nhập và tiêu dùng của của dân cư ở cùng một địa phương trong hai thời kỳ khác nhau hoặc của hai địa phương khác nhau trong cùng một thời kỳ, hoặc giữa hai địa phương khác nhau trong hai thời kỳ khác nhau. Khoảng cách giữa đường cong Lorenz với đường Oy được gọi là độ vừng của đường cong Lorenz; độ vừng càng tăng tức đường cong Lorenz càng xa đường Oy thỡ sự bình đẳng trong phân phối thu nhập càng tăng lên.
Đường cong Lorenz và hệ số Gini được vận dụng chủ yếu vào đo độ chênh lệch trong phân phối thu nhập của dân cư. Nếu mặt y là thu nhập bình quân đầu người của một địa phương, y1 là thu nhập bình quân đầu người của những người có mức thu nhập dưới y ; và.
- Một là: xác định mối liên hệ tương quan bằng phương trình hồi quy, qua việc phân tích đặc điểm và bản chất mối liên hệ để chọn dạng hàm số phù hợp, và căn cứ vào các giá trị lượng biến quan sát được, tính giá trị các phương trình hồi quy, mà thực chất là lượng hóa sự tác động của các yếu tố có liên quan với nhau. - Hai là: đánh giá trình độ chặt chẽ của mối liên hệ, bằng cách thông qua các giá trị lượng biến quan sát được, và các giá trị của tham số phương trình hồi quy, tính các hệ số tương quan (r) hoặc tỷ số tương quan (η), thực chất cũng là lượng hóa trình độ chặt chẽ của mối liên hệ tương quan.
Thu nhập của dân cư gồm có phần thu bằng hiện vật và bằng tiền (như tiền lương, tiền công, lãi ngân hàng ..) đặc điểm này không cho phép áp dụng giá so sánh (giá cố định) để phân tích biến động thu nhập của dân cư theo thời gian. Vì vậy sử dụng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chọn năm đầu của thời kỳ nghiên cứu làm năm gốc để tính thu nhập cuối cùng (thu nhập dánh nghĩa) của các năm về thu nhập thực tế năm gốc theo công thức (1).
Cả ba cách đo lường tính toán (dùng số đo thống kê truyền thống, dùng hệ số Elteto - Frigyes và hệ số Gini) đều đi đến nhận định: sự chênh lệch trong phân phối thu nhập của dân cư Yên Bái từ 1989 - 1996 theo chiều hướng thu nhập đã bình đẳng hơn. Thu nhập của dân cư nông thôn còn ở mức thấp, thu nhập của nhóm nghèo khổ nhất ở thành thị tương đương mức thu nhập của nhóm khá giả (nhóm 4) ỏ nông thôn, tức là người nghèo ở thành thị với mức thu nhập như vậy là người giàu có ở nông thôn.
Hệ số Gini vùng nông thôn cao hơn thành thị phản ánh thực tế là thu nhập của dân cư nông thôn tuy thấp nhưng phân hóa giàu nghèo cao hơn thành thị chút ít. Trong các ngành nghề được điều tra (trừ ngành dịch vụ vì có một hộ nên không đại diện) có 6 ngành thì ngành nông nghiệp là ngành có thu nhập bình quân hộ, lao động và nhân khẩu là thấp nhất.
Tỷ trọng chi cho ăn uống đã giảm một phần nhỏ, điều đó nói lên rằng nhu cầu ưu tiên dố một là ăn uống đã được thỏa mãn ở mức ăn no, ngoài nhu cầu ưu tiên số một đó phần dành cho chi tiêu các nhu cầu khác có tăng lên chút ít, biến động theo chiều hướng đời sống đang được cải thiện từng bước. Phân tích lượng tiêu dùng cho ăn uống hàng ngày, số lượng lương thực thực phẩm chi dùng cho phép ta thấy cơ cấu bữa ăn của nhân dân cũng từng bước được cải thiện: lương thực chi dùng giảm dần, thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt, cá, trứng chi dùng tăng thêm.
Phân tổ theo hai khu vực thành thị và nông thôn, tình hình cân bằng thu nhập - tiêu dùng giữa hai khu vực như sau: năm 1996 khu vực nông thôn có mức bình quân thu nhập đầu người thấp hơn thành thị, chỉ bằng 53% mức thu nhập bình quân đầu người của thành thị, nhưng lại có tỷ lệ tích luỹ cao hơn thành thị: tỷ lệ tích luỹ của nông thôn là 15,62% thu nhập 24 53. Tiếp tục phân tổ theo hai khu vực thành thị và nông thôn theo số hộ có thu nhập vượt tiêu dùng, số hộ cân bằng thu nhập - tiêu dùng và số hộ có thu nhập khụng đủ chi dựng, làm rừ hơn tỡnh hỡnh bị số bỡnh quõn thu nhập làm san bằng đi, cũng thống nhất nhận xét là đời sống của nhân dân ở nông thôn còn nhiều khó khăn, tỷ lệ số hộ không cân đối thu nhập tiêu dùng cao hơn thành thị (tỷ lệ tương ứng nông thôn là 18,83%, thành thị là 14,71%), nhất là trong nhóm hộ nghèo khổ ở nông thôn, có đến 40% số hộ trong nhóm, (tính trên tổng số hộ của 5 nhóm là 8% số hộ) không tự cân đối được thu nhập tiêu dùng.
Giải pháp về vốn ngoài phần cho vay của ngân hàng cần phải huy động tốt nguồn vốn trong dân bằng các quỹ tín dụng nhân dân, vận động nhân tiết kiệm tiêu dùng, và tiêu dùng hợp với khả năng thu nhập, ưu tiên vốn cho sản xuất, kinh doanh. - Chuyển dịch cơ cấu cây trồng nông - lâm nghiệp: phá thế độc canh cây lương thực, chủ yếu là lúc ruộng và nương rẫy, từng bước phát triển cây công nghiệp trên cơ sở có sẵn là cây chè (hiện có trên 7000 ha, sản lượng 21.000 tấn/năm), trồng mới và phát triển cây cà phê, mở rộng diện tích trồng cây ăn quả.
Hệ thống chỉ tiêu thống kê thu nhập - tiêu dùng hiện nay trong quá trình thực hiện về cơ bản đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ đòi hỏi, song cần được hoàn thiện thêm. Đặc điểm về thu nhập số liệu thu nhập và tiêu dùng của dân cư.