Nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT Krông Năng để nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông

MỤC LỤC

Một số khái niệm cơ bản của đề tài 1. Quản lý

“Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học- giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất”. - Chất lượng giáo dục phổ thông: "Chất lượng giáo dục phổ thông là chất lượng sản phẩm cuối cùng của quá trình giáo dục phổ thông, đó là chất lượng học vấn của cả một lớp người mà bộ phận lớn là vào đời ngay sau khi ra trường, sự kế tiếp của bộ phận này sau mỗi năm học tạo ra sự chuyển hoá từ lượng sang chất của trình độ dân trí, bộ phận còn lại nhỏ hơn được tiếp nhận vào quá trình đào tạo chuyên nghiệp, sự kế tiếp.

Yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT trong giai đoạn mới

- Học sinh đã có một lượng vốn kiến thức cơ bản nhất định, sử dụng cách học đã chiếm lĩnh được để học các môn học cơ bản, các môn học này được xây dựng trên những cơ sở khoa học, được hình thành trong lịch sử loài người và của thế hệ đi trước, chúng được xây dựng phù hợp với đặc điểm của từng môn học, phát triển tâm lý và trí tuệ của lứa tuổi. - Chú trọng tới việc lập kế hoạch: Xác định mục tiêu, chuẩn mực và thông qua đó, các biện pháp thực hiện mục tiêu phải được tiến hành ngay từ trong quá trình xây dựng kế hoạch năm học của nhà trường, chỉ đạo các bộ phận, từng cá nhân lập kế hoạch cụ thể, đúng qui trình, phù hợp với nhiệm vụ và điều hành hoạt động theo kế hoạch. - Làm tốt công tác tuyển sinh, nâng cao chất lượng đầu vào, thực hiện chặt chẽ qui chế tuyển sinh, sàng lọc đánh giá đúng chất lượng học sinh, có sự phân loại nhằm tiến hành các biện pháp giảng dạy phù hợp với từng loại đối tượng học sinh, cho các em khả năng học được, phù hợp với quá trình nhận thức từng đối tượng để nâng cao chất lượng dạy học.

Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII cũng là nhấn mạnh tới việc đổi mới phương pháp dạy học và chỉ ra những định hướng: “ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp GD&ĐT, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học… từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện thời gian tự học tự nghiên cứu của học sinh ”. - Xây dựng các tiêu chuẩn kiểm tra, kết quả các tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá phải đạt được các yêu cầu: Kiểm tra đánh giá phù hợp với mục tiêu nội dung, phương pháp dạy học, đồng thời có các bậc thang điểm cho mỗi loại thông số, hàm chứa các chuẩn mực nhằm cho giáo viên và học sinh có thể tự kiểm tra đánh giá bản chất, chất lượng thông qua tiêu chuẩn có sẵn, tạo điều kiện cho người quản lý đảm bảo sự lãnh đạo và quản lý chính xác.

Quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường THPT 1. Quản lý hoạt động dạy của thầy

Để soạn bài chuẩn bị lên lớp của giáo viên có thể thực hiện theo một kế hoạch đồng bộ và có hiệu quả, hiệu trưởng nhà trường cần phải phân công trách nhiệm cụ thể cho cán bộ giáo viên trong nhà trường, tạo mọi điều kiện để họ thực hiện tốt việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp, có kế hoạch thường xuyờn kiểm tra, theo dừi để khuyến khớch kịp thời, đồng thời điều khiển những sai lệch nhằm thực hiện đúng những quy định đề ra. Chính vì qua việc quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá học sinh của giáo viên, người quản lý sẽ nắm bắt được chất lượng dạy và học ở từng giáo viên một, nó vừa là cơ sở để đánh giá quá trình và hiệu quả của người dạy lẫn người học, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi tình trạng học thêm, dạy thêm tràn lan, khi trình độ chuyên môn của một số giáo viên còn hạn chế thì việc quản lý hoạt động kiểm tra kết quả học tập của học sinh là điều rất quan trọng. Tóm lại: Quản lý hoạt động dạy của thầy là quản lý một quá trình chủ đạo của người thầy trong quá trình dạy học, đòi hỏi hiệu trưởng nhà trường phải hiểu hết nội dung, yêu cầu cần quản lý để đưa ra những quyết định quản lý vừa mang tính nghiêm chỉnh, chính xác, nhưng lại vừa mềm dẻo linh hoạt để đưa hoạt động dạy của thầy vào nề nếp kỷ cương nhưng vẫn phát huy được khả năng sáng tạo khoa học của giáo viên trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình.

Để đạt được những yêu cầu trên, hiệu trưởng phải tổ chức học tập nghiên cứu, bồi dưỡng để toàn thể giáo viên trong nhà trường nắm vững và thống nhất các phương pháp học tập và trách nhiệm của các đối tượng trong trường với việc hướng dẫn học tập cho học sinh, từ đó hiệu trưởng vạch ra kế hoạch chỉ đạo thực hiện và thường xuyên kiểm tra đôn đốc điều chỉnh, uốn nắn kịp thời những biểu hiện sai lệch nhằm thực hiện có hiệu quả việc giáo dục phương pháp học tập cho học sinh. Các hoạt động học tập, vui chơi giải trí phải được tổ chức một cách hợp lý, phù hợp với tâm lý và sức khoẻ của học sinh, đòi hỏi hiệu trưởng phải cân nhắc, tính toán, điều khiển sự cân đối các hoạt động học tập của học sinh, và phải được xếp đặt trước trong một chương trình hoạt động hàng tháng, học kỳ và cả năm để tránh tình trạng lôi kéo học sinh vào những hoạt động, những phong trào đề ra một cách tuỳ tiện, bất thường làm gián đoạn hoạt động học tập của học sinh, xáo trộn chương trình và kế hoạch hoạt động của nhà trường. - Đội ngũ trường THPT Phan Bội Châu có tuổi đời, tuổi nghề cao hơn, số giáo viên giỏi chiếm tỷ lệ nhiều hơn, tỷ lệ giáo viên trên lớp ổn định dẫn đến chất lượng học sinh cao hơn như tỷ lệ học sinh xếp loại đạo đức - văn hoá, học sinh tốt nghiệp, học sinh giỏi, học sinh trúng tuyển vào các trường đại học và cao đẳng cao hơn 2 trường THPT Lý Tự Trọng và Nguyễn Huệ (được thể hiện từ bảng 1 đến bảng 9 phần khảo sát thực trạng).

- Trường THPT Phan Bội Châu đặt tại trung tâm của huyện, nơi có điều kiện kinh tế xã hội phát triển, việc đầu tư cho con em học tập của các gia đình được trú trọng hơn, điểm chuẩn vào lớp 10 cao hơn tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng dạy học, còn trường THPT Lý Tự Trọng và trường THPT Nguyễn Huệ đặt ở những địa bàn có điều kiện kinh tế khó khăn, trình độ dân trí thấp việc đầu tư cho con em học tập còn nhiều hạn chế do vậy việc nâng cao chất lượng dạy học ở các trường này là khó khăn hơn.

Thực trạng chất lượng dạy học và quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT huyện Krông Năng tỉnh Đắk Lắk

- Khảo sát nhận thức về vai trò quan trọng của các nội dung quản lý, tác giả sử dụng phiếu đánh giá có 3 mức độ và tính điểm theo mỗi mức độ rất cần thiết: 3 điểm, cần thiết: 2 điểm và không cân thiết: 1 điểm (điểm trung bình 2). Qua khảo sát chúng tôi thấy chất lượng dạy học ở các trường còn thấp và việc hướng nghiệp cho học sinh còn chưa tốt, đăng ký dự thi vào các trường còn chưa phù hợp với năng lực, học sinh chưa lượng được khả năng kiến thức của mình để chọn trường, ngành nghề dự thi cho phù hợp. Chất lượng mũi nhọn đó cú tiến bộ rừ rệt nhưng chủ yếu ở trường THPT Phan Bội Châu, nơi có cơ sở và có đội ngũ giáo viên có bề dạy kinh nghiệm, còn trường THPT Lý Tự Trọng và trường THPT Nguyễn Huệ chất lượng mũi nhọn còn nhiều hạn chế số giải chưa nhiều và đi sâu vào chất lượng giải chúng tôi thấy số giải nhất, nhì, giải 3 hầu như không có, chủ yếu là giải khuyến khích và được công nhận là học sinh giỏi tỉnh.

Như vậy qua theo dừi chất lượng tuyển sinh tỷ lệ học sinh tốt nghiệp hàng năm và chất lượng mũi nhọn thì việc nâng cao chất lượng dạy học đã có chuyển biến tiến bộ, song vẫn còn chậm nhất là ở 2 trường THPT Lý Tự Trọng và THPT Nguyễn Huệ. Qua khảo sát thực trạng chúng tôi thấy đội ngũ giáo viên trường THPT Phan Bội Châu có tuổi đời tuổi nghề cao hơn, số giáo viên giỏi chiếm tỷ lệ nhiều hơn, giáo viên ổn định hơn và CSVC tốt hơn dẫn đến chất lượng học sinh cao hơn, tỷ lệ học sinh xếp đạo đức- văn hóa, học sinh tốt nghiệp, các giải học sinh giỏi, học sinh trúng tuyển vào các trường đại học và cao đẳng cao hơn.

Bảng 1: Điểm tuyển sinh vào các trường THPT huyện  Krông Năng
Bảng 1: Điểm tuyển sinh vào các trường THPT huyện Krông Năng