Giải pháp Thúc đẩy Xuất khẩu dệt may Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế

MỤC LỤC

Thực hiện hợp đồng xuất khẩu, giao hàng và thanh toán

Để thực hiện một hợp đồng xuất khẩu, đơn vị kinh doanh phải tiến hành các khâu công việc sau đây: Giục mở L/C và kiểm tra L/C (nếu hợp đồng quy định sử dụng phương thức tín dụng chứng từ), xin giấy phép xuất khẩu, chuẩn bị hàng hoá, thuê tàu hoặc lưu cước, kiểm nghiệm và kiểm dịch hàng hoá, làm thủ tục hải quan, giao hàng lên tàu, mua bảo hiểm, làm thủ tục thanh toán và giải quyết khiếu nại (nếu có). Để thực hiện một hợp đồng nhập khẩu, đơn vị kinh doanh phải tiến hành các khâu công việc sau đây: Xin giấy phép nhập khẩu, mở L/C (nếu hợp đồng quy định thanh toán bằng L/C), thuê tàu hoặc lưu cước, mua bảo hiểm, làm thủ tục hải quan, nhận hàng chở từ tàu chở hàng, kiểm tra hàng hoá (kiểm dịch và giám định), giao hàng cho đơn vị đặt hàng nhập khẩu, làm thủ tục thanh toán, khiếu nại (nếu có) về hàng hoá bị thiếu hụt hoặc tổn thất.

Vai trò của hoạt động xuất khẩu 1. Đối với Nhà nước

Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước.Thông qua cạnh tranh trong xuất khẩu, buộc các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến sản xuất, tìm ra những cách thức kinh doanh sao cho có hiệu quả, giảm chi phí và tăng năng suất. Đa dạng hóa thị trường đầu ra: Đa dạng hóa thị trường đầu ra sẽ giúp cho các công ty có thể ổn định luồng tiền thanh toán cho các nhà cung cấp.Việc đa dạng hóa thị trường sẽ tạo ra nguồn thu cho công ty và nguồn thu này công ty có thể đầu tư tiếp tục đa dạng hóa thị trường nào đó hay tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường đầu vào của doanh nghiệp.

SỰ CẦN THIẾT THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU DỆT MAY SAU KHỦNG HOẢNG 1. Khái niệm về hàng dệt may

Sự cần thiết thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sau khủng hoảng 1.Xuất phát từ tác động cuộc khủng hoảng đến thị trường của ngành dệt may

Điều này khiến các doanh nghiệp Trung Quốc phải chuyển sang làm các sản phẩm chất lượng hơn với giá cao hơn… Tình trạng sử dụng các nguyên liệu có hàm lượng chất độc hại cao khiến sản phẩm dệt may cũng như nhiều sản phẩm khác của Trung Quốc bị tẩy chay ở nhiều quốc gia, khiến kim ngạch và thị trường tiêu thụ bị giảm sút mạnh. Thứ năm, trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới, dệt may Việt Nam chịu ảnh hưởng trên nhiều phương diện nhưng ngành đã sắp xếp lại lao động, đổi mới quy trình sản xuất theo hướng tinh gọn, hiệu qua, năng suất lao động Tập đoàn dệt may tăng 20-30%, đáp ứng được thời gian giao hàng, giảm chi phí đầu vào nên dù giá xuất khẩu giảm 15-17% do suy thoái nhưng tổng sản lượng xuất khẩu vẫn tăng 20- 40%.

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU DỆT MAY VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1990 ĐẾN NAY

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ ĐẾN XUẤT KHẨU DỆT MAY VIỆT NAM

Từ khởi điểm gia công thuần túy (nhà sản xuất được cung cấp nguyên phụ liệu và chỉ làm một việc là ráp cho ra sản phẩm), sau đó có thể tiến lên một bước sản xuất theo mẫu (phương thức FOB) Xuất khẩu trọn gói theo FOB là doanh nghiệp sản xuất Việt Nam có thể thoả thuận tự cung ứng nguồn nguyên phụ liệu trong và ngoài nước có giá thành rẻ, hình thức này mang lại lợi nhuận thực tế cao hơn, giúp doanh nghiệp tiếp cận tốt hơn với thị trường và xu hướng thế giới. Trong khi đó, hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường này vẫn đang phải chịu mức thuế khoảng 10%, điều này cũng sẽ tiếp tục đẩy các doanh nghiệp trong nước vào thế cạnh tranh khá căng thẳng với các nước trong khu vực khi xuất hàng sang thị trường này.Tuy nhiên ngày 1/4/2008 Việt Nam đã kí với Nhật Bản hiệp định đối tác toàn diện AJCEP.Theo hiệp định này,ta cam kết loại bỏ 82% giá trị nhập khẩu từ Nhật Bản trong 16 năm và 69% giá trị nhập khẩu trong vòng 10 năm.

Bảng 2: Chủng loại và kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam tháng 11 &11 tháng đầu năm 2009
Bảng 2: Chủng loại và kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam tháng 11 &11 tháng đầu năm 2009

CÁC CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU DỆT MAY THỜI KỲ KHỦNG HOẢNG

    Điểm bắt đầu là ODM (original design manufacturing), các nhà cung cấp không chỉ cung cấp dịch vụ sản xuất mà còn cả dịch vụ thiết kế nữa. Khả năng thiết kế cho thấy trình độ cao hơn về tri thức của nhà cung cấp, không những cung cấp tay nghề may khéo léo mà còn cả trí tuệ sáng tạo.  Có thể thấy,các đối thủ cạnh tranh của dệt may Việt Nam đều là những đối thủ mạnh. Do đó để đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may thì các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần phải có những chính sách và chiến lược hợp lý mới có thể cạnh tranh và hoàn thành mục tiêu. CÁC CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU. Về chính sách hỗ trợ người lao động mất việc làm và đào tạo nguồn nhân lực. a) Đối với các doanh nghiệp sử dựng nhiều lao động như dệt may, da giày. Chính phủ sẽ hỗ trợ 40 đồng trên 1 USD xuất khẩu để hỗ trợ duy trì việc làm cho người lao động. b) Thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động mất việc làm theo Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg ngày 20 tháng 02 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ đối với người lao động mất việc làm trong doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế. c) Giao Bộ Tài chính bố trí nguồn kinh phí 150 tỷ vốn đầu tư đã được phê duyệt cho các trường thuộc Vinatex để thực hiện các chương trình đào tạo nguồn nhân lực toàn ngành dệt may. Đối với các dự án đào tạo khác, Tập đoàn Dệt May Việt Nam chủ động chỉ đạo các trường tìm các nguồn vốn hợp pháp, đổi mới phương thức hoạt động và tạo nguồn kinh phí để thực hiện đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dệt may Việt Nam. Về chính sách tín dụng. a) Giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:. - Bảo đảm nguồn ngoại tệ cho các doanh nghiệp dệt may để nhập khẩu nguyên phụ liệu; hướng dẫn các công ty tài chính thực hiện việc hỗ trợ lãi suất như các ngân hàng thương mại; bố trí nguồn vốn vay lưu động bằng tiền đồng Việt Nam cho Tập đoàn Diệt May Việt Nam vay để mua 15 triệu USD nhập khẩu bông dự trữ trong thời hạn 01 năm và được hỗ trợ lãi suất ưu đãi; hướng dẫn các ngân hàng thương mại nhà nước xem xét, điều chỉnh lại mức lãi suất vay hợp lý theo từng thời điểm và hoãn 01 năm trả nợ gốc đối với các dự án đầu tư trọng điểm của ngành dệt may đang vay tại các ngân hàng thương mại nhà nước. - Nghiên cứu, đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ việc hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp vay vốn lưu động bằng ngoại tệ. b) Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét, điều chỉnh lại mức lãi suất vay hợp lý theo từng thời điểm, hoãn 01 năm trả nợ gốc và kéo dài thời hạn vay tối đa 12 năm (kể cả các dự án thành phần) đối các dự án đầu tư trọng điểm của ngành dệt may đang vay tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam. - Chính sách hỗ trợ các hoạt động XTTM : Do các chính sách kích cầu của Chính phủ, nguồn vốn XTTM cho ngành năm nay đã tăng lên đáng kể, trong đó có các đề án quan trọng như xây dựng hình ảnh ngành dệt may Việt nam, tham gia hội chợ Las Vegas Hoa kỳ, tổ chức gặp gỡ các khách hàng nhập khẩu lớn, hội nghị khách hàng thời trang…Mặc dù việc phê duyệt các chương trình khá chậm trễ, và gặp nhiều.

    ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM THỜI GIAN QUA

      Tại Campuchia, khi Việt Tiến mới mở tổng đại lý được một tháng thì đã có hàng chục cơ sở kinh doanh Campuchia đến xin làm đại lý.Bên cạnh đó, các mặt hàng như khăn bông, sợi và vải Việt Nam cũng đã tạo dựng được uy tín trên thị trường thế giới, lượng XK ngày càng tăng, do đã đáp ứng được yêu cầu khắt khe của cỏc nhà nhập khẩu, đũi hỏi phải cú xuất xứ rừ ràng. Nhiều nhà nhập khẩu trên thế giới nhận định rằng sản phẩm của VN sẽ có khả năng cạnh tranh không thua kém bất cứ nước nào, về mặt chất lượng cũng đã nổi trội chẳng hạn như mặt hàng sơ mi dệt kim (cat 338, 339) Việt Nam hiện là nước xuất khẩu mạnh nhất vào thị trường Mỹ.

      GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM THỜI KỲ HẬU KHỦNG HOẢNG

      CƠ SỞ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU DỆT MAY VIỆT NAM SAU KHỦNG HOẢNG

        Bản thân các văn bản pháp lý của Việt Nam còn đang trong quá trình hoàn chỉnh, trong khi năng lực của các cán bộ xây dựng và thực thi chính sách, cũng như các cán bộ tham gia xúc tiến thương mại còn yếu, đặc biệt là hạn chế về chuyên môn, ngoại ngữ, và kỹ năng. Tuy nhiên, trong điều kiện khủng hoảng, khi các đơn hàng xuất khẩu không còn nhiều và các doanh nghiệp may mặc phải chuyển hướng sang phục vụ thị trường trong nước, việc phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu sẽ làm các doanh nghiệp mất tính chủ động trong kế hoạch kinh doanh và còn gặp khó khăn về nguồn ngoại hối để chi trả cho nhập khẩu.

        Bảng 3: Số liệu và dự báo tình hình sản xuất và xuất nhập khẩu dệt may của Việt Nam giai đoạn 2006-2013
        Bảng 3: Số liệu và dự báo tình hình sản xuất và xuất nhập khẩu dệt may của Việt Nam giai đoạn 2006-2013

        ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM THỜI KỲ SAU KHỦNG HOẢNG

          Nguồn: Đại sứ quán Đan Mạch tại Hà Nội. Trong điều kiện kinh tế bình thường, vấn đề nguyên liệu đối với ngành may mặc sẽ không phải là quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong điều kiện khủng hoảng, khi các đơn hàng xuất khẩu không còn nhiều và các doanh nghiệp may mặc phải chuyển hướng sang phục vụ thị trường trong nước, việc phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu sẽ làm các doanh nghiệp mất tính chủ động trong kế hoạch kinh doanh và còn gặp khó khăn về nguồn ngoại hối để chi trả cho nhập khẩu. Chiến lược phát triển của ngành dệt may Việt Nam đến năm 2020. Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng tạo sự phát triển bền vững của ngành Dệt may Việt Nam. Phát triển ngành Dệt may theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, nhằm tạo ra bước nhảy vọt về chất và lượng của sản phẩm, đảm bảo tăng trưởng nhanh, ổn định, bền vững, hiệu quả. Phát triển tối đa thị trường nội địa đồng thời với việc mở rộng thị trường xuất khẩu; lấy xuất khẩu làm mục tiêu cho phát triển của ngành. Phát triển thị trường thời trang Việt Nam tại các đô thị, thành phố lớn. Chuyển dịch mạnh các cơ sở Dệt may sử dụng nhiều lao động về các vùng nông thôn. Đa dạng hóa sở hữu, đa dạng hóa quy mô và loại hình doanh nghiệp; huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển ngành Dệt may Việt Nam. Phát triển mạnh các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu dệt may, giảm nhập siêu, nâng cao giá trị gia tăng của ngành. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM. khẩu để tận dụng cơ hội thị trường. Nâng cao tỷ lệ nội địa hóa để nâng cao hiệu quả trong sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc. Chú trọng công tác thiết kế thời trang, tạo ra các sản phẩm dệt may có đặc tính khác biệt cao, từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm cho các doanh nghiệp. Đẩy nhanh việc áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu hội nhập trong ngành Dệt May. Tăng nhanh sản lượng các sản phẩm dệt may, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. b) Kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư sản xuất xơ sợi tổng hợp, nguyên phụ liệu, phụ tùng thay thế và các sản phẩm hỗ trợ để cung cấp cho các doanh nghiệp trong ngành. c) Xây dựng Chương trình sản xuất vải phục vụ xuất khẩu. Tập đoàn Dệt May Việt Nam giữ vai trò nòng cốt thực hiện Chương trình này. d) Xây dựng Chương trình phát triển cây bông, trong đó chú trọng xây dựng các vùng trồng bông có tưới nhằm tăng năng suất và chất lượng bông xơ của Việt Nam để cung cấp cho ngành dệt. Đầu tư và phát triển sản xuất a) Đối với các doanh nghiệp may:. Từng bước di dời các cơ sở sản xuất về các địa phương có nguồn lao động nông nghiệp và thuận lợi giao thông. Xây dựng các trung tâm thời trang, các đơn vị nghiên cứu thiết kế mẫu, các Trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu và thương mại tại Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn. b) Đối với các doanh nghiệp sợi, dệt, nhuộm và hoàn tất vải:. Xây dựng các Khu, Cụm Công nghiệp chuyên ngành dệt may có cơ sở hạ tầng đủ điều kiện cung cấp điện, nước, xử lý nước thải đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường theo quy định của Nhà nước. Thực hiện di dời và xây dựng mới các cơ sở dệt nhuộm tại các Khu, Cụm Công nghiệp tập trung để có điều kiện xử lý nước thải và giải quyết tốt việc ô nhiễm môi trường. c) Xây dựng các vùng chuyên canh bông có tưới tại các địa bàn có đủ điều kiện về đất đai, thổ nhưỡng và khí hậu nhằm nâng cao sản lượng, năng suất và chất lượng bông xơ. Bảo vệ môi trường. a) Xây dựng Báo cáo đánh giá tác động môi trường phù hợp với Chiến lược. phát triển ngành Dệt May và các quy định pháp luật về môi trường. b) Tập trung xử lý triệt để các cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Triển khai xây dựng các Khu, Cụm Công nghiệp Dệt May có hệ thống xử lý nước thải tập trung, đạt tiêu chuẩn môi trường để di dời các cơ sở dệt may có nguy cơ gây ô nhiễm vào khu công nghiệp. c) Triển khai Chương trình sản xuất sạch hơn trong ngành Dệt May, khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn quản lý môi trường theo ISO 14000, tạo môi trường lao động tốt cho người lao động theo tiêu chuẩn SA 8000. d) Xây dựng và thực hiện lộ trình đổi mới công nghệ trong ngành Dệt May theo hướng thân thiện với môi trường. e) Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học công nghệ về môi trường. g) Đáp ứng các yêu cầu về môi trường và rào cản kỹ thuật để hội nhập kinh tế quốc tế. Ngoài ra ngành dệt may sẽ tập trung phát triển và nâng cao năng lực về nguồn nhân lực, nguồn nguyên, phụ liệu để có nguồn nhân lực chuyên môn cao, tạo nên sản phẩm chất lượng cao gắn với thương hiệu uy tín; có thể phát triển được khoa học kĩ thuật đồng thời bảo vệ được môi trường; đầu tư để sản xuất và nguyên phụ liệu gắn liền với hợp tác quốc tế; cung ứng nguyên phụ liệu bằng việc xây các trung tâm cung ứng tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn, thu hút đầu tư nước ngoài và nội địa để đầu tư sản xuất các sản phẩm hoá chất (xơ, sợi, hóa chất…).

          GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU DỆT MAY VIỆT NAM THỜI KỲ HẬU KHỦNG HOẢNG

            Nâng cao vai trò và tăng cường hơn nữa chức năng hoạt động của Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS) trong việc tổ chức thông tin kịp thời tình hình thị trường cho doanh nghiệp, tổ chức các hoạt động xây dựng hình ảnh tốt đẹp về ngành dệt may Việt Nam tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm, xúc tiến xây dựng một số thương hiệu nổi tiếng mang tính quốc gia tại các thị trường xuất khẩu, tổ chức các hoạt động xâm nhập mạng lưới bán lẻ tại thị trường nước ngoài. Thực tế, trình độ công nghệ của ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam hiện nay còn ở mức thấp, năng lực quản lý không cao, vì thế chưa có khả năng sản xuất dược những sản phẩm chất lượng cao, như các loại thuốc nhuộm, các loại xơ sợi tổng hợp, các máy móc thiết bị phức tạp … Do đó, muốn đẩy nhanh sự phát triển của ngànhc ông nghiệp phụ trợ dệt may, phải quan tâm rất lớn đến việc đổi mới công nghệ để nâng cao năng lực sản xuất, tạo ra những sản phẩm mới chất lượng cao, giá cả cạnh tranh.