MỤC LỤC
Tiếp tục xu thế phát triển hiện nay, mục tiêu đặt ra đến năm 2020 là tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - thương mại dịch vụ - nông nghiệp, chuẩn bị các tiền đề để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp ở giai đoạn sau 2021-2030. Trong các phương án trên, Phương án 1 có ý nghĩa làm cận dưới để tham khảo; Phương án 2 là phương án thực tế, xảy ra trong điều kiện vừa có bối cảnh bên ngoài tương đối thuận lợi và sự nỗ lực từ bên trong; Phương án 3 là phương án cao, là mục tiêu phấn đấu thực hiện khi bối cảnh cả bên trong và bên ngoài đồng thời có nhiều điều kiện thuận lợi.
Phát triển các ngành, lĩnh vực và sản phẩm có tính liên kết, liên ngành, có hàm lượng chất xám và công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn, có triển vọng thị trường trong nước và quốc tế, phù hợp với lợi thế so sánh của Thủ đô; từng bước hình thành và phát triển các lĩnh vực và thành phần cơ bản của kinh tế tri thức; công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, tự động hóa, viễn thông, giáo dục đào tạo chất lượng và trình độ cao. Tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển đồng bộ các loại thị trường và các định chế hỗ trợ thị trường, tăng cường tính minh bạch, bình đẳng, dân chủ và độ mở của nền kinh tế phù hợp với các cam kết quốc tế.
Khâu đột phá thứ hai là phát triển các trung tâm đô thị, khu đô thị, trục không gian chính đô thị (trục Nhật Tân - Nội Bài) trên địa bàn huyện theo quy hoạch chung phát triển Thủ đô Hà Nội được phê duyệt. Khâu đột phá thứ ba là phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp nhỏ và vừa nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư vào sản xuất công nghiệp và chuyển đổi nghề nghiệp, giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện trong quá trình đô thị hóa.
Thu hút và phát triển hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch của các ngân hàng tại khu vực trung tâm huyện và tại các điểm dân cư tập trung, tạo cơ sở hình thành hệ thống tài chính ngân hàng với mật độ cao khi quy hoạch chuỗi khu đô thị Bắc Sông Hồng được thực hiện. Nâng cấp các khu di tích lịch sử, các công trình văn hóa trên địa bàn; giữ gìn và phát huy nguồn lực văn hóa truyền thống nhằm khai thác có hiệu quả các giá trị văn hóa, tiềm năng về du lịch trên địa bàn, sớm tạo thành một quần thể du lịch thu hút khách đến tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí.
- Phát triển các làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới; chú trọng kết hợp truyền thống với ứng dụng khoa học - kỹ thuật tiên tiến vào các công đoạn sản xuất tại các làng nghề, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường của các làng nghề, duy trì và nâng cao chất lượng sống của dân cư tại các khu vực làng nghề. - Kiểm soát chặt chẽ vấn đề môi trường tại các khu công nghiệp (tất cả các khu công nghiệp, các cơ sở công nghiệp phải có các công trình bảo vệ môi trường vận hành hiệu quả, đảm bảo tiêu chuẩn quy định); từng bước giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường tại các làng nghề.
- Phát triển nông nghiệp hiện đại với công nghệ cao trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và phương thức sản xuất tiên tiến, nhất là công nghệ sinh học để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm. - Phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới văn minh, tăng hiệu suất sử dụng đất và tăng năng suất lao động nông nghiệp, nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân, từng bước chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp, thích ứng với quá trình đô thị hoá mạnh sẽ diễn ra trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
- Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ cao, ưu tiên đầu tư ứng dụng công nghệ sinh học, tạo đột phá về năng suất, chất lượng, nâng cao hiệu quả sản xuất, giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đất nông nghiệp. - Xây dựng kế hoạch và tập trung triển khai thực hiện việc dồn điền, đổi thửa, tập trung trao đổi ruộng đất tạo thành ô thửa lớn để phát triển sản phẩm hàng hóa nông sản có lợi thế cạnh tranh cao, giá trị gia tăng lớn. - Khuyến khích liên kết giữa hộ nông dân với doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức khoa học và hiệp hội ngành hàng. Tạo môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn, nhất là tập trung đầu tư vào lĩnh vực sản xuất và chế biến sản phẩm nông nghiệp; phát triển nông thôn theo hướng đô thị, hiện đại. - Nâng cao năng lực, hiệu quả các dịch vụ sản xuất nông nghiệp: khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y, thuỷ lợi, sản xuất cung ứng giống cây trồng, vật nuôi. - Hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật một số làng nghề có tiềm năng phát triển. Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp nông thôn theo hướng hiện đại. Củng cố, tu bổ hệ thống đê, kè trên địa bàn. 1.4 - QUI HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC LĨNH VỰC VĂN HOÁ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN. Quy hoạch phát triển giáo dục - đào tạo. tâm của khu vực có nhiều khu công nghiệp tập trung quy mô lớn của Hà Nội và các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc). - Khuyến khích và ưu đãi đặc biệt với những nhà đầu tư đầu tư xây dựng trường học đẳng cấp quốc tế trên địa bàn huyện; ưu tiên thu hút các nhà đầu tư có trình độ và kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục (kể cả các nhà đầu tư nước ngoài) đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện các trường học chất lượng cao.
Coi đây như một giải pháp đột phá về phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao (dịch vụ đào tạo) trên địa bàn huyện Đông Anh, hướng tới việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đông Anh theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp từ sau năm 2020. - Phát triển mạng lưới truyền thông giáo dục sức khỏe đến các xã, thị trấn; sử dụng các biện pháp và hình thức truyền thông phù hợp để mọi tầng lớp nhân dân và các tổ chức quần chúng tự nguyện tham gia, đóng góp vào việc bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình và cộng đồng.
- Xây dựng hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở, tạo điều kiện để người dân trên địa bàn huyện nâng cao mức hưởng thụ, tham gia hoạt động và sáng tạo văn hóa; nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, thực hiện các tiêu chí phát triển văn hóa mới; xây dựng con người, gia đình, cộng đồng và môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, tạo động lực thúc đẩy phát triển toàn diện và bền vững kinh tế - xã hội trên địa bàn. Ngành văn hoá phải phát triển nhanh nhằm tạo sức sống về tinh thần để nhân dân có thể vừa chủ động tiếp thu nền văn minh nhân loại nhưng cũng biết loại bỏ, không tiếp nhận những văn hoá phẩm xấu, đồi bại và biết làm giàu thêm nền văn hoá dân tộc.
Vỡ thế, hệ thống giao thụng trờn địa bàn huyện Đông Anh không chỉ có ý nghĩa đối với huyện mà còn giúp liên thông giữa Hà Nội với các địa phương khác để hỗ trợ tăng trưởng và phát triển ở tất cả các khu vực trong vùng và cả nước, giúp kết nối Hà Nội với quốc tế nhằm phát triển thương mại, du lịch và đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Thủ đô. - Phát huy tối đa lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và hệ thống giao thông hiện có của Đông Anh nhằm phát triển mạnh mạng lưới với sự kết hợp hài hoà các phương thức vận tải thành hệ thống giao thông vận tải liên hoàn, thống nhất trên địa bàn huyện và liên kết chặt chẽ với mạng lưới giao thông của Thành phố, của cả nước.
+ Xây dựng Trạm biến áp 220KV Đông Anh để tăng nguồn cấp cho các khu công nghiệp, đô thị sẽ phát triển trên địa bàn khu vực trung tâm huyện. + Đầu tư xây dựng, nâng cấp, phát triển tất cả các loại hình chiếu sáng gồm chiếu sáng các công trình giao thông, chiếu sáng các công trình công cộng và chiếu sáng quảng cáo, lễ hội… Riêng chiếu sáng đường giao thông đạt tỷ lệ 100% chiều dài đường chính và đường khu vực được chiếu sáng.
+ Xây dựng hệ thống chiếu sáng hoàn chỉnh, đồng bộ tại khu vực thị trấn, các khu đô thị mới, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. - Tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn huyện để triển khai chính phủ điện tử.
+ Tổng đài điều khiển (HOST) tại xã Cổ Loa, thuộc hệ thống chuyển mạch của Bưu điện Thành phố: công suất 80.000 số. - Nâng cấp hệ thống đài phát thanh từ huyện đến cơ sở theo hướng đầu tư mạng truyền thanh không dây.
+ Các lưu vực tiêu ra sông Thiếp - Ngũ Huyện Khê và sông Hồng: tự chảy ra sông Ngũ Huyện Khê khi mực nước tại cống Cổ Loa < 6,5m, bơm ra sông Hồng khi mực nước tại cống Cổ Loa > 6,5m, hoặc kết hợp giữa tự chảy và bơm khi lưu lượng tiêu tự chảy ra sông Ngũ Huyện Khê không bảo đảm. Nguyên tắc thiết kế hệ thống: Vì khu vực Đông Anh chưa có hệ thống thoát nước và sẽ phát triển đô thị mới nên sẽ thiết kế hệ thống thoát nước thải riêng và xử lý nước thải tập trung.
+ Xây mới các trạm bơm tiêu Vĩnh Thanh công suất 45m3/s, cùng với trạm bơm Phương Trạch tiêu cho 6.495 ha; trạm bơm Long Tửu công suất 85 m3/s tiêu ra sông Đuống cho 5.860 ha thay thế cho các trạm bơm hiện nay đang tiêu vào sông Ngũ Huyện Khê. Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong xây dựng, quản lý, vận hành khai thác công trình thủy lợi; công nghệ tưới hiện đại, tiết kiệm nước; ưu tiên áp dụng cho các khu chuyên canh rau, hoa, cây cảnh, cây ăn quả, vùng trồng lúa chất lượng cao.
+ Nâng cấp, cải tạo, nạo vét các sông, kênh trục tiêu trên địa bàn huyện.
Tiến tới không chôn cất tại nghĩa trang thôn/làng mà chôn cất tại các nghĩa trang chung của thành phố.
Mối quan hệ của Đông Anh với vùng
Chức năng của đô thị Đông Anh
Quỹ đất của Hà Nội và riêng huyện Đông Anh không nhiều, song là Thủ đô, hơn nữa lại là đô thị có quá trình phát triển lâu dài, có nhiều di sản và cảnh quan nên cần thiết phải tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả quỹ đất. Hơn nữa mới chỉ 25 năm sau thời kỳ "đổi mới", lại từ khu vực nông nghiệp phát triển do vậy chuyển đổi là tất yếu, nhưng cần cân đối với giải quyết việc làm cho người nông dân bị bị chuyển đổi đất nông nghiệp.
Hà Nội có vai trò là động lực trong vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng Sông Hồng, phát triển khu vực Đông Anh có tác động mạnh đến vùng, đến Hà Nội. Phân bố, hình thành các trung tâm đô thị có vai trò quan trọng trong thu hút đầu tư, cung cấp cơ sở thích hợp cho hoạt động kinh doanh và công cộng.
- Phối hợp với các sở/ngành thành phố thực hiện đề án bảo vệ tổng thể nguồn nước, môi trường sinh thái, cảnh quan và khai thác bền vững lưu vực Sông Hồng, Sông Đuống, Sông Cà Là, khu vực đầm Vân Trì, khu di tích Cổ Loa. - Xây dựng Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện nhằm đánh giá, thống kê và xây dựng phương án thu gom chất thải rắn, các biện pháp xử lý chất thải rắn thu gom (bao gồm cả chất thải nguy hại) trên địa bàn trong giai đoạn 2011-2020.