MỤC LỤC
Công tác Tín dụng của Chi nhánh trong giai đoạn 2006 - 2009 được thực hiện với phương châm “Hiệu quả & an toàn”, quan tâm duy trì khách hàng truyền thống kết hợp với chủ động tìm kiếm các khách hàng tiềm năng. Những nghiệp vụ được Chi nhánh đào tạo là kỹ năng thẩm định dự án, phân tích tài chính, quản lý tín dụng doanh nghiệp, nghiệp vụ đấu thầu, phòng ngừa rủi ro trong hoạt động ngân hàng, nâng cao trình độ ngoại ngữ, kỹ năng tin học ứng dụng và đặc biệt là năng lực Marketing và dịch vụ khách hàng…. Ở đây, nội dung đầu tư vào tài sản hữu hình của chi nhánh chính là dầu tư vào thuê địa điểm và tài sản hoạt động, mua và lắp đặt các loại máy móc công nghệ hiện trong toàn hệ thống; đặc biệt là trong hoạt động thanh toán gắn liền với quá trình phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử theo hướng xử lý giao dịch tự động trực tuyến.
Cán bộ Phòng Khách hàng chịu trách nhiệm thu thập mọi thông tin và hồ sơ tài liệu có liên quan đến khách hàng, thông tin liên quan đến phương án vay vốn, đánh giá sơ bộ khoản vay và lập Báo cáo đề xuất cho vay dự án đầu tư, trình Trưởng phòng Khách hàng xem xét và ký trình lên Ban Giám đốc xem xét quyết định cuối cùng. Căn cứ thông tin từ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc khả thi và thông tin do Chủ đầu tư cung cấp, Cán bộ Phòng Khách hàng chịu trách nhiệm lập Báo cáo thẩm định đầu tư, nờu rừ ý kiến của phũng về việc đồng ý/khụng đồng ý cho vay và cỏc điều kiện vay cần được áp dụng. Căn cứ những nội dung thẩm định và đề xuất cho vay, Giám đốc Chi nhánh xem xét phê duyệt vào Báo cáo thẩm định và đề xuất cấp tín dụng, ý kiến phê duyệt tín dụng thể hiện rừ ràng trờn Bỏo cỏo thẩm định và đề xuất tớn dụng, trong đú kết luận rừ đồng ý/ khụng đồng ý/ đồng ý nhưng bổ sung điều kiện đối với ý kiến của Phũng Khách hàng.
+ Thẩm định các yếu tố phi tài chính: Các thông tin liên quan đến Chủ đầu tư như lĩnh vực sản xuất kinh doanh, năng lực kinh doanh, quản lý, trình độ chuyên môn, tuổi đời, uy tín, các mối quan hệ của Chủ đầu tư. Đối với các Chủ đầu tư mới thành lập doanh nghiệp hoặc mới tham gia sản xuất kinh doanh, có dự án đầu tiên, Chi nhánh sẽ tiến hành thẩm định dựa trên kế hoạch sản xuất kinh doanh, các phương án sản xuất, phân phối sản phẩm và các thông tin khác. - Thẩm định tài sản đảm bảo: Tài sản bảo đảm cho các khoản vay có thể là tài sản của khách hàng/chủ đầu tư; có thể là bản thân dự án (tài sản hình thành sau đầu tư từ vốn vay và vốn tự có) hoặc là tài sản bảo lãnh của bên thứ ba.
- Quản lý rủi ro căn cứ trên cơ sở định hướng hoạt động tín dụng từng thời kỳ, căn cứ trên cơ sở các Quyết định, Quy chế, Quy định, Quy trình tín dụng do Chủ tịch HĐQT hoặc Tổng Giám Đốc ban hành và căn cứ trên cơ sở các văn bản thông báo chỉ đạo do các thành viên ban điều hành ký. Trước đây, mỗi phồng ban nghiệp vụ tự đánh giá rủi ro khách hàng riêng để cung cấp loại dịch vụ mà phòng ban mình được phân công (phòng tín dụng xây dựng hạn mức cho vay độc lập với việc phòng than toán xây dựng hạn mức mở L/C), do đó thông tin về một khách hàng bị phân tán.
Do vậy trong quá trình hoạt động, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam nói chung cũng như Ngân hàng Ngoại thương Bắc Ninh nói riêng phải luôn tuân thủ các quy định của pháp luật đối với loại hình doanh nghiệp Nhà nước như chính sách lương thưởng, phúc lợi, định mức lao động, kế hoạch lợi nhuận, công tác tiếp thị, phát triển khách hàng,… điều này đã làm cho hoạt động kinh doanh nối chung và hoạt động liên quan đến đầu tư nói. Nó xuất phát từ hai nguyên nhân: Thị trường dịch vụ ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, chứng khoán phát triển với tốc độ cao, yêu cầu về việc mở rộng địa bàn hoạt động, phát triển mạng lưới là yêu cầu cấp bách, điều này dẫn đến nhu cầu về nhân sự trong các lĩnh vực này tăng cao. Mặt khác rủi ro ngoại sinh từ thị trường tài chính khu vực và quốc tế tác động đến Chi nhánh Bắc Ninh: Việc mở cửa thị trường tài chính nội địa sẽ làm tăng rủi ro thị trường (giá cả, tỷ giá, lãi suất, chu chuyển vốn) do các tác động từ bên ngoài, xoá đi khả năng tận dụng chênh lệch tỷ giá, lãi suất giữa thị trường trong nước và quốc tế.
Đẩy mạnh hoạt động thanh toán lương qua tài khoản cho khối cơ quan hành chính sự nghiệp, xây dựng chính sách thu hút vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế lớn, xây dựng chính sách đối với khách hàng VIP… Đồng thời Chi nhánh sẽ đặc biệt trú trọng nâng cao chất lượng phục vụ, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ công nhân viên nhằm đem lại cho khách hàng ấn tượng tốt đẹp về hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nói chung và Ngân hàng Ngoại thượng chi nhánh Bắc Ninh nói riêng, nhờ đó thu hút khách hàng đến giao dịch và sử dụng các dịch vụ của Chi nhánh. Chấm dứt tâm lý và phong cách thụ động chờ đợi khách hàng đến, chuyển mạnh sang hình thái chủ động phân đoạn thị trường cần hướng tới, phân loại được khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng, khách hàng truyền thống, chăm sóc khách hàng, phối hợp có hiệu quả giữa các phòng ban liên quan đặc biệt là Phòng Khách hàng, Phòng giao dịch, Phòng TTQT, Phòng Quản lý nợ để đem lại sự nhanh chóng thuận tiện tối đa cho khách hàng. Chi nhánh sẽ mời các giảng viên các trường, cơ sở đào tạo, Hội sở chính để tổ chức các khoá đào tạo trang bị và nâng cao kiến thức marketing, phân tích tài chính, thẩm định dự án, các nghiệp vụ của VCB có thể cung cấp đến khách hàng và kỹ năng kết hợp sao cho hiệu quả khi đối diện thương thảo với khách hàng.
Đối với các khoản nợ xấu đã phát sinh: Chi nhánh sẽ tích cực trong việc thu hồi nợ như: Yêu cầu doanh nghiệp bổ sung thêm tài sản bảo đảm, quản lý chặt chẽ tài sản bảo đảm, thương xuyên kiểm tra đôn đốc khách hàng thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh để đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng. Bên cạnh hoạt động đầu tư tín dụng cho khách hàng, Chi nhánh sẽ thực hiện các chính sách về phí trọn gói gồm cả lãi suất cho vay, phí thanh toán, phí đổ lương…Để có một mức phí cạnh tranh thu hút khách hàng không những sử dụng dịch vụ về tín dụng mà còn sử dụng dịch vụ về thanh toán XNK, thanh toán lương qua tài khoản. Vì vậy, để hạn chế rủi ro, hướng tới mục tiêu an toàn nhưng vẫn sinh lời, các Ngân hàng Thương mại đã tiến hành thẩm định các dự án thông qua hoạt động thực tiễn của mình và họ ngày càng có ý thức được tấm quan trọng của việc thẩm định dự án trước khi ra quyết định tài trợ cho các dự án xin vay vốn.
Nền kinh tế trong nước nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng gặp nhiều khó khăn như hạn hán, bão lũ, dịch bệnh, cùng sự thay đổi thất thường của thị trường chứng khoán, bất động sản, vàng; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng mạnh (12,6%), chỉ số lạm phát ở mức cao đã khiến cho hoạt động huy động vốn khó khăn và tạo sức ép tăng lãi suất của các ngân hàng trong nước. Trước bối cảnh thuận lợi và khó khăn đan xen như vậy, Chi nhánh Bắc Ninh nói riêng cũng như hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nói chung đã đồng sức đồng lòng cùng nhau vượt qua khó khăn, rộng mở đón nhận thời cơ, chuyển mình cùng nhịp phát triển thời đại và công nghệ.