MỤC LỤC
Viện di truyền nông nghiệp hàng năm áp dụng phương pháp di truyền học hiện đại, kết hợp giữa phương pháp lai hữu tính và đột biến thực nghiệm đã chọn tạo nhiều giống đậu tương mới theo tiêu chuẩn và thích ứng rộng cho năng suất cao có thể trồng cả vụ nóng và vụ lạnh một cách ổn định, chất lượng hạt tốt (Đậu nành, 1996)[11]. Nghiên cứu chỉ số chọn lọc và các tham số ổn định kiểu hình trong công tác chọn tạo giống đậu tương, Nguyễn Tấn Hinh, (1992) [15] cho rằng năng suất hạt đậu tương có hệ số biến động kiểu hình rất lớn nhưng lại có hệ số di truyền tương đối thấp, đồng thời có hệ số tương quan kiểu hình và tương quan di truyền thuận chặt với số quả chắc/cây, số đốt mang quả, số cành cấp I, số đốt trên thân chính và số hạt/quả. Theo các tác giả còn cho biết giữa năng suất hạt với các tính trạng số lượng có mối quan hệ với nhau, xác định được mối quan hệ của năng suất với các tính trạng số lượng và phạm vi biến động giữa các tính trạng đó sẽ đưa ra được phương hướng tác động hợp lý để nâng cao năng suất nhưng biến động theo điều kiện trồng trọt thì nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật tác động, những tính trạng tương đối ổn định (hệ số biến động thấp) có thể căn cứ khi chọn giống.
DT84 là giống ngắn ngày có khả năng thích ứng rộng, có tiềm năng năng suất cao, cho năng suất thực tế trung bình cao hơn các giống đậu tương khác cùng thời gian sinh trưởng từ 10-30%, chống chịu thời tiết bất thuận, chống chịu sâu bệnh khá, chất lượng hạt tốt, dễ để giống (Mai Quang Vinh và cộng sự, 1995) [32].
Vật liệu nghiên cứu bao gồm 28 dòng đậu tương nhập nội từ Australia và giống DT84 làm đối chứng.
Cách làm: nhổ 3 cây liên tiếp trên ô.Trước khi nhổ, tưới đẫm nước sau đố dùng bay sắn lấy nguyên cả bộ rễ, rửa sạch, vặt toàn bộ nốt sần hữu hiệu đến số lượng và cân khối lượng ô sau đó lấy hiệu trung bình 3 lần nhắc lại. Điều kiện ngoại cảnh có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng, phát triển và hoạt động sinh lý, sinh hóa của cây trồng nói chung và cây đậu tương nói riêng. Vì vậy, bên cạnh quá trình nghiên cứu và đánh giá các chỉ tiêu liên quan đến thí nghiệm, chỳng tụI đó tiộn hành theo dừi diến biến thời tiết khớ hậu tại vựng thớ nghiệm xem có thích hợp với sinh trưởng, phát triển của từng giai đoạn hay không.
Sang tháng 4 nhiệt độ trung bình là 240C, lượng mưa là 40,5 mm, ẩm độ là 85%, điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi cho sự sinh trưởng,phát triển của cây vào giai đoạn phân cành, ra hoa.
Qua nghiên cứu các dòng đậu tương tham gia thí nghiệm trong hai vụ chúng tôi thấy: các giống thí nghiệm trong vụ Xuân ra hoa muộn hơn vụ Đông Ở vụ Xuân 2005, thời gian từ gieo đến ra hoa của các dòng chênh lệch khá lớn, biến động từ 48-58 ngày. Thời kỳ hạt mẩy là thời kỳ khủng hoảng nhất trong đời sống của cây đậu tương, lúc này bất kỳ một tác động nào cũng sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất của cây đậu tương. Kết quả thí nghiệm qua bảng 3.2 cho thấy: Thời gian từ gieo đến chắc xanh của các dòng đậu tương phụ thuộc vào giống và thời vụ.
Khả năng chống chịu của các dòng đậu tương tham gia thí nghiệm Sự chuyển biến mạnh mẽ trong nông nghiệp là kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao hệ số sử dụng đất đai, đưa vào nhiều giống mới có khả năng đầu tư thâm canh cao. Sự phát triển của sâu bệnh liên quan tới từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây, đồng thời có quan hệ chặt chẽ tới thời tiết khí hậu, kỹ thuật canh tác và khả năng chống chịu của giống. Qua theo dừi thớ nghiệm chỳng thấy cỏc dũng đậu tương tham gia thớ nghiệm đều có khả năng chống đổ khá tốt, biến động từ điểm 1 đến điểm 2.
Các chỉ tiêu về hình thái như chiều cao cây, số cành cấp I, số đốt/thân chính đều có liên quan trực tiếp hay gián tiếp tới sự tích lũy vật chất khô và năng suất của đậu tương. Để giám định giống đậu tương các nhà chọn giống căn cứ vào đặc tính sinh vật học và nhiều đặc điểm về hình thái để phân loại giống, nhận biết các giống đậu tương khác nhau. Qua theo dừi cỏc dũng đậu tương tham gia thí nghiệm chúng tôi thấy; các dòng đều có loại hình sinh trưởng hữu hạn, tương đương với giống đối chứng DT84.
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà chọn giống đậu tương dựa trên chỉ tiêu sinh lý: Các giống có lá hình trứng nhọn, trứng tròn thì khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng tốt hơn, khả năng quang hợp nhiều hơn so với loại lá dạng lưỡi mác. Màu sắc hoa và màu sắc thân có tương quan chặt chẽ với nhau, giống đậu tương có hoa trắng thì thân xanh, giống đậu tương có hoa tím thì thân tím.
Thời kỳ đầu của giai đoạn này cây sinh trưởng rất chậm, trong khi đó bộ rễ của nó lại phát triển nhanh cả về chiều sâu lẫn chiều ngang, các nốt sần trên rễ được hình thành và phát triển, mở đầu cho hoạt động cố định đạm khí trời để cung cấp cho cây. Trong thời gian này thân, cành, rễ, lá vẫn tiếp tục phát triển mạnh, cây tiêu thụ rất nhiều dinh dưỡng, cần đáp ứng đầy đủ phân bón và nước cho cây để cây nở nhiều hoa, hoa nở tập trung, tỷ lệ đậu quả cao sẽ cho năng suất cao. Ngay sau khi cây phân hóa mầm hoa cần chú ý điều chỉnh để tránh sinh trưởng sinh dưỡng quá mạnh gây hiện tượng mất cân đối với sinh trưởng sinh thực sau này dẫn đến làm rụng hoa, rụng quả nhiều, cây lốp đổ, sâu bệnh nhiều, năng suất thấp.
Các yếu tố ngoại cảnh như: Nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa đều ảnh hưởng đến giai đoạn này, nếu trong thời gian ra hoa gặp nhiệt độ thấp, mưa nhiều và mưa kéo dài làm ảnh hưởng đến sự ra hoa và đậu quả. Hàm lượng dầu trong hạt được ổn định sớm vào thời kỳ hạt đang phát triển, nhưng hàm lượng protein thì vẫn còn chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh và dinh dưỡng của cây cho đến cuối thời kỳ của quá trình chín. Ngoài việc dùng để phân biệt giống còn là chỉ tiêu liên quan chặt chẽ tới năng suất, các chỉ tiêu này biểu hiện bên ngoài qua mức độ sinh trưởng, mức độ thích nghi của giống trong điều kiện ngoại cảnh cụ thể.
Một giống đậu tương tốt ngoài khả năng cho năng suất cao, chất lượng tốt còn phải có khả năng chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh bất thuận như hạn, úng, đổ và đặc biệt là khả năng chống chịu sâu bệnh. Qua số liệu bảng 3.10 chúng tôi thấy chỉ số diện tích lá và khả năng tích lũy vật chất khô của các dòng đậu tương thí nghiệm tăng dần qua các thời kỳ sinh trưởng và đạt cao nhất ở thời kỳ chắc xanh. Ở thời kỳ này khả năng tích luỹ vật chất khô của dòng E032B-5 tương đương với đối chứng (sai khác không có ý nghĩa), các dòng còn lại đều có khả năng tích luỹ vật chất khô cao hơn đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 99%.
Năng suất hạt đậu tương là kết quả tổng hợp hàng loạt các yếu tố cấu thành năng suất như: số quả chắc/cây, số quả một hạt/cây, số quả 2 hạt/cây, số quả 3 hạt/cây, trọng lượng hạt/cây, khối lượng 1000 hạt. Khả năng hình thành quả và hạt bị chi phối bởi nhiều yếu tố ngoại cảnh.Trong điều kiện ngoại cảnh như nhau thì khả năng biểu hiện các tính trạng trên phụ thuộc chủ yếu vào giống, tuy vậy các biện pháp kỹ thuật tác động cũng làm thay đổi một phần nào đó các yếu tố cấu thành năng suất, tạo nên sự cân bằng có lợi cho việc hình thành năng suất của đậu tương.
Tuy nhiên ở vụ Đông 2005 các dòng bị sâu đục thân và đục quả nặng hơn vụ Xuân nên ảnh hưởng đến năng suất của các dòng đậu tương thí nghiệm. Qua nghiên cứu chúng tôi thấy trong điều kiện vụ Xuân năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng tham gia thí nghiệm khảo sát cao hơn trong vụ Đông. Tất cả các dòng đều có năng suất thực thu cao hơn giống đối chứng DT84 ở mức tin cậy 99%.