MỤC LỤC
Trong hoạt động ngoại thương, ngân hàng với vai trò là trung gian thanh toán, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài trợ TMQT không thể bị thiếu; đồng thời cũng nhờ hoạt động tài trợ TMQT phát triển đã tác động ngược trở lại, tạo điều kiện mở rộng phạm vi của hoạt động ngoại thương làm cho hoạt động diễn ra một cách sôi nổi, trôi chảy, góp phần phát triển kinh tế đất nước. Căn cứ vào tình hình cụ thể và những biến động trên thị trường mà nhà nước áp dụng chính sách quản lý ngoại hối tự do hay cố định (hiện tại ở Việt Nam, chính phủ thực hiện chính sách quản lý ngoại hối thả nổi có điều tiết theo biến động thị trường).
Trong nhiều năm gần đây, trọng tâm hoạt động của ngân hàng đã chuyển sang các nước đang phát triển có nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ gấp đôi tốc độ tăng trưởng của các nước công nghiệp và ngân hàng đã chú trọng đến tài trợ xuất khẩu hàng và dịch vụ về môi trường, đó là những mặt hàng đang có nhu cầu lớn đối với các nước đang phát triển, mở rộng số lượng các doanh nghiệp nhỏ của Mỹ tham gia vào các chương trình của NH Ex – Im Bank. Hệ thống NHTM nói chung, ngân hàng ngoại thương Việt Nam nói riêng cần có chiến lược đào tạo đội ngũ cán bộ tín dụng xuất nhập khẩu, cán bộ kinh doanh đối ngoại am hiểu những vấn đề lý luận nghiệp vụ tài trợ thương mại quốc tế, chủ động vận dụng vào hoạt động thực tiễn để làm tốt nhiệm vụ của mỗi cá nhân và toàn bộ hệ thống NHTM.
Với bề dày kinh nghiệm và đội ngũ cán bộ tinh thông nghiệp vụ, được đào tạo bài bản về lĩnh vực tài chính, ngân hàng, có kiến thức về kinh tế thị trường, trình độ ngoại ngữ, có khả năng thích nghi nhạy bén với môi trường kinh doanh hiện đại và mang tính hội nhập cao…, Vietcombank vẫn luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng như của hơn bốn triệu khách hàng cá nhân. Trên cơ sở hợp tác cùng có lợi, các ngân hàng đại lý đó giỳp Vietcombank tổ chức nhiều chuyến khảo sát, thực tập, đào tạo ngắn hạn, hội thảo trong và ngoài nước cho cán bộ của ngân hàng về các nghiệp vụ ngân hàng như tài trợ thương mại, quản lý vốn và kinh doanh ngoại tệ, đầu tư, thẩm định dự án, quản lý rủi ro, thẻ, chứng khoán, ngân hàng điện tử,… Qua đó, cán bộ Vietcombank đã tiếp thu và học tập được kiến thức, kinh nghiệm và công nghệ tiên tiến từ các ngân hàng nước ngoài để ứng dụng trong thực tế. • Phát triển các tiện ích nhằm mục đích giảm thiểu các thao tác tác nghiệp và nâng cao khả năng kiểm soát rủi ro của các bộ phận nghiệp vụ như: chức năng quản trị quyền lập giao dịch liên quan tới tài khoản trung gian, chức năng in điện báo nợ/bỏo cú IBT-Online theo hình thức bảng kê, chương trình đối chiếu tự động tài khoản tiền gửi chi nhánh tại Hội sở chính.
Tài trợ thương mại quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Vietcombank là phương thức tài trợ rất thường xuyên và chủ yếu chiếm đến 80% số lượng các giao dịch cũng như doanh số hoạt động trong tổng doanh số tài trợ, quyết định phần lớn đến hiệu quả của hoạt động tài trợ, doanh số tăng trưởng ở mức khá ổn định, hầu hết năm sau đều có tăng trưởng cao hơn năm trước, tuy nhiên năm 2009, 2010 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế các quốc gia gặp khó khăn nờn đó tác động làm doanh số tài trợ nhập khẩu của Vietcombank giảm mạnh so với những năm trước đó. Các chi nhánh chỉ thực hiện chiết khấu chứng từ xuất khẩu khi có bảo lưu quyền truy đòi người ký phát hối phiếu trong trường hợp ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận không thanh toán, ngoài ra, L/C và bộ chứng từ phải đảm bảo sự phù hợp, không có các yếu tố gây bất lợi cho chi nhánh và phải có đơn xin chiết khấu cùng cam kết thực hiện quyền truy đòi của ngân hàng đối với khách hàng trong trường hợp không đòi được tiền của ngân hàng phát hành và chịu các khoản phí có liên quan. Khối lượng tiền thanh toán được sử dụng ở phương thức này thể hiện ở chỉ tiêu “Nhờ thu đi” và “Nhờ thu đến”, cũng cho thấy rằng uy tín của các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào thị trường quốc tế là chưa cao khi mà doanh số nhờ thu đi năm 2009 là 5018 món với số tiền là 527 triệu USD trong khi doanh số nhờ thu đến là 4934 món với giá trị thì lại nhỏ hơn là 402 triệu USD.
Ví dụ: Năm 2009 đã tham gia tài trợ và mở L/C cho Tổng công ty xăng dầu Việt Nam để nhập dây chuyền máy móc thiết bị cho dự án đầu tư tàu chở dầu thành phẩm trọng tải 105000 DWT; dự án hợp tác tài trợ 1 tỷ USD cho tổng công ty điện lực Việt Nam cho việc xây dựng các nhà máy thủy điện; tài trợ cho các hợp đồng mua máy bay, tàu biển, khai thác than, dầu khớ,v.v… chiết khấu chứng từ xuất khẩu gạo, nông lâm hải sản tạo vốn cho các doanh nghiệp xuất khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh, Cà Mau, An Giang,…. Mặc dù hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của Vietcombank là rất phát triển, tuy nhiên các phương thức tài trợ chủ yếu là tín dụng chứng từ (chiếm đến 80% số lượng các giao dịch), phương thức bảo lãnh và bao thanh toán chưa được sử dụng phổ biến, chưa có quy trình làm việc cụ thể, trong khi dịch vụ thanh toán bằng hai phương thức này ở nước ngoài thỡ khỏ phát triển, điều này sẽ có những ảnh hưởng nhất định. Với mô hình thanh toán quốc tế phân tán thực hiện giao dịch tại các chi nhánh dẫn tới tăng chi phí quản lý, tăng độ rủi ro của giao dịch (vì kinh nghiệm xử lý của cán bộ chi nhánh đôi khi còn hạn chế), không quản lý chặt chẽ được khách hàng (có thể xảy ra trường hợp đôi khi khách hàng hết hạn mức tại chi nhánh này, họ sẽ chuyển giao dịch mới sang chi nhánh khác), thậm chí còn có thể xảy ra hiện tượng tranh giành khách hàng.
+/ Quy chế hoạt động bao thanh toán đã được NHNN Việt Nam ban hành (kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/09/2004 của Thống đốc NHNN) quy định khách hàng được tổ chức tín dụng bao thanh toán là các tổ chức kinh tế trong nước và ngoài nước cung ứng hàng hóa và được thụ hưởng các khoản phải thu phát từ việc mua bán hàng hóa theo thỏa thuận giữa bên bán hàng và bên mua hàng tại hợp đồng mua bán hàng. Để chủ động được nguồn ngoại tệ phục vụ khách hàng trong điều kiện cung cầu ngoại tệ chưa ổn định, Vietcombank cần đẩy mạnh hơn nữa các hình thức kinh doanh ngoại tệ, cho phép các chi nhánh được chủ động mua bán ngoại tệ với các NHTM khác ngoài hệ thống kể cả mua bán giao ngay và mua bán kỳ hạn, tạo mối quan hệ để khi có nhu cầu cấp bách về nguồn vốn thanh toán thì có thể mua được từ những ngân hàng này. Bố trí cán bộ có trình độ, hiểu biết và kinh nghiệm thực tiễn sâu rộng trong lĩnh vực tài trợ thương mại làm công tác tiếp thị để cung cấp cho khách hàng những thông tin cập nhật về các xu hướng biến động của tiền tệ, các biện pháp phòng ngừa rủi ro, tư vấn cho khách hàng trong việc lựa chọn các ngân hàng giao dịch tư vấn giúp khách hàng từ khi đàm phán ký kết hợp đồng để có thể đạt được những điều khoản có lợi….
Trước những thách thức về nghững nội tại, cũng như sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng, xuất phát từ thế mạnh và các điểm yếu của mình, NHCTVN cần phải đẩy mạnh tiến độ ứng dụng công nghệ tin học vào hoạt động ngân hàng để thực sự phục vụ tốt cho phát triển kinh tế của đất nước bảo đảm cho tiến trình hội nhập thuận lợi và đây cũng là điều kiện dể nâng caohieej quả thực hiện tài trợ thương mại quốc tế. Bên cạnh đó cần có các văn bản liên ngành phối hợp chặt chẽ hoạt động của ngân hàng và hoạt động của các bộ, ngành có liên quan như thương mại, tư pháp, hải quan, thuế,… nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cỏc bờn liên quan, chỉ đạo các ngành hữu quan thống nhất thực hiện các văn bản đã ban hành về nghiệp vụ tài trợ thương mại quốc tế, tránh mâu thuẫn lẫn nhau trong quá trình hướng dẫn thực hiện. Do tỷ giá có tính nhạy cảm cao, ảnh hưởng rất rộng đến tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực nhập khẩu nên việc điều hành chính sách tỷ giá phải được tiến hành theo từng giai đoạn, trước mắt nới lỏng dần biên độ dao động, tiến tới dỡ bỏ biên độ, không trực tiếp ấn định tỷ giá mà chỉ can thiệp ở tầm vĩ mô trên thị trường ngoại hối để tỷ giá biến động có lợi cho nền kinh tế đồng thời chuyển hướng từ từ sang cơ chế tỷ giá thả nổi tự do có sự quản lý của Nhà nước, bằng việc sử dụng các công cụ lãi suất để điểu tiết thị trường tiền tệ.