MỤC LỤC
Bên cạnh những vấn đề đó, việc bảo vệ vị trí cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm việc duy trì hàng rào hợp pháp ngăn cản sự xâm nhập từ bên ngoài, những hàng rào này là: lợi thế do sự sản xuất trên qui mô lớn, đa dạng hoá sản phẩm, sự đòi hỏi của nguồn tài chính lớn, chi phí chuyển đổi mặt hàng cao, khả năng hạn chế trong việc xâm nhập các kênh tiêu thụ vững vàng và ưu thế về giá thành mà đối thủ cạnh tranh không tạo ra được (độc quyền công nghệ, nguồn nguyên liệu thuận lợi hơn). Nếu sự tương tác của các điều kiện nói trên làm cho doanh nghiệp không đạt được mục tiêu của mình thì doanh nghiệp phải cố thay đổi vị thế của mình trong việc thương lượng giá bằng cách thay đổi một hoặc nhiều điều kiện nói trên hoặc phải tìm khách hàng có ít ưu thế hơn.
Bộ máy quản trị hợp lý, xây dựng một kế hoạch sản xuất kinh doanh khoa học phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp, có sự phân công, phân nhiệm cụ thể giữa các thành viên trong bộ máy quản trị, năng động nhanh nhạy nắm bắt thị trường, tiếp cận thị trường bằng những chiến lược hợp lý, kịp thời nắm bắt thời cơ, yếu tố quan trọng là bộ máy quản trị bao gồm những con người tâm huyết với hoạt động của công ty sẽ đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao. Ngược lại nếu cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp bất hợp lý, có sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ khụng rừ ràng, cỏc bộ phận hoạt động kộm hiệu quả, khụng khớ làm việc căng thẳng cạnh tranh không lành mạnh, tinh thần trách nhiệm và ý thức xây dựng tổ chức bị hạn chế thì kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ không cao.
Cỏc bộ phận trực thuộc cụng ty được phõn cụng rừ ràng về chức trỏch và cỏc Trưởng bộ phận có trách nhiệm chỉ huy, sử dụng các nguồn lực có sẳn của bộ phận mình hoàn thành nhiệm vụ được giao, phối hợp với các bộ phận khác cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu, chiến lược công ty đề ra và phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty về hoạt động của bộ phận mình quản lý. Chủ yếu là các dự án xây dựng có quy mô lớn như: Cao ốc văn phòng, cao ốc phức hợp, căn hộ cao cấp, chung cư, nhà xưởng, bệnh viện,…Khách hàng chủ yếu là các nhà thầu xây dựng, các công ty kỹ thuật điện, công ty thương mại, chủ đầu tư dự án. Nguyên nhân của việc giảm sút này là do năm 2009 tình hình kinh tế cả nước nói chung đang gặp khó khăn do chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, thị trường xây dựng nói riêng chưa phục hồi cộng thêm khó khăn về tài chính của các doanh nghiệp xây dựng và chủ đầu tư dự án đã làm nhu cầu tiêu thụ mặt hàng chiếu sáng giảm sút đã ảnh hưởng lớn doanh số bán hàng của công ty.
Do tình hình tiêu thụ gặp khó khăn nên chi phí bán hàng mà chủ yếu là các khoản như chi phí vận chuyển, huê hồng cho người mua, chi phí quảng cáo, chi phí mua nguyên liệu phục vụ cho công tác bán hàng, chi phí mua ngoài cũng bị cắt giảm. Vòng quay hàng tồn kho là chỉ tiêu kinh doanh khá quan trọng bởi vì sản xuất dự trữ hàng hóa để tiêu thụ nhằm đạt mục đích doanh số và lợi nhuận như mong muốn trên cơ sở đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường. 100% lực lượng bán hàng dự án hiện nay trong công ty có trình độ dưới đại học nên phần nào còn hạn chế trong việc nắm bắt cũng như ứng dụng những tiến bộ mới nhất của khoa học kỹ thuật hay những phương pháp làm việc tiên tiến vào công tác kinh doanh.
Nhiều dự án lớn có mặt sản phẩm DUHAL như sân bay Tân Sơn Nhất, Cao ốc Mê Linh Point, Vicom Center, The Manor, Nhà điều hành EVN, … Bên cạnh đó DUHAL còn có hệ thống phân phối sỉ và lẻ khắp cả nước, ngoài ra còn vươn ra xuất sang một số thị trường trong khu vực như Camphuchia, Lào,…Công ty Long Phương Đông hiện nay là công ty thành viên của DUHAL, là nhà phân phối chủ yếu sản phẩm DUHAL và một số thương hiệu chiếu sáng nổi tiếng khác như PHILIPS, OSRAM. Bên cạnh đó, sản phẩm DUHAL theo đánh giá hiện nay chưa thật đa dạng và có xu hướng tụt lại so với các sản phẩm tương đương, tỷ lệ hỏng hay sản phẩm không đạt chất lượng tăng mà cụ thể nhất là công tác bảo hành ngày càng nhiều hơn.
Ngoài ra hiện nay có nhiều đối thủ và sản phẩm mới xuất hiện đã làm cạnh tranh thêm gay gắt hơn. Điều này sẽ làm giảm thị phần, thu hẹp thị trường của công ty nếu công ty không có những chính sách kinh doanh hợp lý. Đây là những thách thức không nhỏ cho công ty trong việc tăng doanh thu, tăng lợi nhuận theo đà phát triển của năm 2010.
Thứ hai công ty nên tổ chức các buổi trao đổi về kinh nghiệm bán hàng vào mỗi thứ bảy hàng tuần để nhân viên có thể giao lưu, trao đổi học hỏi thêm những kinh nghiệm làm việc và tăng cường tinh thần đoàn kết giữa các nhân viên với nhau. Hoặc công ty nên kết hợp với công ty DUHAL bằng việc cử nhân viên kinh doanh đi chung với nhân viên kinh doanh mảng đại lý của DUHAL đi công tác ở tỉnh, hoặc thuê ô tô của DUHAL với chi phí thấp để chở nhân viên công ty mình đi khảo sát thị trường tỉnh. Quản lý chặt chẽ các chi phí phục vụ hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty như: chi phí điện nước, văn phòng phẩm,… Đó là hạn chế việc phung phí không cần thiết bằng cách đề ra các quy định, hạn mức tiêu thụ hàng tháng cho mỗi bộ phận.
Nhìn chung thời gian qua mặc dù đã có rất nhiều kết quả đáng ghi nhận, nền kinh tế cả nước phát triển đi lên, các doanh nghiệp cũng có nhiều điều kiện để phát triển, khẳng định mình trong kinh doanh và có thể nói tất cả các doanh nghiệp còn tồn tại được đến thời điểm này thì đều phải đạt được những hiệu quả nhất định trong kinh doanh. Vậy có thể nói thực tế thời gian qua cùng với việc chuyển đổi cơ chế kinh tế đã gây ra không ít xáo trộn cho nên kinh tế đất nước, một mặt vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát huy tính sáng tạo tự chủ nhằm tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng thu lợi nhuận, một mặt chính những chuyển đổi đó đã gây rất nhiều khó khăn thách thức đối với các doanh nghiệp trong sản xuất - kinh doanh nói chung và trong việc phấn đấu tăng lợi nhuận nói riêng. Chính bất cập của cơ chế chính sách mới ở chỗ mới chỉ tập trung ở mức độ quản lý sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp nhằm cải tạo một môi trường kinh doanh ổn định, thống nhất chứ chưa thực sự tạo thành một hành lang pháp lý hoàn chỉnh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm ăn tìm kiếm lợi nhuận như: chính sách bảo hộ mậu dịch đối với hàng nội địa, chính sách chống hàng giả, hàng nhập lậu, chính sách động viên thuế của doanh nghiệp vào ngân sách Nhà nước.
Tính bất cập trong cơ chế chính sách quản lý đưa đến hiện tượng “lãi giả, lỗ thật”, Vấn đề đặt ra ở đây là để nâng cao hoạt động sản xuất - kinh doanh nói chung của toàn bộ nền kinh tế không những chỉ yêu cầu từ phía doanh nghiệp trong việc tập trung sản xuất hiệu quả để tìm kiếm lợi nhuận mà còn cần có những biện pháp vĩ mô của nhà nước trong việc nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa Việt nam theo hướng hội nhập Quốc tế và chiến thắng ngay trong thị trường nội địa, giúp các doanh nghiệp việt nam tồn tại và phát triển, sản xuất - kinh doanh thực sự có hiệu quả và có nhiều lợi nhuận. Qua quá trình hình thành và phát triển công ty CP Long Phương Đông cho thấy bắt đầu từ những tháng ngày đầu tiên đầy khó khăn gian khổ, công ty đã không ngừng phấn đấu đi lên trở thành một doanh nghiệp lớn mạnh có uy tín trên thị trường.