MỤC LỤC
BHXH thành phố Hà Nội được thành lập theo quyết định số 15/QĐ – TCCB, ngày 15/6/1995 của Tổng Giám Đốc BHXH Việt Nam trên cơ sở sáp nhập BHXH của Sở lao động thương binh xã hội và BHXH thuộc liên đoàn Thành phố Hà Nội. Với nhiệm vụ cơ bản là thực hiện quản lý thu, chi giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động tham gia BHXH và những người được hưởng chế độ chính sách BHXH trước năm 1995. Từ tháng 1/2003, tiếp nhận bộ máy cán bộ chức năng, nhiệm vụ của Bảo hiểm Y tế Hà Nội và Bảo hiểm Y tế các ngành Giao thông vận tải , Dầu khí, Ngành Than chuyển sang, từ đây BHXH thành phố thực hiện hoàn toàn diện chính sách BHXH và BHYT bắt buộc, tự nguyện đối với nhân dân lao động Thủ đô.
Dưới sự lãnh đạo của thành uỷ, Hội đồng nhân nhân, Uỷ ban nhân dân Thành phố, sự chỉ đạo trực tiếp của BHXH Việt Nam cùng với sự phối kết hợp có hiệu quả của các Sở, Ban, Ngành Thành phố và các quận huyện, ngay từ khi mới được thành lập, BHXH thành phố đã sớm ổn định đảm bảo tổ chức, đảm bảo cho hệ thống bộ máy hoạt động thông suốt, đồng bộ nhịp nhàng, hiệu quả và bước đầu đã khẳng định được vị trí của BHXH là một ngành sự nghiệp phục vụ lợi ích của người lao động. 10 năm qua BHXH Thành phố không ngừng phát triển cả về bộ máy tổ chức cán bộ và chất lượng hoạt động, đủ sức gánh vác nhiệm vụ. BHXH Thành phố thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp thường xuyên cho 260.370 người về hưu, mất sức lao động và đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng trên địa bàn đầy đủ, kịp thời trước ngày 10 hàng tháng.
Mỗi năm giải quyết chế độ BHXH đối với trên 20.000 người hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng theo đúng quy định. Với những thành tích nêu trên, BHXH Thành phố Hà Nội đã được Đảng Nhà nước ghi nhận bằng nhiều phần thưởng cao quý.
Bộ phận Chế độ, chính sách có chức năng giúp Giám đốc quản lý toàn bộ các chế độ BHXH và tổ chức thực hiện 3 chế độ BHXH: Hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp trên địa bàn đối với người lao động tham gia BHXH bắt buộc và tự nguyên theo quy định như của pháp luật. Phối hợp với bộ phận Quản lý Thu, bộ phận Giám định chi, bộ phận kế toán và bộ phận Bảo hiểm tự nguyện giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội theo quy định. - Xây dựng kế hoạch chi trả các chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, khám chữa bệnh hàng quý, năm theo hướng dẫn của BHXH Thành phố và chuyển cho bộ phận Kế toán chuẩn bị nguồn để cấp phát cho đối tượng.
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình tổ chức thực hiện BHXH tự nguyện tại địa phương, đề xuất giải pháp xử lý những vướng mắc và kiến nghị biện pháp phát triển, mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. - Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp quản lý các đối tượng tham gia BHXH, BHYT thuộc diện bắt buộc hay tự nguyện đóng trên địa bàn quận đều phải đăng ký tham gia BHXH – BHYT với BHXH quận Long Biên. (2)Hàng tháng, nếu có sự biến động tăng giảm so với danh sách đã đăng ký tham gia BHXH, BHYT, tiền lương hoặc phụ cấp thì đơn vị quản lý đối tượng phải lập danh sách điều chỉnh theo mẫu C47 – BH và gửi lên cơ quan BHXH quận để điều chỉnh kịp thời.
(3)Hàng quý hoặc định kỳ theo hợp đồng đã ký kết cơ quan BHXH quận Long Biên và các đơn vị quản lý đối tượng tiến hành đối chiếu số liệu nộp BHXH, BHYT và lập biên bản theo mẫu C46 – BH dựa trên nguyên tắc ưu tiên tính đủ mức đóng BHYT bắt buộc để xác định số tiền thừa thiếu còn phải nộp trong quý. Việc đối chiếu này được tiến hành dựa trên căn cứ là danh sách tham gia quỹ tiền lương trích nộp BHXH, danh sách tăng giảm lao động, quyết định nâng hay giảm lương của các đơn vị sử dụng lao động với người lao động và bảng thanh toán lương cho người lao động của đơn vị. (4)Trước ngày 30/11 hàng năm đơn vị quản lý đối tượng trên địa bàn quận Long Biên có trách nhiệm lập và gửi danh sách lao động và quỹ tiền lương trích nộp BHXH theo mẫu C6 – BH hoặc “danh sách đối tượng tham gia BHYT” theo mẫu 45A – BH để đăng ký tham gia BHXH, BHYT của năm kế tiếp cho cơ quan BHXH quận Long Biên.
Không phải cứ đăng ký tham gia BHXH là người lao động sẽ được cập và ghi sổ ngay mà cơ quan BHXH quận Long Biên chỉ tiến hành cấp và ghi sổ BHXH cho những người lao động đã đóng được 3 tháng trở lên, còn với các đơn vị trong khu vực quốc doanh thì thời gian này là 01 năm.
BHXH mà các đơn vị gửi về để tiến hành các biện pháp xử phạt theo quy định. Với số tiền còn thiếu thì sẽ được các đơn vị đóng tiếp vào quý sau còn số tiền thừa cũng được trừ trực tiếp vào quý sau. Ngoài ra, BHXH quận Long Biên còn cấp và ghi sổ cho người tham gia bảo hiểm.
Sau đó người sử dụng lao động sẽ được các cán bộ tại cơ quan BHXH quận Long Biên hướng dẫn tận tình và chi tiết cách ghi sổ. Tuy nhiên chỉ có năm đầu tiên là BHXH quận Long Biên không hoàn thành được chỉ tiêu cấp trên giao cho. Số lao động tham gia BHXH trong các DNNN liên tục giảm, ngược lại các lao động trong khối DN NQD lại tăng nhanh.
Những vấn đề tồn tại trong công tác thu BHXH ở BHXH quận Long Biên. Về tiền lương đóng BHXH, các doanh nghiệp không đưa các khoản phụ cấp của người lao động vào danh sách trích nộp BHXH, không báo tăng mức nộp BHXH cho người lao động được tăng lương.
Phương hướng, nhiệm vụ của BHXH quận Long Biên trong thời gian tới
Trong thời gian qua, BHXH quận Long Biên cũng đã tổ chức nhiều đợt tuyên truyền về BHXH như: phát tờ rơi, tổ chức các buổi tọa đàm, nói chuyện về chính sách BHXH trong đó có người lao động tham gia. - Đối với những người lao động làm việc trong các ngành điện máy, xây dựng , thiết bị, các cán bộ cần phải tuyên truyền để họ thấy được họ cần thiết phải có BHXH bởi đây là những ngành rất dễ xảy ra tai nạn lao động. Tai nạn lao động có thể đến do những những người chủ sử dụng lao động không đảm bảo những điều kiện an toàn kỹ thuật cho người lao động như: không trang bị đầy đủ những thiết bị an toàn lao động, sử dụng các thiết bị cũ nhập từ nước ngoài hoặc các máy móc tự chế không đảm bảo tiêu chuẩn quy định của nhà nước.
Tai nạn lao động cũng có thể đến từ chính sự bất cẩn, thiếu hiểu biết, sự cẩu thả của người lao động do họ không được trang bị kiến thức không được huấn luyện các phương pháp lao động an toàn. Do vậy, việc tuyên truyền tham gia BHXH cần nhấn mạnh để cho doanh nghiệp thấy được tham gia cho người lao động không chỉ là trách nhiệm mà còn là sự cần thiết trong việc đảm bảo công việc kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài việc tuyên truyền về chính sách pháp luật, về các chế độ BHXH, giải đáp các thắc mắc của các đơn vị, hướng dẫn việc thực hiện các chế độ, BHXH cần phải quan tâm đến việc tuyên truyền về mục đích bản chất nhân đạo của BHXH.
- Thông qua các tổ chức công đoàn để tuyên truyền về chính sách BHXH cho người lao động và từ đó để họ đấu tranh đòi người sử dụng lao động phải nộp BHXH cho người lao động. Với công tác BHYT tự nguyện, cần phải đẩy mạnh tuyên truyền về chính sách BHYT tại các buổi họp của tổ dân phố, tại các gia đình nhất là những gia đình chưa có người tham gia BHYT. Đặc biệt trong dịp nghỉ hè, cơ quan BHXH quận Long Biên nên phối hợp với các trường chính trị ngành giáo dục đào tạo thông qua các lớp học chính trị, lớp học quản lý nhà nước để tranh thủ tuyên truyền về chính sách BHXH, BHYT.
Hơn nữa vào các dịp triển khai BHYT học sinh, BHXH quận Long Biên cần phối hợp với ngành giáo dục đào tạo cùng hệ thống thông tin đại chúng tiến hành mở đợt tuyên truyền trọng điểm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác triển khai BHYT học sinh đầu năm đạt kết quả cao.
KẾT LUẬN