Thực trạng và giải pháp quản lý, sử dụng đất làng nghề truyền thống Bát Tràng phục vụ phát triển bền vững

MỤC LỤC

Vị trí, vai trò của quản lý, sử dụng hợp lý đất làng nghề truyền thống cho sự phát triển bền vững của làng nghề

Nhiều cơ sở sản xuất ở những làng nghề với nghề truyền thống sản xuất đồ cơ kim khí, đồ gỗ, đồ gốm sứ … không có mặt bằng sản xuất đã lấn chiếm đất công cộng , đất giao thông , ao hồ, kênh mương …để tập kết vật tư , hàng hoá do đặc tính của những nghề truyền thống này yêu cầu cần phải có mặt bằng rộng. Sự phát triển của các làng nghề truyền thống diễn ra dưới sự tác động của quá trình công nghiệp hoá , hiện đại hoá, quá trình đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay cho nên nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất của các làng nghề là rất lớn có nghĩa là nhu cầu về mặt bằng sản xuất cũng tăng lên nhiều.

Chủ chương, chính sách của nhà nước về vấn đề quản lý, sử dụng đất hợp lý phục vụ cho phát triển làng nghề truyền thống

Chủ trương này luôn được đề cập trong các văn kiện của các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX của Đảng với mục tiêu thúc đẩy quá trìn công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn theo đường lối đổi mới của Đảng ; Tại Hội nghị lần thứ năm của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX đã ra Nghị quyết về đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp , nụng thụn thời kỳ 2001-2010 , trong đú đó chỉ rừ việc phỏt triển kết cấu hạ tầng và đô thị hoá nông thôn cũng như vạch ra giải pháp về quy hoạch :’’ Quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn phải dặt trong tổng thể chung của cả nước , trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển. Năm 2006 , chính phủ ban hành Nghị định 66/ 2006 /NĐ- CP (ngày 07/07/2006) về phát triển ngành nghề nông thôn , trong đó nhấn mạnh chương trình bảo tồn, phát triển làng nghề bao gồm: bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống, phát triển làng nghề gắn với du lịch, phát triển làng nghề mới, phong tặng nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân nhân dân, thương hiệu làng nghề thủ công nởi tiếng cho những đơn vị, cá nhân có công bảo tồn, phát triển ngành nghề thủ công truyền thống, ngành nghề mới ở nông thôn.

Bài học kinh nghiệm về khôi phục, phát triển và quản lý, sử dụng đất làng nghề truyền thống ở một số nước

Vì vậy, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, giải pháp nhằm kích thích các xí nghiệp hương trấn phát triển như : chính sách thuế (áp dụng mức thuế khác nhau cho các vùng và ngành nghề truyền thống khác nhau, đặc biệt ưu tiên các vùng khó khăn , miễn tất cả các loại thuế trong vòng 3 năm đầu tiên đối với các xí nghiệp mới thành lập); chính sách cho vay vốn với lãi suất ưu đãi ; chính sách xuất khẩu; chính sách bảo hộ hàng nội địa…đặc biệt Trung Quốc coi trọng việc phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp hoá , hiện đại hoá bằng nhiều chính sách mà hạt nhân là chính sách liên quan đến đất đai. Trong quá trình tiến hành công nghiệp hoá nền kinh tế đất nước, ngành nghề thủ công Nhật Bản bị phân hoá và phát triển theo hai hướng : một số phát triển nhanh chóng và đi lên công nghiệp hoá; một số khác tiếp tục phát triển theo hướng thủ công truyền thống.Tuy nhiên các cuộc khủng hoảng về nhiên liệu và một số tài nguyên thiên nhiên khác trên thế giới vào những năm 1970 khiến Chính Phủ Nhật Bản phải suy ngĩ lại về giá trị của các nghề thủ công truyền thống đã tồn tại lâu đời, sử dụng tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG BÁT TRÀNG

Giới thiệu tổng quan về làng nghề truyền thống Bát Tràng

Các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh đa dạng như : các công ty trách nhiệm hữu hạn, các công ty cổ phần, các doanh nghiệp tư nhân và đa số là các cơ sở sản xuất của hộ gia đình. Nhờ đó người dân có thể đóng góp để xây dựng, cải thiện và tu bổ hệ thống cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm… Các khu vui chơi, giải trí được xây dựng , các dịch vụ phục vụ đời sống cũng phát triển theo.

Thực trạng quản lý, sử dụng đất tại Bát Tràng

Hệ thống giao thông, điện, hệ thống chiếu sáng, bến cảng đón khách tham quan làng nghề truyền thống bằng đường sông, hệ thống cung cấp nước sạch và hệ thống thoát nước thải …được xây dựng, tu bổ đã tạo ra sự đồng bộ và hoàn chỉnh phục vụ tốt cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân. Tuy nhiờn chiều rộng bề mặt đường rất hẹp do việc xây dựng các nhà cao tầng , xưởng sản xuất trong khu dân cư lấn chiếm gây khó khăn cho việc vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm … Mặc dù đã có việc cấm việc sử dụng công nông vận chuyển trong làng nhưng hàng ngày cường độ vận chuyển hàng hoá , nguyên vật liệu bằng các phương tiện khác vẫn rất nhiều chính vì vậy đã làm cho bề mặt đường bị xuống cấp nghiêm trọng, mặt đường xuất hiện nhiêu ổ gà , bụi đất rất nhiều gây ảnh hưởng đến môi trường sống.

Quy hoạch sử dụng đất; Quy hoạch, sử dụng đất trong cụm công nghiệp làng nghề truyền thống Bát Tràng

- Tạo điều kiện để phát triển công nghiệp nhanh và bền vững nhờ cải thiện kết cấu cơ sở hạ tầng kỹ thuật (đường xá , cung ứng điện, thông tin liên lạc …) ; giải quyết vấn đề môi trường do tách khu sản xuất khỏi khu dân cư và có phương án xử lý chất thải, ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất. Nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác quy hoạch sử dụng đất làng nghề , quy hoạch cụm công ngiệp làng nghề đáp ứng yêu cầu phát triển , Bát Tràng đã có quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề .Vị trí nằm ở phía trong đê, đảm bảo yêu cầu xa khu dân cư, với tổng diện tích khoảng 16,03 ha.

Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại Bát Tràng

Nhằm tạo điều kiện thu hút các cơ sở sản xuất trong khu dân cư di dời ra cụm công nghiệp làng nghề thuê đất để mở rộng mựt bằng sản xuất do địa phương quản lý, Bát Tràng đã đưa ra những chính sách khuyến khích , ưu đãi. Cụm công nghiệp làng nghề truyền thống sau khi xây dựng xong cơ sở hạ tầng kỹ thuật, Địa phương cho thuê dưới hình thức đấu giá quyền sử dụng đất 50 năm với giá sàn là 2 triệu đồng / m2.

Tình trạng môi trường tại làng nghề truyền thống Bát Tràng

Hệ thống cống thoát nước ngầm dẫn nước thải sản suất và nước thải sinh hoạt chưa được tách riêng đều dẫn ra sông , đầm … Trong xã không còn nhiều ao vì đã bị lấp đi làm mặt bằng xây dựng nhà ở, cơ sở sản xuất… Còn một số những ao, đầm nhỏ cũng dần bị lấn ra. Theo kết quả khảo sát của Viện Khoa học và Công nghệ môi trường thuộc Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, thì mẫu nước thải ở làng nghề có thông số vượt quá tiêu chuẩn cho phép, nước mặt, nước ngầm đều có dấu hiệu ô nhiễm.

Nhận xét chung về tình hình quản lý và sử dụng đất làng nghề truyền thống Bát Tràng

Do quy hoạch thiếu sự tham gia của người dân ; Trong quá trình xây dựng quy hoạch chưa thực hiện một cách kỹ lưỡng việc điều tra , rà soát , tổng hợp , phân tích và dự báo các vấn đề liên quan .Thực hiện quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề còn chậm ; chưa đáp ứng được nhu cầu mở rộng mặt bằng sản xuất và chưa thực sự cải thiện được ô nhiễm môi trường. - Các chính sách về đất đai khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh , đầu tư phát triển mở rộng sản xuất nhưng thực tế chưa có chính sách bồi thường , hỗ trợ cho người bị thu hồi đất, giá bồi thường còn thấp trong khi đó giá cho thuê đất lại cao, chưa tạo điều kiện cho các hộ chuyển mục đích sử dụng đất và việc thực thi chưa nghiêm túc.

Nhu cầu và tiềm năng về đất đai để phát triển làng nghề truyền thống Bát Tràng

Nguyên nhân chủ yếu là do sự phát triển mạnh của nghề truyền thống ;các cơ sở sản xuất hình thành tự phát trong khu dân cư ; những khâu sản xuất ô nhiễm vẫn chưa được di dời hết ra xa khu dân cư để vào khu sản xuất tập trung ; Hệ thống cơ sở hạ tầng dần bị xuống cấp…. Với vị trí địa lý thuận lợi , cơ sở hạ tầng khá phát triển, có những nét văn hoá truyền thống đặc trưng, có những công trình tham quan nổi tiếng như Đình làng Bát Tràng , Những ngôi nhà cổ, những lò gốm cổ …Với nghệ thuật tinh hoá của nghề gốm , sản phẩm mang những nét văn hoá đặc trưng, đậm đà bản sắc dân tộc… Bát Tràng có nhiều lợi thế để phát triển du lịch làng nghề.

NHẰM QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG HỢP LÝ ĐẤT LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG BÁT TRÀNG

    Cần có sự tham gia của người dân trong ban quản lý môi trường của xã để nâng cao hơn nữa trách nhiễm của người dân trong việc bảo vệ môi trường sống của mình .Thực hiện chỉ đạo công tác vệ sinh môi trường: Thu gom rác thải, bố trí bãi rác hợp lý, thực hiện kế hoạch vét cống thoát nước…Tiến hành thu lệ phí môi trường theo các hộ sản xuất ; các khoản thu lệ phí môi trường và xử phạt môi trường được sử dụng để duy trì các hoạt động bảo vệ môi trường của địa phương. Cộng đồng dân cư có thể của từng xóm, từng thôn xây dựng hương ước trên cơ sở những quy ước truyền thống và có hướng dẫn của cơ quan quản lý môi trường , hương ước sẽ đưa ra những điều cấm, những điều phải thực hiện và những điều nay đã được sự nhất trí của cộng đồng về vấn đề bảo vệ môi trường sống.