Báo cáo thực tập tại Công ty dịch vụ tài chính kế toán và kiểm toán AASC: Hoạt động hiệu quả và phúc lợi cán bộ gia tăng

MỤC LỤC

Tình hình hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây

Các tập đoàn kinh tế , Tổng Công ty 90, 91, Tổng Công ty cao su Việt Nam, Tổng Công ty xi măng Việt Nam, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam, Tập đoàn bưu chính viễn thông, Tổng Công ty Bảo Minh, Tổng Công ty than và khoáng sản Việt Nam, Tổng Công ty lương thực miền Nam. Tình hình thu nhập của cán bộ Công nhân viên tăng lên gần 15% so với năm 2005 điều này góp phần khuyến khích cán bộ Công nhân viên hăng say làm việc, nâng cao tinh thần, thái độ làm việc, không ngừng học hỏi và tiếp thu kinh nghiệm để phục vụ tốt hơn cho công việc của mình.

Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý

• Đứng đầu ban giám đốc là Tổng giám đốc,Tổng giám đốc do Bộ trưởng Bộ tài chính bổ nhiệm, do đó phải chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ tài chính về toàn bộ hoạt động của Công ty.Tổng giám đốc Công ty có nhiệm vụ quản lý chung và quản lý trực tiếp các bộ phận hành chính tổng hợp, các phòng nghiệp vụ, kế toán, tin học, kiểm soát chất lượng và chi nhánh tại Quảng Ninh. Ngoài ra phũng tổng hợp cũn cú nhiệm vụ theo dừi và hạch toỏn cỏc nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong Công ty, tiến hành tính lương, thưởng cho cán bộ Công nhân viên và định kỳ tiến hành lập các báo cáo tài chính để hỗ trợ cho Ban giám đốc trong việc điều hành, quản lý Công ty.

Đặc điểm tổ chức bộ máy và Công tác kế toán của Công ty

 Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ tổ chức thực hiện Công tác kế toán, có chức năng giúp Giám đốc tổ chức, chỉ đạo toàn bộ Công tác kế toán, thông kê, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế về tình hình tài chính của Công ty, là người chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, trách nhiệm của kế toán trưởng là rất lớn, đó là: Tổ chức Công tác kế toán, ghi chép phản ánh chính xác, trung thực kịp thời và đầy đủ tài sản, phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, điều hành, chỉ đạo bộ máy kế toán hiện hành đồng thời chịu trách nhiệm thanh toán với ngân sách Nhà nước, tổ chức bảo quản, lưu giữ chứng từ kế toán.  Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ lập báo cáo kế toán và phụ trách hạch toán cỏc phần hành kế toỏn, theo dừi cỏc khoản Cụng nợ, cỏc khoản vốn bằng tiền, các khoản thuế, lệ phí, chi trả lương, thưởng, trợ cấp bảo hiểm xã hội, theo dừi phản ỏnh sự biến độngcủa TSCĐ, tiến hành trớch khấu hao tài sản cố định….

Tổ chức Công tác kiểm toán tại Công ty dịch vụ tài chính kế toán và kiểm toán AASC

Tổ chức Công tác kiểm toán tại Công ty AASC Quy trình kiểm toán chung

    Với các khách hàng mới, các kiểm toán viên của AASC tiến hành thu thập các thông tin chung về khách hàng như lĩnh vực hoạt động, loại hình doanh nghiệp, hình thức sở hữu, Công nghệ sản xuất, tổ chức bộ máy quản lý, thực tế hoạt động, các hợp, đồng biên bản họp hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị để đánh giá yêu cầu của khách hàng, khả năng đáp ứng của Công ty, các yếu tố về chi phí, các rủi ro có thể gặp phải để đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán. Tại Công ty AASC, chương trình kiểm toán được thiết lập từ trước cho từng khoản mục.Mục tiêu của chương trình kiểm toán là để khẳng định xem BCTC được lập và tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực Quốc tế và Việt Nam, kế toán đã thực hiện chính xác các nghiệp vụ điều chỉnh và các bút toán thông thường qua đó các kiểm toán viên của Công ty AASC sẽ đưa ra các thủ tục kiểm toán chi tiết. Các kiểm toán viên triển khai một cách chủ động và tích cực các kế hoạch, chương trình kiểm toán nhằm đưa ra những ý kiến xác thực về mức độ trung thực và hợp lý của các bảng khai tài chính trên cơ sở những bằng chứng kiểm toán đầy đủ và tin cậy.

    Sau đó trưởng nhóm kiểm toán đánh giá sự trình bày trong báo cáo tài chính lập bản ghi nhớ về Công việc hoàn thành trong đó nêu ra những thuận lợi và khó khăn trong quá trình kiểm toán, phạm vi và nục tiêu kiểm toán đã không đạt được, những sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ. Sau khi gửi tới Công ty khách hàng bản dự thảo báo cáo kiểm toán thì trưởng nhóm kiểm toán có cuộc thảo luận với khách hàng về những vấn đề chính đã phát hiện trong cuộc kiểm toán để thống nhất ý kiến và đưa ra kết quả cuối cùng của cuộc kiểm toán.

    Sơ đồ 2.1. Hệ thống kiểm soát chất lượng (Trụ sở Hà Nội).
    Sơ đồ 2.1. Hệ thống kiểm soát chất lượng (Trụ sở Hà Nội).

    Chương trình kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành do AASC thực hiện

    + Phương thức thực hiện đối với các gói thầu ( Chỉ định thầu, Đấu thầu rộng rãi, Đấu thầu hạn chế, Chào hàng cạnh tranh, Mua sắm trực tiếp, tự thực hiện, mua sắm đặc biệt );. - Đối chiếu danh mục tài liệu do Chủ đầu tư cung cấp với danh mục tài liệu cần phải có trên cơ sở các quy định về quản lý đầu tư và xây dựng, chế độ quản lý kinh tế – tài chính do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành có hiệu lực tại thời điểm thực hiện dự án ( của cơ quan TW và ĐP ) tùy theo nguồn vốn, quy mô dự án;. - So sánh tổng trị giá quyết toán với tổng dự toán được duyệt, tổng mức đầu tư được duyệt để xác định tổng trị giá quyết toán <, = tổng dự toán được duyệt <, = tổng mức đầu tư được duyệt;.

    Lưu ý : Thủ tục kiểm toán hồ sơ, trình tự, thủ tục của dự án chỉ hoàn thành sau khi đó hoàn thành kiểm toán hồ sơ, trình tự, thủ tục của tất cả các HMCT/Gói thầu. - Đối chiếu hồ sơ thực hiện HMCT/gói thầu được cung cấp với hồ sơ cần phải có theo quy định trên cơ sở chế độ quản lý đầu tư và xây dựng, chế độ kinh tế - tài chính do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành có hiệu lực tại thời điểm thực hiện HMCT/gói thầu;.

    Chương trình kiểm toán cụ thể

      Chương trình kiểm toán hồ sơ, trình tự, thủ tục HMCT/Gói thầu xây lắp không phải thực hiện quy chế đấu thầu (dự án có vốn của phía Việt Nam là các tổ chức kinh tế nhà nước ít hơn 30% vốn pháp định/ Vốn kinh doanh hoặc vốn cổ phần; vốn phía VN thuộc các thành phần kinh tế khác hoặc 100% vốn nước ngoài ) (Chương trình 8). Chương trình kiểm toán hồ sơ, trình tự, thủ tục HMCT/Gói thầu xây lắp phải thực hiện quy chế đấu thầu (dự án có vốn của phía Việt Nam là các tổ chức kinh tế nhà nước từ 30% vốn pháp định/ Vốn kinh doanh hoặc vốn cổ phần trở lên) (Chương trình 9). Chương trình kiểm toán hồ sơ, trình tự, thủ tục HMCT/Gói thầu thiết bị phải thực hiện quy chế đấu thầu (vốn của phía Việt Nam là các tổ chức kinh tế nhà nước từ 30% vốn pháp định/ Vốn kinh doanh hoặc vốn cổ phần trở lên) (Chương trình 11 ).

      Kiểm toỏn viờn phải nắm rừ nguồn vốn đầu tư và tiến độ đú thực hiện theo quyết định đầu tư so với kế hoạch đầu tư thực hiện hàng năm; kiểm tra cơ cấu vốn đầu tư thực hiện (XL, TB, chi phí khác), tiến độ cấp vốn theo từng năm, các thủ tục giải ngân của từng loại nguồn vốn. Đối chiếu số liệu chi tiết về nguồn vốn đầu tư giữa các báo cáo: Báo cáo tình hình thực hiện vốn đầu tư qua các năm; Báo cáo tình hình thực hiện vốn đầu tư theo các loại nguồn; Báo cáo tình hình thực hiện vốn đầu tư theo các hạng mục Công trình…, giải thích chênh lệch nếu có.

      Kiểm tra chi tiết 1. Chi phí xây lắp

        - Giá trị TSCĐ và TSLĐ do đầu tư tạo ra là toàn bộ chi phí đầu tư cho dự án sau khi đó trả đi các khoản chi phí không tính vào giá trị tài sản và được qui đổi về mặt bằng giá tại thời điểm bàn giao đưa vào sản xuất, sử dụng. - TSCĐ được phân loại và xác định theo nguyên tắc: Chi phí trực tiếp liên quan đến TSCĐ nào thì tính cho TSCĐ đó; chi phí chung liên quan đến nhiều TSCĐ thì phân bổ theo tỷ lệ chi phí trực tiếp của từng TSCĐ so với tổng số chi phí trực tiếp của toàn bộ TSCĐ. Khoản phải thu phát sinh khi chủ đầu tư thanh lý, nhượng bán tài sản thừa, nhượng bán sản phẩm chạy thử, thanh toán quá, tài sản thiếu..Các khoản phải trả gồm có: Phải trả cho các nhà thầu Tư vấn, giám sát, xây lắp, các nhà thầu cung cấp vật tư, thiết bị và chi khác cho công trình.

        - Kiểm tra việc tính toán, ghi chép và hạch toán đối với từng khoản nợ phải thu, phải trả của BQLDA: Kiểm tra, xác định tổng số tiền đã thanh toán đến thời điểm khoá sổ lập Báo cáo quyết toán, kiểm tra chứng từ và việc hạch toán chi tiết từng lần thanh toán. - Giúp cho kiểm toán viên nắm vững nội dung, nguyên tắc và phương pháp xác định các vật tư, thiết bị tồn đọng được tính toán, phản ánh một cách đầy đủ và đúng giá trị trong Báo cáo quyết toán phù hợp với các qui định hiện hành.