MỤC LỤC
Bất cứ một biến động nào ảnh hưởng đến cung - cầu như: giá cả, các yếu tố đầu vào, năng suất lao động, những biến động khác làm ảnh hưởng đến thu nhập dân cư, những vấn đề chính trị, xã hội, lạm phát, thất nghiệp… đều làm ảnh hưởng đến số lượng hàng hoá sản xuất và tiêu thụ. Thị trường người tiêu dùng: Đây là nhân tố mà nhà sản xuất phải quan tâm không chỉ khi định giá bán tung ra thị trường mà phải xác định ngay từ khi xây dựng chiến lược kinh doanh, quyết định phương án sản phẩm đảm bảo tiêu thụ nhanh nhiều và có lãi.
Nhu cầu, thói quen, tập tính sinh hoạt…của người tiêu dùng là nguyên nhân tác động trực tiếp đến lượng hàng tiêu thụ, trong đó mức thu nhập của khách hàng có tính quyết định lượng hàng mua.
Để kinh doanh đạt hiệu quả như mong muốn và hạn chế rủi ro xảy ra thì đòi hỏi doanh nghiệp phải biết tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời dự toán các hoạt động kinh doanh trong thời gian tới, để vạch ra chiến lược kinh doanh cho phù hợp. - Phân tích là quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh, là cơ sở cho việc ra quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý, nhất là các chức năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh để đạt các mục tiêu kinh doanh.
- Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ cần thiết cho các nhà quản trị ở bên trong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tượng bên ngoài khác, khi họ có mối quan hệ về nguồn lợi với doanh nghiệp. Vì, thông qua phân tích họ mới có thể có quyết định đúng đắn trong việc hợp tác đầu tư, cho vay…với doanh nghiệp nữa hay không?.
- Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá xác định được đúng đắn những nguyên nhân, tìm ra những biện pháp tích cực nhằm đưa quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp đạt được mục tiêu là: tiêu thụ với khối lượng lớn sản phẩm hàng hoá, giá bán cao, thị trường ổn định và thu được lợi nhuận cao trong kinh doanh. Phân tích chi tiết theo địa điểm giúp ta đánh giá kết quả thực hiện hạch toán kinh doanh nội bộ, phát hiện bộ phận tiên tiến hay lạc hậu trong việc thực hện các mục tiêu kinh doanh, khai thác khả năng tiềm tàng về sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn, đất đai… trong kinh doanh.
Việc phân tích chi tiết theo thời gian giúp ta đánh giá được nhịp điệu, tốc độ phát triển của hoạt động kinh doanh qua các thời kỳ khác nhau, từ đó tìm nguyên nhân và giải pháp có hiệu lực cho công việc kinh doanh. Phân tích chi tiết theo thời gian cũng giúp ta nghiên cứu đồng thời nhịp điệu của các chỉ tiêu có liên quan với nhau từ đó phát hiện những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh.
Đối với loại hình doanh nghiệp thứ hai, nếu cơ cấu mặt hàng thay đổi trong điều kiện doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch tiêu thụ chung và kế hoạch tiêu thụ mặt hàng chủ yếu là tốt, ngược lại cần xỏc định rừ nguyờn nhõn để cú biện phỏp khắc phục. Mục tiêu cao nhất của doanh nghiệp là lợi nhuận song để đạt được điều đó thì doanh nghiệp cần tiêu thụ được sản phẩm tức là được khách hàng chấp nhận muốn vậy ngoài yếu tố giá cả thì doanh nghiệp cần phải chú ý đến yếu tố chất lượng sản phẩm thì mới tạo nên được vị trí vững chắc trên thị trường chứ không phải giá cả hay các yếu tố khác.
Do đó doanh nghiệp không chỉ bán được hàng mà còn mở rộng thị trường củng cố vị trí của mình trên thị trường. Đồng thời chính chất lượng sản phẩm sẽ thu hút khách hàng lâu dài bền vững và làm khách hàng trung thành với sản phẩm của doanh nghiệp.
Điểm nghiền được lắp đặt và chính thức đi vào sản xuất từ tháng 05/1992, trong thời gian này doanh nghiệp lấy tên là Xí nghiệp xi măng số 4, sản phẩm làm ra quá mới mẻ, đứng trước thị trường cạnh tranh khá gay gắt với nhiều chủng loại xi măng khác như: Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, xi măng nhập ngoại, nên thị phần sản phẩm xi măng số 4 rất hạn hẹp, mặt khác sự chủ động của doanh nghiệp liên doanh còn rất nhiều điều bất cập, hạn chế, không thích ứng trong cơ chế thị trường. Sau khi cổ phần hoá, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty dần đi vào ổn định và có bước phát triển, với chiến lược tập trung đầu tư thiết bị thi công đưa lĩnh vực xây lắp trở thành hoạt động kinh doanh chính của Công ty, thương hiệu Bình Định Constrexim đã được khẳng định thông qua việc thi công các công trình thủy điện trọng điểm của quốc gia như công trình thủy điện Buôn Kuốp và Sông Ba Hạ, khối lượng thi công lên đến hàng trăm tỷ đồng.
Xi măng mang thương hiệu Constrexim Bình Định ngày càng bị thu hẹp thị phần trên thị trương Miền trung nguyên nhân do có nhiều loại xi măng xuất hiện trên thị trường; trong lĩnh vực sản xuất còn thụ động chưa phát huy hết năng lực giúp nhà máy sản xuất xi măng của công ty vươn lên; nhân viên bán hàng không bám sát thị trường; công tác quảng cáo tiếp thị chưa tốt… dẫn đến làm giảm doanh thu. Cho nên mặc dù công ty thực hiện hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2001 ngày càng phát huy nên từ đó chất lượng tất cả các loại xi măng của công ty sản xuất luôn ổn định, đều đáp ứng theo TCVN 6260 – 1997 như: độ mịn, độ ổn định của thể tích, thời gian đông kết cũng như cường độ chịu nén; thích hợp cho việc xây dựng các công trình dân dụng, cầu cảng, đường xá,… Song với hệ thống dây chuyền đã khá cũ kỹ nên định mức tiêu hao nguyên vật liệu trong khi sản xuất cao hơn tiêu chuẩn của bộ , ngành quy định. Nếu so với các đối thủ cạnh tranh (Nhà máy xi măng Hà Tiên với công suất sản xuất là 1,5 triệu tấn/ năm; Nhà máy xi măng Hoàng Thạch có hai dây chuyền với công suất thiết kế là 2,3 triệu tấn/ năm; dây chuyền công nghệ của Công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai sản xuất 1,4 triệu tấn/ năm, của Xi măng Bút Sơn là 3,8 triệu tấn/ năm…) thì công nghệ sản xuất của công ty quá lạc hậu công suất thấp, số lượng sản xuất xi măng hàng năm rất ít chỉ cung cấp cho các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.
Song tâm lý của người dân vẫn thích chọn lựa những thương hiệu uy tín (Hoàng Thạch, Hà Tiên, Bỉm Sơn…) để đảm bảo chất lượng công trình xây dựng. Trong khi đó thu nhập của người dân dần tăng lên nên chuyển sang ưa chuộng các vật liệu xây dựng khác như: gạch hoa, đá … Dẫn đến thị trường tiêu thụ xi măng của công ty càng bị thu hẹp.
Sau khi tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai chính thức là cổ đông chiến lược, Công ty tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực xây lắp, đưa lĩnh vực này trở thành hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Công ty, đảm bảo mức độ tăng trưởng từ 15% đến 20%/năm bằng việc tổ chức tốt công tác thi công các dự án thuỷ điện và bất động sản của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, xây dựng uy tín thương hiệu Bình Định Constrexim, từ đó gia tăng việc tích luỹ vốn để tìm cơ hội đầu tư vào các lĩnh vực khác. Mặt khác, các công ty xi măng ở miền Bắc cũng như miền Nam đều bắt đầu chuyển đổi từ hình thức tổ chức tiêu thụ xi măng thông qua hệ thống cửa hàng, các đại lý hưởng hoa hồng của các chi nhánh sang hình thức tổ chức tiêu thụ thông qua hệ thống các nhà phân phối (đại lý bao tiêu từ sản xuất cho đến tiêu thụ sản phẩm) nhằm giảm số lượng CBCNV dư thừa, giảm thiểu chi phí bán hàng và các chi phí khác như tồn kho, hàng trên. Về hỗ trợ người lao động: hàng tuần công ty nên tổ chức cuộc họp các trưởng phòng và các quản đốc phân xưởng để lấy ý kiến phản hồi của người lao động tại các nơi mà các trưởng phòng và các quản đốc quản lý về các nhân tố ảnh hưởng đến phúc lợi xã hội, sự thoã nãm và động lực của người lao động về mức thu nhập hàng tháng, chế độ bảo hiểm, chế độ bồi dưỡng ăn ca trưa và bồi dưỡng độc hại, các vấn đề an toàn vệ sinh lao động, việc phát triển nâng cao tay nghề nghiệp vụ.