Báo cáo phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Thương mại Hoàng Long

MỤC LỤC

Dự kiến phát triển trong tương lai

Với chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước ta, nhiều doanh nghiệp mới được thành lập với nhiều loại hình kinh doanh rất phong phú. Do đó mức độ cạnh tranh của nền kinh tế, của các thành phần trong nền kinh tế là rất lớn, để có thể đứng vững trên thị trường đòi hỏi Công ty phải chủ động sáng tạo trong mọi bước đi, luôn có kế hoạch, định hướng kinh doanh cho sự phát triển trong tương lai. Công ty cổ phần XNK và TM Hoàng Long đã vạch ra phương hướng phát triển trong những năm tới, phải mở rộng hơn nữa phạm vị hoạt động, đa dạng.

THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHUẨ VÀ THƯƠNG MẠI HOÀNG LONG.

Đánh giá chung về công tác phân tích tài chính tại Công ty

Sau đây em xin phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần XNK và TM Hoàng Long qua các chỉ tiêu chung được sử dụng trong việc phân tích và đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp.

Phân tích tình hình tài chính qua Bảng cân đối kế toán

Để đánh giá khái quát tình hình tài chính ta phân tích các số liệu phản ánh về vốn của Công ty trong bảng CĐKT trên cơ sở xác định những biến động về quy mô, kết cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty. Để đánh giá tình hình biến động tài sản ta tiến hành so sánh tổng tài sản của doanh nghiệp ở 2 mốc thời điểm đầu năm và cuối năm và đánh giá tổng quát về các thành phần trong tổng tài sản cũng như sự biến động của chúng từ đó ta thấy được sự biến động về tiền, tỷ lệ %. Dựa trên bảng kết cấu tài sản và biểu đồ kết cấu tài sản qua 3 năm cho ta thấy tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn tài sản dài hạn kể cả khi tổng tài sản có sự biến động.

* Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn: Tỷ suất này phản ảnh tình hình trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật, thể hiện năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Qua tính toán các tỷ suất đầu tư của ba năm cho ta thấy: chỉ tiêu này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm của ngành nghề mà đơn vị đang kinh doanh. Căn cứ vào bảng phân tích về cơ cấu nguồn vốn của công ty ta thấy: Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn còn lại nợ phải trả chiếm tỷ trọng không đáng kể.

Đồng thời ta cũng thấy được rằng tỷ trọng của khoản mục nợ phải trả có xu hướng tăng dần còn tỷ trọng khoản mục nguồn vốn chủ sở hữu lại giảm đi. + Tỷ suất tự tài trợ: Chỉ tiêu tỷ suất tài trợ phản ánh khả năng tự chủ về mặt tài chính từ đó cho thấy khả năng tự chủ của doanh nghiệp trong hoạt động của mình. + Tỷ suất nợ: Hệ số này cho biết 1 đồng vốn kinh doanh có mấy đồng hình thành từ nợ vay bên ngoài, phản ánh mức độ phụ thuộc tài chính của doanh nghiệp vào bên ngoài.

Dựa trên những số liệu tính toán được ở trên ta thấy tỷ suất tự tài trợ của Công ty tương đối cao khẳng định được khả năng tự chủ về mặt tài chính, giúp công ty chủ động trong chi tiêu cũng như đầu tư. Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn là nhằm đánh giá khái quát tình hình phân bổ, huy động, sử dụng các loại vốn và nguồn vốn đam bảo cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Đồng thời, nó còn dùng để đánh giá xem giữa nguồn vốn doanh nghiệp huy động với việc sử dụng chúng trong đầu tư, mua sắm, dự trữ sử dụng có hợp lý và hiệu quả hay không.

Để phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn trước hết ta phân tích tính cân đối về mặt lý thuyết của bảng cân đối kế toán, nghĩa là xét xem nguồn vốn chủ sở hữu có đủ để trang trải cho các tài sản cần thiết phục vụ cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp không cần phải đi vay hoặc không cần phải chiếm dụng vốn của bên ngoài. (Nguồn: Bảng CĐKT của Công ty) Qua phân tích chênh lêch giữa tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn và tài sản dài hạn với nợ dài hạn ta nhận thấy cả 3 năm 2008 – 2010 thì tài sản ngắn hạn đều lớn hơn nợ ngắn hạn và tài sản dài hạn cũng lớn hơn nợ dài hạn (chênh lệch dương). Như vậy phần chênh lệch đó được trang trải từ nguồn vốn chủ sở hữu, điều này cũng chứng tỏ Công ty đã giữ vững được qua hệ cân dối giữa tài sản với nguồn vốn, đảm bảo đúng mục đích sử dụng vốn.

-Tình hình vay trả nợ tương đối tốt: vay nợ không nhiều, luôn hoàn thành nghĩa vụ thanh toán nợ đúng hạn làm tăng lòng tin, tạo uy tín với ngân hàng, người lao động, Nhà nước…. Tuy nhiên việc phân tích chỉ dừng lại ở mức độ khái quát là chưa đủ, để đưa ra những kết luận đúng đắn, chính xác về tình hình tài chính của Công ty phải đi sâu phân tích một số chỉ tiêu khác liên quan như hiệu quả kinh doanh, công nợ, khả năng thanh toán, các chỉ tiêu hoạt động thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty thì mới thấy được “bức tranh” toàn diện của Công ty từ đó đề ra những biện pháp tài chính hữu hiệu nhất.

Bảng 02:  Bảng cân đối kế toán năm 2008- 2010
Bảng 02: Bảng cân đối kế toán năm 2008- 2010

Phân tích tình hình tài chính qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty

Tuy nhiên tốc độ tăng của giá vốn hàng bán lại lớn hơn 131,3% so với tốc độ tăng của doanh thu thu được từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ. Như vậy, trong năm 2010 tuy phát sinh thêm những khoản chi phí quản lý doanh nghiệp nhưng không đáng kể so với các khoản doanh thu mà công ty đạt được. Để hiểu rừ hơn về biến động của cỏc khoản mục trong bỏo cỏo kết quả kinh doanh ta hãy tìm hiểu sự biến đổi về mặt kết cấu.

Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh tình hình sử dụng các nguồn nhân tài vật lực của doanh nghệp, là sự so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra (so sánh dưới dạng thương số). Vì chi phí đạt được và chi phí bỏ ra đều có thể phản ánh bằng nhiều loại chỉ tiêu khác nhau do đó phân tích và đánh giá kết quả kinh doanh là một vấn đề phức tạp. Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh được đo lường bằng chỉ tiêu Vòng quay vốn kinh doanh.

Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả sử dụng toàn bộ các loại tài sản của doanh nghiệp thể hiện bình quân một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp đã đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Hiệu suất sử dụng vốn lưu động được phản ánh qua hai chỉ tiêu: vòng quay vốn lưu động và số ngày một vòng quay vốn lưu động. + Vòng quay vốn lưu động là chỉ tiêu phản ánh trong kỳ vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng.

Chỉ tiêu này nói lên năm 2009 mỗi đồng vốn lưu động sẽ cho 1,46 đồng doanh thu thuần hay vốn lưu động sẽ thực hiện 1,46 vòng luân chuyển trong năm. + Số ngày một vòng quay vốn lưu động phản ánh trung bình một vòng quay vốn lưu động hết bao nhiêu ngày. Đây là một dấu hiệu tốt vì việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động có ý nghĩa quan trọng với việc phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty.

Thông qua việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động Công ty có thể giảm bớt số vốn lưu động chiếm dụng nhưng vẫn đảm bảo được nhiệm vụ sản xuất kinh doanh như cũ và mở rộng thêm về quy mô sản xuất kinh doanh. * Hiệu suất sử dụng vốn cố định: Hiệu suất này nhằm đo lường việc sử dụng vốn cố định đạt hiệu quả như thế nào?. Hiệu suất sử dụng VCĐ = Doanh thu thuần VCĐ sử dụng bình quân - VCĐ sử dụng.