MỤC LỤC
Phạm vi áp dụng: Chỉ được áp dụng trong trường hợp thanh toán giữa các bên mua bán có tài khoản tại cùng một chi nhánh Ngân hàng hoặc có tài khoản tại chi nhánh khác nhưng trên cùng một địa bàn có tham gia thanh toán bù trừ và tham gia giao nhận chứng từ trực tiếp hàng ngày với nhau. + Đối với thẻ thanh toán không ký quỹ (thẻ loại A và loại C): hai loại thẻ này không lập bút toán để hạch toán mà chỉ nhập các thông tin như tên chủ sở hữu thẻ, địa chỉ, số chứng minh nhân dân, mã số của chủ sở hữu thẻ, hạn mức được sử dụng, số kiểm tra của Ngân hàng phát hành thẻ và bộ nhớ của thẻ, sau đó trao đổi thẻ cho chủ sở hữu thẻ.
Thanh toán liên hàng là quan hệ thanh toán nội bộ giữa các chi nhánh Ngân hàng trong cùng một hệ thống phát sinh trên cơ sở nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt giữa các khách hàng có mở tài khoản tiền gửi thanh toán ở các chi nhánh Ngân hàng khác nhau hoặc các nghiệp vụ chuyển tiền, điều hòa vốn trong nội bộ hệ thống. Muốn thực hiện được thanh toán điện tử thì đòi hỏi chi nhánh tham gia phải có đầy đủ các điều kiện về kỹ thuật nghiệp vụ như mạng vi tính cục bộ, điện dự phòng, khả năng truyền thông, cán bộ kỹ thuật và cán bộ nghiệp vụ thì quá trình thanh toán mới thực hiện được.
Việc ứng dụng những thành tựu của khoa học công nghệ và thông tin vào các hoạt động của Ngân hàng nói chung và công tác thanh toán nói riêng là một điều hết sức cần thiết, thanh toán liên hàng truyền thống đã được phát triển thành thanh toán tập trung điện tử. Thanh toán bù trừ do một Ngân hàng đứng ra chủ trì nếu thanh toán khác hệ thống do Ngân hàng Nhà nước chủ trì, mỗi thành viên tham gia thanh toán bù trừ phải mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng chủ trì để hạch toán và thanh toán phần chênh lệch cuối cùng của quá trình thanh toán bù trừ.
Ngân hàng chủ trì có quyền trích tài khoản tiền gửi của Ngân hàng thành viên này để trả cho Ngân hàng thành viên khác trong thanh toán bù trừ. Phương thức thanh toán bù trừ có ưu điểm là thực hiện đơn giản nhưng có nhược điểm là giao nhận chứng từ phụ thuộc vào phiên giao dịch bù trừ trong ngày do đó gây nên chậm trễ trong thanh toán.
Trong năm 2001, 2002, nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng bởi nhiều khó khăn của sự suy giảm kinh tế thế giới và thiên tai lũ lụt trong nước, sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng được sự chỉ đạo chặt chẽ của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, cùng với sự lớn mạnh của hệ thống Ngân hàng thương mại, Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội đã từng bước vững chắc hòa nhập cùng với cơ chế thị trường và là một trong những Ngân hàng giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực đầu tư phát triển, góp một phần đáng kể trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Dựa trên nền tảng phát triển vững chắc của những năm trước cùng với sự chỉ đạo kịp thời linh hoạt và định hướng đúng đắn của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, Thành Uỷ, Uỷ ban nhân dân thành phố hfn và Ngân hàng Nhà nước cùng với truyền thống 45 năm, phát huy sức mạnh nội lực nên năm qua Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội đã có những bước tiến cơ bản hoàn thành nhiệm vụ và kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam đã giao cho và trở thành một trong những đơn vị đứng đầu hệ thống Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam và trên địa bàn Hà Nội.
Trong mỗi ngày làm việc thì thanh toán viên phụ trách khâu thanh toán bù trừ tại Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội sẽ đi thực hiện thanh toán bù trừ và giao nhận trực tiếp 2 phiên (buổi sáng 9 giờ và buổi chiều 13 giờ 30). Tại phiên thanh toán bù trừ, thanh toán viên giao nhận chứng từ trực tiếp với các Ngân hàng thành viên, tại bàn giao dịch thanh toán viên có đủ thẩm quyền xử lý các trường hợp phát sinh ngay tại phiên giao dịch. Ngoài ra Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội còn tham gia thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước. Trong thời gian qua, doanh số thanh toỏn tăng lờn một cỏch rừ rệt, nhất là doanh số thanh toán không dùng tiền mặt được thể hiện qua bảng 2.2 “Tình hình thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội năm 2001 - 2002) (Xem bảng 2.2 trang sau). Qua thực tế cho ta thấy, séc bảo chi đều phải tính và ghi ký hiệu mật và được phép ghi “có” trước, “nợ” sau nên khi khách hàng nộp séc vào Ngân hàng, sau khi kiểm tra thấy tờ séc hợp lệ và trong thời hạn thanh toán (thời hạn hiệu lực của séc bảo chi tối đa là 15 ngày, kể từ ngày bảo chi séc) sẽ thanh toán ngay cho khách hàng, nếu thanh toán khác hệ thống theo quy định hiện nay sẽ cho phép hạch toán nợ - có đồng thời tại phiên giao dịch bù trừ, do đó tốc độ thanh toán séc bảo chi khá nhanh.
Tuy nhiên việc chuyển đổi nhận thức từ thói quen lâu nay dân chúng chỉ thích sử dụng tiền mặt làm công cụ thanh toán, việc mở tài khoản cá nhân để giao dịch, thanh toán tại Ngân hàng bằng các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt, nhất thiết phải có thời gian để dân cư tiếp cận, làm quen dần và thấy được những tiện ích mới do thanh toán không dùng tiền mặt mang lại như an toàn, nhanh chóng, thuận lợi… Vì vậy, Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội cần có biện pháp khuyến khích mọi người mở tài khoản cá nhân tại Ngân hàng để tập hợp những khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư. Phát triển hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng, công nghệ thanh toán đã trở thành định hướng chiến lược chung, với sự tiếp cận ban đầu đã đạt được nhiều thành tích đáng trân trọng, đang được tiếp tục cụ thể hóa bằng các chương trình có khả năng thực thi theo kinh nghiệm của quốc tế.
Mở và sử dụng tài khoản tại Ngân hàng đảm bảo độ an toàn về vốn và không gây lãng phí vốn đối với cá nhân và doanh nghiệp mà còn đem lại lợi nhuận và đáp ứng một phần vốn cho nền kinh tế, về phía Ngân hàng tập trung được mọi nguồn vốn nhàn rỗi để cho vay, tăng sản xuất và đáp ứng nhu cầu vốn cần thiết khác của xã hội, ngoài ra còn làm cho doanh số thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng tăng một cách hợp lý. - Bằng việc tập trung vốn để đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật, tiến hành trang bị thêm máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực thanh toán và đầu tư nâng cấp các chương trình cài đặt, xây dựng các chương trình phần mềm cho việc xử lý, nghiệp vụ thanh toán và bảo mật trong thanh toán, xác lập hệ thống thông tin hoàn chỉnh đồng bộ để phục vụ hoạt động kinh doanh, đảm bảo thanh toán nhanh chóng, chính xác, an toàn, hiệu quả và cung cấp thông tin kịp thời chính xác giúp cho công tác chỉ đạo điều hành hoạt động của Ngân hàng một cách tốt nhất.
Ngân hàng Nhà nước là nơi ban hành các văn bản chế độ là cơ quan quản lý các Ngân hàng thương mại cần có các chính sách khen thưởng hoặc nới lỏng chế độ quản lý đối với các Ngân hàng thương mại giúp các Ngân hàng thuận lợi hơn trong hoạt động kinh doanh của mình. Ngân hàng Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi cho các Ngân hàng thương mại áp dụng khoa học công nghệ hiện đại, có chính sách đào tạo cán bộ công nhân viên có năng lực triển vọng, cử cán bộ nghiệp vụ đi tham quan các Ngân hàng bạn trong khu vực và trên thế giới… để Ngân hàng có thể học hỏi và tham gia vào tất cả các lĩnh vực kinh doanh và đặc biệt là sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt mà các nước khác đang áp dụng.
Thực sự trong giai đoạn hiện nay các Ngân hàng thương mại cạnh tranh với nhau rất khốc liệt. Để có thể tồn tại và phát triển được thì các Ngân hàng thương mại phải cố gắng không ngừng trong chiến lược kinh doanh của mình.