MỤC LỤC
Nếu trên thực tế, công ty mới chỉ có đơn đặt hàng yêu cầu giao ngay 4,5 vạn chiếc đĩa thì chi phí biên tăng thêm cho mỗi chiếc đĩa sản xuất tiếp theo là không đáng kể (chỉ tương ứng với một lượng nhỏ chi phí đất sét và lao động) vì với công suất lò nung đã định trước, công ty vẫn phải mất một lượng chi phí cố định đã đầu tư vào lò nung, chi phí cho nguyên liệu để đốt lò… Do đó, trong ngắn hạn, hãng hàng không hay công ty sản xuất đồ gốm sứ này có thể bán vé hoặc xuất khẩu số đĩa chưa bán được ở. Khi bán hàng dưới mức chi phí biên để cố gắng giới thiệu sản phẩm của mình, công ty đã tin tưởng rằng thị phần tăng lên ở hiện tại sẽ làm giảm chi phí sản xuất hoặc tăng giá trong tương lai và do đó, chi phí bỏ ra ngày hôm nay để tiến hành hoạt động tiếp thị sẽ được hoàn lại bằng lợi nhuận trong tương lai.
Tóm lại, trong nhiều trường hợp các công ty nước ngoài có thể xuất khẩu hàng của mình sang thị trường nước khác với giá thấp hơn giá nội địa và thậm chí thấp hơn cả chi phí sản xuất, nhưng không phải mọi trường hợp đều có thể gán cho cái mác “bán phá giá” để áp dụng biện pháp ngăn cản. Ngày nay, các nước nhập khẩu chống bán phá giá bằng cách thu thuế nhập khẩu ngoại ngạch đối với sản phẩm cá biệt của nước xuất khẩu cá biệt, khiến giá hàng nhập "xấp xỉ giá thông thường", hoặc loại bỏ sự tổn hại của công nghiệp nội địa nước nhập khẩu.
Đối với Liên bang Nga, Hoa kỳ thực hiện theo Chương trình hành động áp dụng cho ngành sắt thép, thoả thuận theo các yêu cầu liên quan đến nhập khẩu sản phẩm sắt thép và hạn chế chỉ nhập khẩu 16 mặt hàng sắt thép với số lượng nhất định.
Ủy ban châu Âu đóng vai trò quan trọng nhất trong việc thi hành luật chống bán phá giá của EU, là cơ quan có trách nhiệm nhận đơn đề nghị điều tra phá giá, quyết định mở cuộc điều tra, tiến hành điều tra, áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời, quyết định chấp nhận cam kết giá bởi các nhà xuất khẩu nước ngoài và kiến nghị lên Hội đồng Bộ trưởng việc áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức. Tòa án có quyền giám định tính hợp pháp của quyết định áp dụng biện pháp chống phá giá do Ủy ban hoặc Hội đồng đưa ra trên phương diện là kiểm tra xem quá trình ra quyết định của các cơ quan chức năng có đúng thủ tục không chứ không kiểm tra kết quả tính toán biên độ phá giá. Như qui định trong Hiệp định chống bán phá giá của WTO, EU qui định khái niệm đơn được nộp đại diện cho ngành sản xuất của EU khi sản lượng của các nhà sản xuất ủng hộ đơn lớn hơn sản lượng của các nhà sản xuất phản đối đơn và chiếm không dưới 25% tổng sản lượng của toàn bộ các nhà sản xuất ở EU.
Cơ quan điều tra của EU xác định biên độ phá giá (BĐPG) như sau:. Trước đây EU cũng tính bình quân gia quyền GXK để so sánh nhưng đến năm 1987 đã chuyển sang tính GXK của từng giao dịch. - Xác định thiệt hại. i) thiệt hại về vật chất thực tế;. ii) nguy cơ gây thiệt hại về vật chất;. iii) gây trì trệ cho sự phát triển một ngành sản xuất của EU. Qui chế chống bán phá giá của EU qui định rằng trường hợp hàng hóa được nhập khẩu từ những nước áp dụng chính sách thương mại độc quyền và giá bán ở thị trường trong nước do nhà nước ấn định thì việc so sánh giá xuất khẩu và giá bán ở thị trường trong nước không phản ánh chân thực biên độ phá giá. Mặc dù có qui định về việc rà soát, nhưng trên thực tế các nhà xuất khẩu trong cơ chế chống bán phá giá của EU vẫn bị phụ thuộc nhiều vào kết quả của cuộc điều tra đầu tiên, vì cuộc điều tra này quyết định mức thuế mà các nhà xuất khẩu phải chịu chừng nào biện pháp chống bán phá giá chưa được hủy bỏ hoặc sửa đổi.
- Số lượng hàng hoá bán phá giá vào thị trường của nước nhập khẩu chiếm từ 3% trở lên so với tổng số lượng hàng hoá tương tự nhập khẩu vào thị trường nội địa của nước nhập khẩu (Điều 3.1 Hiệp định), hoặc cao hơn 3% so với tổng khối lượng, số lượng, trị giá hàng hoá tương tự nhập khẩu vào Việt Nam (khoản 4 Điều 2 Pháp lệnh). Theo quy định này, những thiệt hại xảy ra phải là hệ quả của việc bán phá giá chứ không phải do những nguyên nhân khác (như sự giảm cầu hoặc thay đổi hình thức tiêu dùng của người dân trên thị trường nước nhập khẩu, gây khó khăn cho ngành sản xuất trong nước hoặc do năng suất của ngành sản xuất trong nước giảm sút..). Sản lượng xi măng của các nước này tại một thời điểm nào đó có thể bị dư thừa so với nhu cầu trong nước do khủng hoảng kinh tế hoặc bất hợp lý trong khâu lập kế hoạch sản xuất, v.v…, khi đó rất có khả năng Thái lan hoặc Trung quốc sẽ bán phá giá xi măng sang Việt nam vì Việt nam là thị trường tương đối lớn trong khu vực và có tốc độ xây dựng phát triển mạnh.
Chẳng hạn như sự khó khăn của những doanh nghiệp sản xuất thép của Việt Nam trước sức cạnh tranh về giá của thép xuất xứ từ Trung Quốc chưa nhưng Việt Nam vẫn chưa tìm kiếm căn cứ để kết luận trong cơ quan có thẩm quyền chưa có bất cứ động thái pháp lý nào để điều tra và các doanh nghiệp Việt Nam cũng tiến hành thủ tục khiếu nại cần thiết theo pháp luật cho dù có những nghi ngờ về sự bất thường của giá thép nhập khẩu và thiệt hại mà doanh nghiệp Việt Nam đang gánh chịu. Chưa có vụ kiện pháp lý chứng tỏ đây là công cụ bảo hộ mạnh Hiện nay, mặc dù đã có gần như đầy đủ văn bản pháp luật làm cơ sở cho việc xác định hàng nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam có bán phá giá hay không, tuy nhiên, mọi sự nghi ngờ đều không có câu trả lời thực sự và Việt Nam hiện nay vẫn chưa tiến hành một vụ kiện pháp lý nào với tư cách là nguyên đơn về việc hàng nhập khẩu bán phá giá trên thị trường Việt Nam. Thứ hai, Việt Nam vẫn chưa xác định được chính xác liệu những hàng hoá từ những nước này có bán phá giá tại Việt Nam hay không do ở Việt Nam chưa có luật về chống phá giá, có cơ sở tiến hành điều tra chống bán phá giá nhưng do các doanh nghiệp cũng như Nhà nước dường như “thờ ơ” với vấn đề này mà chỉ quan tâm đến vấn đề Việt Nam bị kiện bán phá giá ở nước ngoài.
Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu của sự hình thành và phát triển, những ngành này là những ngành non trẻ với những đặc điểm điển hình là đầu tư vào sản xuất lớn nhưng chưa thu hồi vốn, giá thành cao. Ngược lại, những ngành đòi hỏi vốn đầu tư lớn, công nghệ tương đối tiên tiến như sắt thép, xi măng lại được bảo hộ rất cao bằng các công cụ thuế quan và hạn chế định lượng. Do đó, mặc dù có nhiều khả năng nước ngoài đã bán phá giá vào Việt nam một số mặt hàng, chẳng hạn sắt thép hay xi măng, nhưng nhu cầu sử dụng công cụ thuế chống bán phá giá chưa xuất hiện.
Rừ ràng là cỏc doanh nghiệp lớn có sức mạnh chính trị đáng kể nên có nhiều cơ hội hơn trong việc vận động các cơ quan có thẩm quyền điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá cho các sản phẩm của họ.
Trước hết, ở cấp vĩ mô, để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, cần tập trung cao độ cho một số khâu: Từng bước tạo dựng và củng cố một cơ cấu kinh tế có năng lực cạnh tranh bằng cách chuyển mạnh hướng đầu tư nhà nước sang phát triển các ngành hướng vào xuất khẩu, sử dụng nhiều lao động và dựa chủ yếu trên cơ chế thị trường định hướng XHCN. Việt nam cũng cần nghiên cứu về xu hướng áp dụng thuế này trên thế giới để có thể có những quyết định thích hợp với các đối tác thương mại, vừa cân bằng được lợi ích của nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng trong nước, vừa không gây căng thẳng trong quan hệ thương mại, ngoại giao với các nước trong khu vực và trên thế giới. Nội dung của các khóa đào tạo này sẽ bao gồm những vấn đề kinh tế liên quan tới bán phá giá, những qui định về thuế chống bán phá giá của WTO, kinh nghiệm áp dụng thuế chống bán phá giá của một số nước và những vấn đề đang nổi lên tại Vòng đàm phán Doha của WTO liên quan tới vấn đề chống bán phá giá.
Những khuyến nghị cần cụ thể như có nên áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu đang được điều tra hay không, lợi ích và thiệt hại đối với mỗi nhóm là bao nhiêu, thuế suất có đúng bằng mức biên độ phá giá không hay nên thấp hơn, những phản ứng quốc tế khi áp dụng thuế chống bán phá giá sẽ như thế nào, v.v.