Hiện trạng và bài học kinh nghiệm từ quá trình cổ phần hóa tại Công ty cổ phần ô tô vận tải hành khách Hải Hưng

MỤC LỤC

Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban

Phòng kế hoạch trực tiếp quản lý các đại lý và bến xe theo ngày, tháng, năm, quỹ, kế hoạch 5 năm, 10 năm, kế hoạch tổng thể, riêng lẻ cho từng bộ phận (các tổ, các đội). - Phòng Kỹ thuật vật tư: là bộ phận có cán bộ chuyên môn về kỹ thuật trực tiếp quản lý và sửa chữa, bảo dưỡng xe quản lý sử dụng phương tiện, công cụ sản xuất theo đúng quy định kỹ thuật, vận hành đúng chức năng. - Chi nhánh Hưng Yên: là đơn vị hạch toán trực thuộc được Công ty hỗ trợ các thủ tục pháp lý, giao mặt bằng để kinh doanh, hàng tháng chi nhánh có trách nhiệm trả tiền khấu hao đất, thuế đất, tiền sinh lời và chịu sự quản lý về hành chính của Công ty.

- Bến xe Hưng Yên, Hải Dương: Chịu trách nhiệm với sự điều động giám đốc điều hành sản xuất kinh doanh, Phòng kế hoạch về công tác thường vụ, khai thác, vận chuyển, an ninh trật tự với khách hàng.

Các nguồn lực của Công ty 1. Nhân lực

Cái mới của Công ty cổ phần là tăng một tổ chức đó là Hội đồng quản trị để định hướng sự phát triển doanh nghiệp, song tổ chức này được hoạt động không tăng thêm biên chế nhưng sự chỉ đạo được xuyên suốt không chồng chéo, làm cho năng suất lao động ngày một tăng lên, giảm chi phí tiền lương, đặc biệt không làm thất thoát, lãng phí, hao hụt vật tư nguyên liệu. Mặt khác nếu muốn nâng cao chất lượng dịch vụ, vận tải thì việc đầu tư là mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải chiếm vị trí quan trọng để nâng cao hiệu quả, và để an toàn cho con người, hàng hoá, góp phần làm giảm thời gian vận tải từ đó làm giảm chi phí. Trong quá trình tiến hành cổ phần hoá Công ty ôtô vận tải hành khách Hải Hưng lại là dịp triển khai thực hiện Quyết định 890/1999 của Bộ giao thông vận tải: với 60% số phương tiện vận tải của Công ty từ 01/01/2001 không được phép lưu hành trên các tuyến liên tỉnh nên Công ty cổ phần phải tập trung vốn đầu tư xe mới để hoạt động.

Trong những năm gần đây nhu cầu đi lại của nhân dân có nhiều biến động cùng với nó là sự cạnh tranh quyết liệt của lực lượng vận tải tư nhân và các loại hình vận tải khác cho nên việc khai thác vận chuyển vận tải là rất khó khăn, khi nhận biết được rằng sản lượng vận tải là một yếu tố có ý nghĩa sống còn đến nhiệm vụ kinh doanh vận tải nói riêng và kết quả hoạt động kinh doanh của toàn Công ty nói chung.

Bảng 4. Cơ cấu nhân lực của Công ty qua 3 năm 2003 - 2005 sau khi cổ phần
Bảng 4. Cơ cấu nhân lực của Công ty qua 3 năm 2003 - 2005 sau khi cổ phần

Doanh thu

Do vậy Công ty đã và đang đầu tư trang thiết bị vận tải để khai thác tối đa nhu cầu của hành khách.

Lợi nhuận

Điều này cho thấy khi gặp phải điều kiện khách quan mang lại, Công ty đã tiến hành điều chỉnh quy mô tổ chức sản xuất để phù hợp với thực tế- cho thấy Công ty từ khi cổ phần hoá Công ty năng động hơn tự chủ về hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trong nền kinh tế thị trường.

Nộp ngân sách

BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ VIỆC CỔ PHẦN HOÁ TẠI CÔNG TY Ô TÔ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH HẢI HƯNG. Từ khi Công ty cổ phần đi vào hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty ngày một nâng cao. Nhằm mục tiêu đổi mới cơ cấu quản lý và phương thức sản xuất kinh doanh sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường, Ban lãnh đạo Công ty đã bổ sung thêm một số chính sách cho phù hợp với tình hình nhiệm vụ của từng đơn vị kinh doanh.

Về sửa chữa và bảo dưỡng

- Nghiên cứu quy hoạch lại mặt bằng xưởng sửa chữa, huy động vốn trong và ngoài doanh nghiệp, đầu tư trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu của cán bộ công nhân viên lái xe và ngoài doanh nghiệp. Nâng cao tay nghề các lớp thợ lâu năm, về đạo tạo lớp thợ chưa có kinh nghiệm, đảm bảo có một lực lượng thợ tay nghề cao phục vụ sửa chữa, bảo dưỡng, đóng mới, đại tu xe từ 4 chỗ đến 45 chỗ ngồi; tổ chức điều hành tập trung thống nhất, từng bước đưa cán bộ công nhân viên đi vào nề nếp.

Về phía Công ty

Một thực tế gặp phải ở nhiều Công ty khi cổ phần thì người lao động chưa thực sự hiểu biết được về cổ phần hoá nên vẫn còn do dự trong việc mua cổ phần. Vì vậy muốn đẩy nhanh tiến độ cổ phần, cán bộ quản lý phải là người tiếp thu và hướng dẫn tổ chức các buổi nói chuyện về cổ phần hoá nhằm tuyên truyền sâu rộng mục tiêu cũng như vai trò của cổ phần hoá cho toàn bộ đội ngũ lao động trong Công ty để họ hăng hái thực hiện. - Công ty cũng nên chấp hành nghiêm chỉnh sự chỉ đạo của Bộ GTVT và Cục đường bộ Việt Nam, nhanh chóng chuẩn bị thực hiện theo đúng công văn quyết định; xây dựng hoàn chỉnh phương án, điều lệ, kiểm kê tài sản, lập danh sách công nhân viên trong đơn vị cổ phần.

- Tăng cường hơn nữa sự đoàn kết, thống nhất của tập thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên trong Công ty sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho Công ty trong lúc khó khăn, là tiền đề vững chắc cho sự phát triển ổn định và bền vững của Công ty hay chính là cơ sở văn hoá trong kinh doanh.

Về phía Bộ, Cục đường bộ Việt Nam

Về phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá, nghị định 64/2002 cổ phần hoá đã bổ xung và xác định lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp đưa giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi hơn cho tất cả các doanh nghiệp trong ngành tiến hành cổ phần hoá. (trước đây phương pháp này không được đưa vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá nên xảy ra tình trạng các doanh nghiệp ở vùng ngoại thành gặp rất nhiều khó khăn, khi tiến hành cổ phần hoá mà 2 doanh nghiệp đều có quy mô và loại hình giống nhau. Với kinh doanh vận tải thì việc thanh lý xe hết đời nên trích không nên đưa vào giá trị doanh nghiệp nên giao cho Đảng uỷ, công đoàn tại doanh nghiệp để xây dựng phương án phân chia thông qua công nhân trong doanh nghiệp nhằm đảm bảo công bằng, dân chủ.

Song song với quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước các doanh nghiệp trong ngành GTVT cũng cần phát huy thế mạnh, khắc phục những khó khăn vướng mắc doanh nghiệp và công nhân viên gặp phải để cùng nhau giải quyết để đi đến cổ phần doanh nghiệp và hiện đại hoá đất nước.

Đảng và Nhà nước cần hoàn thiện hơn nữa về công ty cổ phần hoá Trong thời gian qua từ nghị định 28, nghị định 44 cho tới nghị định 64

Vì vậy trong thời gian tới các doanh nghiệp thuộc Bộ GTVT nên trọn hình thức xác định giá trị cho phù hợp với tình hình của doanh nghiệp nhằm xúc tiến nhanh quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Quản lý, giám sát việc bán cổ phần và xác định giá trị cổ phần hoá Để có khả thi trong quá trình tiến hành định giá doanh nghiệp cổ phần thì Hội đồng giám định của Công ty và Hội đồng giám sát của Bộ phải cùng nhau tiến hành một lúc. - Cần thiết phải cụ thể hoá một bước các luật pháp chính sách về cổ phần hoá, bằng các văn bản hướng dẫn mang tính đồng bộ thống nhất tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành cổ phần hoá, giải quyết, tháo gỡ kịp thời những vưóng mắc phát sinh trong quá trình cổ phần hoá, góp phần đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.

- Hoàn thiện cơ chế cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tiến tới khống chế mức mua cổ phần lần đầu đối với doanh nghiệp nhà nước không cần giữ cổ phần chi phối, chuyển từ doanh nghiệp trực tiếp bán cổ phiếu sang cơ chế đấu giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

Giải pháp hỗ trợ đối với doanh nghiệp tạo điều kiện cho sự phát triển cổ phần hoá ở Việt Nam

Cùng với việc điều chỉnh chính sách trợ cấp nhà nước cũng nên cho phép thực hiện việc thanh toán trợ cấp cho người lao động đã làm việc cho khu vực nhà nước trước đây từ nguồn quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Nhìn chung với cơ chế cũ quan niêu bao cấp vẫn còn tồn tại vẫn giữ theo trình độ quản lý cũ 86%, giám đốc là 88%, Phó giám đốc là 90%, kế toán trưởng 90%, ít có sự thay đổi cho nên hoạt động của các công ty cổ phần hoá chưa thực sự phù hợp với sự thay đổi của cơ chế thị trưòng luôn luôn biến động. Vì vậy nhà nước cần có chiến lược thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài, vốn nước ngoài, vốn Việt Kiều vào doanh nghiệp đã đổi mới bộ máy quản lý nhất là khuyến khích hoạch định giỏi, tiếp xúc nhìn nhận sát thực nhất với thị trường để có kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp.

Tuy vậy quá trình hoạt động của Công ty cổ phần đã để lại cho Công ty ô tô vận tải hành khách Hải Hưng cũng như Bộ GTVT, Cục đường bộ Việt Nam và các lĩnh vực hoạt động khác, nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong công tác cổ phần hoá của các doanh nghiệp còn lại sẽ cổ phần trong thời gian tới.