Hoàn thiện công tác quản lý dự án y tế quốc gia do WB tài trợ

MỤC LỤC

Nội dung quản lý dự án ODA vốn vay WB trong Ngành Y tế

Sau khi hoàn thành các điều kiện đảm bảo Hiệp định vay vốn có hiệu lực, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) sẽ gửi các tài liệu cần thiết thông báo cho WB chứng thực việc hoàn thành các điều kiện để khoản vay có hiệu lực như yêu cầu trong Hiệp định vay vốn (ví dụ chỉ định phụ trách PMU, các hợp đồng vay lại, kế hoạch hoạt động, đăng ký ngân hàng phục vụ, đăng ký chữ ký tại ngân hàng phục vụ). WB,sau khi chấp thuận việc hoàn thành các điều kiện đề khoản vay có hiệu lực, sẽ ra văn bản chính thức tuyên bố khoản vay có hiệu lực. Bắt đầu từ lúc này khoản vay Ngân hàng Thế giới có thể giải ngân. Một số nhiệm vụ cần thiết khi bắt đầu Giai đoạn thực hiện dự án 1)Nghiên cứu thư giải ngân của WB. Trong các dự án vốn vay, Ngân hàng Thế giới sẽ gửi cho phía Việt Nam thư Giải ngân hướng dẫn thủ tục rút tiền từ khoản vay Ngân hàng Thế giới khi nó có hiệu lực. 2) Đăng ký mẫu chữ ký của người đại diện được ủy quyền. - Mua sắm thiết bị văn phòng cho dự án (do Chính phủ Việt Nam tài trợ bằng nguồn vốn hồi tố). TOR cho tư vấn sẽ được chuẩn bị trên cơ sở mô tả nhiệm vụ và công việc cụ thể có góp ý của PMU và thủ trưởng của LA. Thực hiện dự án. Các mục tiêu. Thực hiện dự án 1 trong những giai đoạn quan trọng nhất của Chu kỳ dự án. Dù các bước ý tưởng, thiết kế, thẩm định và lập kế hoạch thực hiện đã đầu tư nhiều quan tâm của cả Ngân hàng và Bên vay, nhưng nếu dự án không được thực hiện suôn sẻ thì các lợi ích phát triển của dự án sẽ không được hiện thực hóa. Để thực hiện dự án, cơ quan chủ quản chỉ đạo PMU xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt:. + Kế hoạch thực hiện dự án + Kế hoạch đấu thầu. + Kế hoạch vốn đối ứng. Các hoạt động của của Chính phủ. Tổ chức hội thảo khởi động dự án: có mục đích trước hết là đảm bảo sự khởi đầu trôi chảy và hiệu quả cho dự án và xác định cũng như giảm thiểu các cản trở khi tìm hiểu các mục tiêu của dự án. Do đó, hội thảo có phần phổ biến nội dung dự án, kế hoạch thực hiện, đối tượng thụ hưởng. Trong qúa trình thực hiện dự án WB, PMU trình các Báo cáo định kỳ lên Bộ chủ quản, MPI, MOF và UBND tỉnh, bộ ngành liên quan theo mẫu do MPI ban hành:. Trong quá trình thực hiện chương trình, dự án ODA, Ban Quản lý dự án phải xây dựng và gửi các báo cáo quy định dưới đây cho Chủ dự án, Cơ quan chủ quản, Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính và cơ quan cấp tỉnh liên quan:. a) Báo cáo tháng, chậm nhất 10 ngày làm việc sau khi hết tháng. b) Báo cáo quý, chậm nhất 15 ngày làm việc sau khi hết quý. d) Báo cáo kết thúc, chậm nhất 6 tháng sau khi kết thúc thực hiện chương trình, dự án. Việc thay đổi bổ sung nội dung dự án đòi hỏi cơ quan thực hiện dự án (CQTHDA) cần thống nhất và xin ý kiến của các ban ngành hữu quan Việt Nam và trao đổi với WB. Sau đó thực hiện các thủ tục chính thức xin gia hạn ngày khóa sổ của dự án. Khi việc THDA chậm trễ dẫn tới sự cần thiết phải gia hạn ngày khoá sổ khoản vay, Ban QLDA/CQTHDA gửi công văn đề nghị đến các ngành hữu quan và cấp có thẩm quyền để phê duyệt. Sau đó, phía Việt Nam thông qua SBV sẽ gửi yêu cầu tới WB. Ngày khoá sổ chỉ được gia hạn:. - Trong các trường hợp chính đáng để đạt được các mục tiêu của dự án - Sau khi đảm bảo rằng đã có sự sắp xếp chuẩn bị để hoàn thành dự án trong khoảng thời gian được gia hạn. Nếu cần phải gia hạn ngày khoá sổ khoản vay, Bên vay phải gửi đề nghị tới WB. Trong trường hợp không nhận được đề nghị, phòng chuyên trách ngành đề xuất một ngày khoá sổ dự kiến gửi cho Bên vay và đề nghị Bên vay xác nhận đề xuất này. Khi nhận được đề nghị hoặc xác nhận, phòng. chuyên trách ngành hoặc SM sẽ tham khảo ý kiến của cấp có thẩm quyền và chuẩn bị một tờ trình tóm tắt đề nghị phê duyệt việc gia hạn ngày khóa sổ khoản vay. Đánh giá Dự án. Các mục tiêu. Đánh giá dự án là công việc tổng hợp, đánh giá toàn bộ quá trình từ ý tưởng dự án, chuẩn bị và thực hiện đến khi hoàn thành và chuyển giao để vận hành, khai thác. Việc này nhằm xem xét định hướng đầu tư, so sánh các kết quả đã thực hiện với thiết kế ban đầu mong muốn, đánh giá tính hiệu quả đầu tư trên các khía cạnh kinh tế-xã hội và đề xuất các biện pháp quản lý, khai thác tốt hơn và phát triển mở rộng. Các hoạt động của Chính phủ. Đánh giá dự án gồm 02 hoạt động chính: Đánh giá ngay sau hoàn thành quá trình đầu tư và Đánh giá về khai thác và vận hành dự án. Đánh giá là quá trình xem xét hệ thống và khách quan các khía cạnh sau cho các dự án đang vận hành hay đã kết thúc:. a) Tính thích hợp – xem xét liệu thiết kế dự án có giá trị với các vấn đề nó đề cập và các yếu tố thiết kế chính của nó (Các mục tiêu, Các đầu ra, Các hoạt động và đầu vào). b) Tính thể hiện – xem xét liệu dự án đang được tiến hành như kế hoạch được lập. c) Mức độ thành công – xem liệu dự án đã đạt các mục tiêu trước mắt và lâu dài và tính bền vững như mong muốn của các kết quả hay tác động của dự án.

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

PHƯƠNG HƯỚNG

-Tăng cường hoạt động hài hòa quy trình thủ tục ODA giữa Chính phủ và nhà tài trợ và giữa các nhà tài trợ với nhau.

KIẾN NGHỊ

    Cần tăng cường tính chủ động hơn nữa, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong quá trình thực hiện, cũng như giải quyết các công việc sự vụ, tránh tình trạng quá thụ động, trông chờ vào cơ quan cấp trên và nhà tài trợ. Trong một số trường hợp, nhà thầu chậm trễ, trì hoãn thực hiện hợp đồng hoặc không đảm bảo đúng chất lượng hàng hoá, chủ dự án cần đôn đốc và tranh thủ sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý cấp trên để yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng yêu cầu và thời hạn hợp đồng. Đây là Dự án lớn nhất, đầu tiên mà ngành y tế tiếp nhận, việc triển khai sẽ gập rất nhiều khó khăn do cán bộ không có kinh nghiệm do đó tổ chức dào tạo một cách có hệ thống và thường xuyên về chuyên môn, nghiệp vụ có cấp chứng chỉ hành nghề cho cán bộ các Ban quản lý dự án phải được thực hiện.

    Đây là một cách làm để nâng cao hiệu quả thực hiện công việc bởi vì: ở cấp cao có rất nhiều công việc phải làm khong thể quán xuyến hết công việc, trong khi đó ở cấp dưới phải trực tiếp quản lý thực hiện công việc, có những thực tế công việc không thể cứng nhắc trong việc giải quyết, mà họ lại không có quyền ra quyết định, lại phải hỏi ý kiến cấp trên. Trao cho họ quyền quyết định đối với các công việc được giao bên cạnh trách nhiệm họ phải chịu về kết quả nhận được của việc thực hiện công việc đó, để tránh tình trạng khi gặp khúc mắc lại phải xin chỉ đạo từ cấp trên. Các nhà thầu từ Ấn Độ thường hay không đảm bảo về thời gian giao hàng và đặc biệt về chất lượng thuốc hậu quả là các lô thuốc phải chờ đợi để được đổi lại, trong quá trình đó đã phải chi phí thêm nhiều khoản.

    Để có những sự việc như vậy thì phải xem xét lại công tác đấu thầu từ việc tìm hiểu thông tin về nhà thầu cho đến việc ký kết hợp đồng, kiên quyết loại ra những nhà thầu từng không đảm bảo cho các lô hàng. Để giải quyết vấn đề này cần minh bạch, công khai hóa các thông tin cho các tuyến, các thông tin cơ bản như trung tâm này được hỗ trợ những trang thiết bị nào, số lượng chủng loại bao nhiêu, trạm này được hỗ trợ những thiết bị gì. Hầu hết các địa phương được hỗ trợ là địa phương nghèo, trình độ nhân viên y tế còn hạn chế, họ thậm chí còn không biết sử dụng máy móc thế nào chứ chưa nói đến việc sữa chữa nếu có hỏng hóc gì, do đó phải có hướng dẫn cụ thể về các vấn đề này.

    Việc đẩy nhanh tiến độ Dự án cũng như hiệu quả của Dự án còn phụ thuộc nhiều vào các quy định từ phía Chính phủ, ví dụ việc xác nhận và chuyên gia nước ngoài tham gia Dự án phải do Bộ Kế hoạch và Đầu tư hiện, việc này là không hợp lý và hình thức, vì vậy, nếu có thể giao cho chính Người đứng đầu Cơ quan thực hiện dự án, vì họ là người trực tiếp ký Hợp đồng tư vấn hoặc được thông báo về nội dung Hợp đồng.