MỤC LỤC
- Chất lượng tín dụng, khả năng kiểm soát rủi ro tín dụng: tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng nợ, tỷ lệ nợ có tài sản đảm bảo..nội dung này thể hiện khả năng thu hồi vốn, khả năng luân chuyển nguồn vốn để duy trì năng lực cho vay với khách hàng cũ và mở rộng cho vay đối với khách hàng mới. - Số lượng dịch vụ cung cấp: Kinh tế càng phát triển tính đa dạng của nhu cầu về loại hình dịch vụ ngân hàng càng cao, việc tạo được nhiều sản phẩm dịch vụ đáp ứng mức độ phát triển của nhu cầu sẽ tạo ra khả năng thu hút khách hàng và tăng thu nhập cho ngân hàng.
Hoạt động dịch vụ mang lại thu nhập lớn, đồng thời có độ rủi ro và chi phí thấp do đó phạm vi và mức độ cạnh tranh ngày càng lớn, việc mở rộng và phát triển các sản phẩm dịch vụ ngày càng được các NHTM quan tâm. Cán bộ, nhân viên ngân hàng là những người trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng, cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng, thực hiện chiến lược, định hướng của ban lãnh đạo ngân hàng.
Vì vậy năng lực của đội ngũ cán bộ, nhân viên còn được phản ánh ở khả năng ứng phó xử lý các tình huống nhanh, đạo đức và thái độ phục vụ, tác phong chuyên nghiệp, mức độ thành thạo nghiệp vụ. * Tính liên kết và độc đáo của công nghệ: Do đặc tính phải đổi mới, chi phí đổi mới rất cao và ảnh hưởng của công nghệ rất lớn đến hoạt động kinh doanh nên không NHTM nào có thể ngay lập tức thay thế toàn bộ công nghệ cũ bằng công nghệ mới.
Mặt khác hệ thống pháp luật mặt khác tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng giữa các NHTM bằng cách tạo khung pháp lý để phát triển môi trường cạnh tranh, đảm bảo lợi ích chính đáng và hợp pháp của các ngân hàng, ngăn chặn và xử phạt hoạt động cạnh tranh không lành mạnh..Những điều này tạo ra cơ hội hay thách thức cho các ngân hàng làm gia tăng hay kìm hãm khả năng cạnh tranh, trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả cạnh tranh của ngân hàng. - Yếu tố văn hóa, xã hội: Các yếu tố thuộc môi trường xã hội tác động tới năng lực cạnh tranh của NHTM là: lòng tin của dân chúng với các ngân hàng, thói quen tiêu dùng, tiết kiệm của người dân; trình độ dân trí, khả năng hiểu biết các dịch vụ ngân hàng, mức thu nhập của người dân, các quan điểm và tinh thần kinh doanh, đạo đức nghề nghiệp…Những đặc điểm đó tác động đến ngân hàng ở hai mặt là cầu và cung đối với các sản phẩm dịch vụ ngân hàng và chất lượng nguồn nhân lực.
Để chiến thắng đối thủ, NHTM phải thường xuyên đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng nhân lực, quản trị, chính sách đãi ngộ…để tạo dựng năng lực cạnh tranh thực sự, đồng thời cân nhắc các chiến lược kinh doanh trên cơ sở so sánh với các đối thủ. - Đối thủ tiềm ẩn: Các ngân hàng mới hoặc sẽ gia nhập thị trường thường có những lợi thế quan trọng là có thể tham khảo kinh nghiệm từ những ngân hàng đang hoạt động; có những thống kê đầy đủ và dự báo về thị trường; có động cơ và ước vọng giành được thị phần.
Phân tích các nhân tố theo mô hình năm lực lượng cạnh tranh sẽ giúp ngân hàng xác định được điểm mạnh, điểm yếu của mình trong mối tương quan với ngành để xây dựng chiến lược cạnh tranh hiệu quả. Việc áp dụng phương pháp SWOT để đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng, cũng như giúp cho nhà quản lý ngân hàng xây dựng chiến lược cạnh tranh hiệu quả, đòi hỏi chất lượng hoạt động phân tích, đánh giá các năng lực hoạt động kinh doanh, năng lực tài chính, công nghệ.
Để thực hiện mục tiêu trên, hơn 15 năm qua Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam luôn nỗ lực nâng cao hiệu quả các hoạt động do đó quy mô, năng lực cạnh tranh, uy tín của ngân hàng không ngừng được nâng cao liên tục khẳng định được vị trí là một trong những NHTMCP hàng đầu ở Việt Nam. (Nguồn: Báo cáo thường niên của Techcombank các năm 2004 – 2008) Hoạt động kinh doanh của ngân hàng liên tục có hiệu quả thể hiện ở các chỉ tiêu về kết quả như tổng doanh thu, tổng tài sản, vốn tự có, lợi nhuận, ROA và ROE đều tăng trưởng qua các năm.
Trên nền tảng công nghệ phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ Compass Plus, trung tâm thẻ đã cung cấp cho khách hàng các sản phẩm thẻ hiện đại, đa tính năng, như: Thẻ F@st Access-i đáp ứng nhu cầu về mặt thời gian, thủ tục, thẻ F@st Access đáp ứng nhu cầu về công cụ quản lý tài chính hiệu quả và hiện đại, thẻ thanh toán trên phạm vi quốc tế Techcombank Visa, thẻ thanh toán qua tin nhắn điện thoại di động F@stMobiPay. Với phương châm “ Kiểm soát chặt chẽ mọi rủi ro, nâng cao chất lượng hoạt động ngân hàng, phát triển nhanh, mạnh, chắc”, bộ phận kiểm toán nội bộ, phòng quản trị và kiểm soát nội bộ cùng với các bộ phận, nhân viên đặt tại chi nhánh, vùng của ngân hàng thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của từng bộ phận nghiệp vụ, phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp kiểm soát rủi ro trong từng nghiệp vụ, giúp Ban điều hành kịp thời đưa ra các biện pháp chấn chỉnh, khắc phục.
Trên nền tảng công nghệ hiện đại Techcombank là một trong những ngân hàng tiên phong trong việc áp dụng những kỹ thuật tiên tiến và cung ứng cho thị trường những sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, nhiều tiện ích như việc triển khai Internet banking toàn diện với việc cho phép chuyển tiền có giải thích nội dung qua Internet với số tiền tối đa lên tới 500 triệu đồng/ngày; là ngân hàng Việt Nam đầu tiên kết nối sản phẩm ngân hàng với sản phẩm bảo hiểm. - Thách thức từ phía các sản phẩm thay thế: Thị trường tài chính phát triển kéo theo sự ra đời của hàng loạt công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư và sự phát triển của thị trường chứng khoán đang tạo ra và cung cấp ngày càng nhiều những sản phẩm tài chính thay thế cho các dịch vụ ngân hàng…Đây sẽ là những đối thủ đầy năng lực sẽ thu hút một lượng lớn khách hàng của Techcombank nói riêng, của các NHTM nói chung, do đó Techcombank cần chủ động hơn nữa trong việc phát triển các dịch vụ ngân hàng đa dạng và có chất lượng để thu hút và giữ chân khách hàng.
- Áp lực trong áp dụng các chuẩn mực quốc tế và tuân thủ các đòi hỏi khắt khe từ việc hội nhập như chế độ hạch toán, trích lập dự phòng, quản trị rủi ro, phân loại khoản nợ,…trong khi đó luật pháp nước ta chưa thực sự hoàn thành vai trò hướng dẫn cho các ngân hàng về các vấn đề này. Bắt đầu từ năm 2008, thị trường xuất khẩu bị co hẹp, hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ hàng hoá của các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn, đà tăng trưởng kinh tế giảm, thị trường bất động sản khó có khả năng phục hồi sớm… đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động của các ngân hàng, cụ thể việc huy động, mở rộng tín dụng, chất lượng tín dụng cũng như thu hồi nợ xấu…của các NHTM càng khó khăn.
Tuy nhiên ngân hàng là ngành có mối quan hệ mật thiết với các biến động của nền kinh tế, đây là ngành chịu ảnh hưởng đầu tiên khi nền kinh tế gặp khó khăn nhưng cũng là ngành hồi phục trước tiên để tạo tiền đề điều kiện cho nền kinh tế phục hồi và đi vào ổn định. - Phát triển khả năng liên kết và cung ứng các sản phẩm dịch vụ hiện đại trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước, thực hiện hiệu quả chiến lược ngân hàng bán lẻ, khẳng định và phát huy vai trò, vị thế của một trong những NHTMCP hàng đầu Việt Nam.
Trước hết ngân hàng cần tổ chức thu thập thông tin trung thực, chính xác, cập nhật bằng các hình thức khai thác trên các trang web, tạp chí chính thống, mua thông tin, và đặc biệt là thông tin lưu giữ trong quá trình cấp tín dụng trước đó…Sau đó xây dựng hệ thống thông tin đối với từng ngành nghề, theo các hạng mục: Cung, cầu của thị trường; Giá cả và các yếu tố ảnh hưởng đến giá, tính mùa vụ của các yếu tố đầu vào, đầu ra, mức độ rào cản khi tham gia thị trường, …Các hệ thống này sẽ giúp ngân hàng có chiến lược kinh doanh hiệu quả, giảm thiểu được rủi ro, đảm bảo tính chuyên nghiệp và giảm thiểu thời gian cung cấp dịch vụ cho khách hàng, tăng cường năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay, đầu tư của ngân hàng về lâu dài. Hiện tại Techcombank chủ yếu sử dụng các phần mềm ngân hàng được mua từ nước ngoài nên so với trình độ phát triển của đội ngũ lao động trong lĩnh vực công nghệ thông tin ở nước ta các phần mềm này còn rất mới mẻ, do đó công tác phát triển đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin là điều cần thiết, trung tâm công nghệ của ngân hàng cần có chiến lược tuyển dụng, và đào tạo những cán bộ công nghệ có năng lực thực sự để tiếp thu và vận hành thành công các phần mềm công nghệ hiện đại này, đồng thời có khả năng sáng tạo để cải tiến phát huy các phần mềm này phù hợp với thực tế và những biến đổi mới về các nhu cầu quản trị, quản lý, kiểm soát của ban lãnh đạo và nhu cầu sản phẩm dịch vụ từ phía khách hàng.
Bao gồm các quy định về vốn điều lệ, về phương pháp phân loại rủi ro tín dụng theo chuẩn quốc tế, về trình độ của đội ngũ quản lý của NHTM, về chế độ báo cáo tài chính, về quy chế thanh tra, giám sát thị trường tài chính, về bảo toàn tiền gửi, đảm bảo tiền vay và các quy định can thiệp khẩn cấp khác…đảm bảo hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, phù hợp với các cam kết hội nhập, qua đó tạo môi trường thuận lợi để các ngân hàng phát huy khả năng cạnh tranh. Do đó thời gian tới cần khắc phục các tồn tại này bằng cách nghiên cứu áp dụng các chỉ tiêu, cách thức thực hiện việc thanh tra, giám sát theo thông lệ quốc tế, thiết lập một bộ phận thanh tra, kiểm soát có hiệu lực, thành lập cơ quan giám sát, phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế và ngành ngân hàng, tăng cường các công cụ và phương pháp giám sát ngân hàng hiệu quả.