Dịch vụ ngân hàng điện tử qua SMSBanking tại Ngân hàng TMCP An Bình

MỤC LỤC

Tầm nhìn chiến lược, phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới

Tầm nhìn chiến lược

ABBANK đang hướng Tài chính – Ngân hàng, hoạt động chuyên nghiệp theo những thông lệ quốc tế tốt nhất với năng lực hiện đại, đủ năng lực cạnh tranh với các ngân hàng trong nước và quốc tế hoạt động tại Việt Nam.

Chiến lược thực hiện trong năm 2008, 2009

- Hoàn thiện thể chế và mô hình tổ chức, khai thác tối đa tính hiệu quả và chuyên nghiệp từ mô hình quản lý tập trung theo ngành dọc về khối kinh doanh dịch vụ và các trung tâm hỗ trợ (Marketing, nhân sự, công nghệ thông tin, kế toán, phát triển mạng lưới theo khu vực địa bàn). - Trong năm 2009, ABBANK đặt mục tiêu lợi nhuận đạt ít nhất 400 tỉ đồng, thực hiện kế hoạch mở rộng mạng lưới trên toàn quốc, đưa ra những sản phẩm có tính cạnh tranh cao.

Tình hình ứng dụng tin học hỗ trợ hoạt động quản lý và nghiệp vụ tại ngân hàng TMCP An Bình

Giới thiệu về trung tâm công nghệ thông tin Ngân Hàng TMCP An Bình

- Truyền thông, quảng bá hình ảnh, thương hiệu ABBANK để tăng độ nhận biết và khẳng định thương hiệu ABBANK. Cơ chế quản lý, điều hành, báo cáo và sơ đồ tổ chức trung tâm công.

Giám đốc CNTT

  • Giải pháp phần mềm ngân hàng TMCP An Bình đang sử dụng

    + Ứng dụng Core banking, phần mềm máy tính được xây dựng để tiến hành các hoạt động như ghi nhận lại các giao dịch, quản lý sổ sách kế toán, tính toán lãi suất tiền vay, tiền gửi, theo dừi hồ sơ và biến động số dư của từng khỏch hàng, hỗ trợ hoạt động kinh doanh tiền tệ, đầu tư, thanh toán giữa các ngân hàng trong nước và quốc tế… Phần mềm Core banking được triển khai tới mọi chi nhánh của ngân hàng và kết nối trực tuyến với trung tâm thông qua các kênh thanh toán khác nhau như đường dây điện thoại, vệ tinh, internet, mobile, ATM… giúp cho khách hàng giao dịch tại mọi chi nhánh của ngân hàng. Sau khi được sự hướng dẫn của các cán bộ tại Trung tâm CNTT Ngân Hàng An Bình, thầy giáo Nguyễn Anh Phương, thầy giáo Cao Đình Thi kết hợp quá trình nghiên cứu tài liệu và tìm hiểu tại ngân hàng, để có thêm những kiến thức và hiểu các dịch vụ ngân hàng điện tử em chọn đề tài thực tập là: “Phân tích hệ thống dịch vụ ngân hàng điện tử thông qua kênh giao tiếp SMSBanking tại ngân hàng TMCP An Bình”.

    Dịch vụ NHĐT qua kênh giao tiếp smsbanking

    Sơ đồ luồng dữ liệu của hệ thống

    Ở giữa là hệ thống dịch vụ, xung quanh là các nguồn hoặc đích đến của thông tin như khách.

    Dịch vụ sms banking

    • Báo cáo chi tiết tin

      Chức năng quản lý thông tin khách hàng : Hệ thống nhận thông tin được cung cấp từ phía khách hàng và thực hiện theo các yêu cầu của khách hàng, sau khi thực hiện xong hệ thống lưu thông tin khách hàng vào CSDL và trả về kết quả đã thực hiện cho khách hàng và cho bản quản trị nếu được yêu cầu thông tin. Đây là bước tiếp nhận thông tin từ phía khách hàng, yêu cầu khách hàng cung cấp cho các thông tin cần thiết như: Họ tên khách hàng, ngày sinh, địa chỉ, số điện thoại, số fax, nghề nghiệp, nơi làm việc, giới tính, loại khách hàng và mã chi nhánh…Các thông tin có thể là thông tin bắt buộc hoặc thông tin không bắt buộc đối với khách hàng hoặc thông tin thay đổi tài khoản, hoặc một số thông tin của khách hàng. Một chức năng nữa đó là hỗ trợ tìm kiếm nhanh: Khi cần thông tin đầy đủ và kịp thời tất cả các thông tin liên quan tới khách hàng, chỉ cần nhập một thông tin xác định duy nhất cho khách hàng đó, kết quả là các thông tin về tài khoản khách hàng, hợp đồng đăng ký sử dụng dịch vụ nếu khách hàng đã đăng ký thực hiện dịch vụ.

      Khách hàng có thể cung cấp đầy đủ các thông tin phục vụ cho quá trình tạo mới hợp đồng như:Mã khách hàng, mã loại hình dịch vụ, số thẻ, số điện thoại, ngày đóng hợp đồng… Ngoài ra còn các thông tin yêu cầu thực hiện giao dịch hợp đồng đối với khách hàng đã mở hợp đồng tại ngân hàng. + Sau khi thu thập được thông tin về hợp đồng sử dụng dịch vụ, thực hiện chức năng đối với các giao dịch liên quan tới hợp đồng như: Tạo mới hợp đồng, xem thông tin hợp đồng, tạo pin cho hợp đồng, khoá hợp đồng, tất toán hợp đồng, kích hoạt lại hợp đồng, gia hạn hợp đồng, sửa đổi số tài khoản hoặc số điện thoại của hợp đồng. + Khai báo số điện thoại, tài khoản sử dụng hợp đồng: Do hợp đồng sử dụng dịch vụ sms nhắn tin qua hệ thống điện thoại di động nên việc khai báo số điện thoại và số tài khoản gắn liền với số hợp đồng là điều rất cần thiết, để xác định được số hợp đồng từ tin nhắn gửi tới và xác định tài khoản của hợp đồng đó.

      + Chức năng thông báo thay đổi số dư tài khoản: Chức năng này thực hiện khi có tác động làm thay đổi cơ sở dữ liệu như thay đổi số dư tài khoản của ngân hàng, tin nhắn đổ lương vào tài khoản của khách hàng và thực hiện việc cấp nhật thông tin về thay đổi số dư, soạn tin nhắn gửi tới cho khách hàng biết được biến động về tài khoản của mình.

      Sơ đồ 3.12: Sơ đồ phân rã mức 1 quản lý thông tin khách hàng
      Sơ đồ 3.12: Sơ đồ phân rã mức 1 quản lý thông tin khách hàng

      Tên thực thể Diễn giải

      Tbl1: ContractPhone

      Mối quan hệ n-n của các thực thể được giải quyết bằng cách thêm các thực thể ContractAcct, GroupTLTX, GroupRight, DayLog, HisLog.

      Tbl3: Type

      Một số giao diện của hệ thống Icms phục vụ cho việc triển khai dịch vụ smsbanking

        Để sử dụng dịch vụ smsbanking, khách hàng cần đăng ký thông tin khách hàng và hợp đồng khách hàng khách hàng yêu cầu sử dụng dịch vụ. - Quản lý khách hàng: Thực hiện thêm, xem, sửa và tìm kiếm thông tin KH. Quá trình duyệt giao dịch của hệ thống: Sau khi thực hiện giao dịch theo yêu cầu của khách hàng, khi lưu thông tin ở giao dịch thì mới lưu thông tin về hợp đồng đăng ký sử dụng dịch vụ.

        Để xác nhận khách hàng đã đăng ký thành công dịch vụ smsbanking, cần thực hiện bước duyệt giao dịch. Đồng thời khi thực hiện duyệt, để chắc chắn rằng khách hàng có thể sử dụng dịch vụ sms của ngân hàng ngay, hệ thống thực hiện duyệt đồng thời trả về tin nhắn thông báo kết quả cho khách hàng là đã thực hiện thành công. Đây cũng chính là chức năng mà em tham gia đóng góp xây dựng hệ thống Icms trpng quá trình xây dựng dịch vụ SMSbanking cho ngân hàng.

        Hình 3.6: Form quản lý hợp đồng.
        Hình 3.6: Form quản lý hợp đồng.

        Một số phương án - giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử qua kênh giao tiếp sms banking của ngân hàng TMCP

          Ngân hàng đã thực hiện thành công bước đầu của hệ thống dịch vụ, đang dần hoàn thiện bước 2 và trong thời gian tới ngân hàng sẽ sớm triển khai các dịch vụ mới phù hợp với tình tình thực tế và nhu cầu của khách hàng để hoàn thành các giai đoạn của hệ thống. - Một số hình thức thanh toán bằng ngoại tệ phải có chứng từ, hoá đơn kèm theo để chứng minh các khoản thanh toán theo quy định quản lý ngoại hối của ngân hàng nhà nước nên khách hàng vẫn phải đến trực tiếp ra ngân hàng giao dịch khi thanh toán các loại lệnh trên. Cho đến nay các dịch vụ truyền thống của ngân hàng như: Tín dụng (cho vay ngắn hạn, dài hạn, đầu tư dự án), huy động tiết kiệm (lãi suất ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, lãi suất bậc thang,.), tài trợ thương mại (thanh toán L/C, phát hành bảo lãnh, nhờ thu), phát hành thẻ (thẻ ATM nội địa, thẻ Visa, MasterCard)… đều đã đi vào ổn định trên hệ thống quản lý thẻ (CMS) và hệ thống CoreBanking hiện đại.

          - Đẩy mạnh việc quảng bả sản phẩm: Với đặc thù văn hoá tiêu dùng và thói quen sử dụng tiền mặt như hiện nay, công tác tuyên truyền, quản bá, tiếp thị để người dân biết, làm quen, thấy được lợi ích thực sự và chấp nhận dịch vụ của ngân hàng là rất quan trọng. + Thường xuyên đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, kỹ sư chuyên làm công nghệ thông tin ngân hàng đủ năng lực thực hiện chuyển giao công nghệ hiện đại và làm chủ được khoa học kỹ thuật, đủ khả năng, trình độ thiết kế sản xuất những gói phầm mềm chuyên dụng cho hoạt động ngân hàng. + Ưu tiên đầu tư vốn cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin , chủ động tìm nguồn vốn phát triển công nghệ cho ngân hàng mình, liên kết, hợp tác với ngân hàng có trình độ công nghệ cao hơn; tiếp nhận và triển khai có hiệu quả các dự án công nghệ thông tin từ các nguồn tài trợ trong nước và quốc tế.

          + Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, tiện ích của ngân hàng: Để đưa các sản phẩm ngày càng phổ biến vào đời sống người dân, ngân hàng cần hoàn thiện các sản phẩm, dịch vụ truyền thống quen thuộc, sẵn có để duy trì lượng khách hàng hiện tại, thu hút các khách hàng mới, khách hàng tiềm năng, từ đó tiến tới việc giới thiệu, quảng bá các sản phấm mới.